Friday, December 27, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaĐiểm yếu chí tử của ông Tập

Điểm yếu chí tử của ông Tập

Khi ông Tập Cận Bình giành được nhiệm kỳ thứ ba chưa từng có tiền lệ với tư cách là lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 20 vào tháng 10/2022, công chúng hẳn đã rất ngạc nhiên khi thấy rằng Ban Thường vụ Bộ Chính trị khóa mới tập hợp toàn những thân tín của ông Tập.

Nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) vẫy tay với ông Lý Cường, thành viên của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị mới của Đảng Cộng sản Trung Quốc, cơ quan ra quyết định hàng đầu của nước này, trong cuộc gặp với giới truyền thông tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh, Trung Quốc, hôm 23/10/2022.

Có vẻ như ông Tập đang nắm chắc quyền lực trong tay và không một ai có thể thách thức được thứ quyền lực đó. Hơn nữa, ông có thể cách chức hoặc thăng chức cho bất cứ ai mà ông muốn, trong khi hoàn toàn coi thường các quy ước của ĐCSTQ. Ông Tập đã trở thành một nhà độc tài quyền lực hệt như Mao Trạch Đông.

Tuy nhiên, ông Tập Cận Bình đã có những thỏa hiệp đáng kể về ba vấn đề chính.

Thứ nhất, ông đột ngột chấm dứt chính sách Zero Covid.

Thứ hai, ông xóa sổ gần như toàn bộ các chính sách kinh tế quan trọng của mình.

Thứ ba, ông đã đảo ngược chính sách khoa học và công nghệ của đất nước tỷ dân.

Trong lịch sử của ĐCSTQ, thỏa hiệp luôn đồng nghĩa với việc quyền lực bị suy yếu.

Ngay cả một người cứng rắn như Mao – người từng phải thỏa hiệp khi thừa nhận các chính sách kinh tế thất bại của mình sau Nạn đói lớn 1959 – 1961 – cũng phải chuyển giao quyền điều hành nhà nước cho ông Lưu Thiếu Kỳ.

Ông Hoa Quốc Phong – người kế nhiệm Mao – vào năm 1980 đã từ chức lãnh đạo ĐCSTQ sau khi thừa nhận mình mắc phải một sai lầm chính trị.

Ông Hồ Diệu Bang cũng từ chức Chủ tịch ĐCSTQ vào năm 1986 sau khi thừa nhận rằng, ông đã thực hiện các chính sách kém hiệu quả trong việc chống lại “sự tự do hóa tư sản”.

Vậy thì tại sao ông Tập lại đưa ra những thỏa hiệp như vậy, và hệ quả của nó là gì?

Vào ngày 4/1, tờ The Wall Street Journal đã đăng một bài báo của hai tác giả Lingling Wei và Jonathan Cheng, trích dẫn những chia sẻ của người trong cuộc giải thích về lý do tại sao ông Tập lại chấm dứt cái gọi là chính sách Zero Covid. Họ đưa ra hai lý do: một là nền kinh tế Trung Quốc đang trên bờ vực sụp đổ, hai là phong trào Giấy trắng.

Theo tờ South China Morning Post, ông Tập đã nói với Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Charles Michel rằng, hầu hết những người biểu tình phản đối chính sách Zero Covid là sinh viên. Bởi vì họ cảm thấy vô cùng thất vọng trước các chính sách phòng chống dịch hà khắc mà chính quyền Bắc Kinh đã áp đặt từ ba năm trước.

Vào tháng 11/2022, các cuộc biểu tình hiếm hoi trong quần chúng đã nổ ra sau một vụ hỏa hoạn cướp đi sinh mạng của ít nhất 10 cư dân ở Urumqi (Ô Lỗ Mộc Tề), thuộc khu vực Tân Cương của Trung Quốc. Tòa chung cư đã bị hỏa hoạn trong nhiều giờ, nhưng lực lượng phản ứng địa phương không thể tiếp cận đám cháy do chính sách phong tỏa đại dịch Zero Covid-19.

Trong các cuộc biểu tình, người dân đã kêu gọi Tập Cận Bình “từ chức” và yêu cầu ĐCSTQ “hạ đài”.

Quyết định dỡ bỏ các hạn chế phòng dịch Zero Covid của ông Tập Cận Bình cho thấy ông không hề quyền lực giống như vẻ bề ngoài. Ngược lại, ông Đặng Tiểu Bình đã thẳng tay sử dụng vũ lực để đàn áp sinh viên biểu tình ở Quảng trường Thiên An Môn vào năm 1989.

Hệ quả là: Một khi ĐCSTQ thỏa hiệp, người dân sẽ nhận ra rằng, áp lực của công chúng đã phát huy tác dụng. Kể từ đó họ dám đứng lên đấu tranh để giành quyền lợi của mình trong nhiều vấn đề hơn nữa.

Một người trong vòng thân cận của ông Tập cũng nhận thức rõ được điểm này. Ngay sau khi ông Tập lên nắm quyền, đồng minh thân tín của ông, ông Vương Kỳ Sơn, đã giới thiệu một cuốn sách có tựa đề “The Old Regime and the Revolution” (tạm dịch: Chế độ cũ và Cách mạng) cho các cán bộ ĐCSTQ.

Cuốn sách do tác giả Alexis de Tocqueville viết có một câu đáng suy ngẫm như sau: “Cuộc cách mạng được thiết kế để xóa bỏ tàn tích của các thể chế thời Trung Cổ: tuy nhiên nó không nổ ra ở những quốc gia – nơi mà các thể chế còn vẹn nguyên sức sống và áp bức trên thực tế. Ngược lại, nó diễn ra tại một đất nước mà [người dân] hầu như không cảm nhận được điều gì cả. Từ đó có thể thấy rằng, ách [thống trị] nặng nề nhất ở những nơi mà trên thực tế [được cho] là nhẹ nhàng nhất”.

Nói cách khác, ĐCSTQ đã tiến hành các cuộc đàn áp người dân trong quá khứ, ngay cả khi ĐCSTQ có thể giải quyết vấn đề bằng cách trừng phạt một số quan chức cấp thấp hoặc bồi thường cho người dân một chút. Thay vào đó, ĐCSTQ sẽ sử dụng hàng trăm cảnh sát có vũ trang và chi rất nhiều tiền để đàn áp dân chúng, điều mà khiến nhiều người không thể hiểu được.

Logic đằng sau điều này rất đơn giản. ĐCSTQ tin rằng nếu người dân của họ liên tục bị đàn áp, họ sẽ mất niềm tin vào công lý. Sự tuyệt vọng sẽ khiến cho tinh thần phản kháng của họ bị tê liệt, và cuối cùng họ sẽ từ bỏ đấu tranh. Đây là mục tiêu thực sự của ĐCSTQ.

Tuy nhiên, ngay cả một sự thỏa hiệp nhỏ nhất cũng tương đương với việc khuyến khích người dân chống lại sự cai trị của ĐCSTQ. Tôi tin rằng các cuộc biểu tình sẽ trở nên phổ biến hơn – lấy cảm hứng từ phong trào Giấy Trắng. Khi những cuộc biểu tình như vậy trở nên phổ biến, ông Tập Cận Bình sẽ không thể tiến hành các cuộc đàn áp nữa.

Bởi vì ĐCSTQ là một chính phủ độc tài và kiểm soát tập trung, cho nên giải pháp tốt nhất của họ là giải quyết từng sự việc tại mỗi một thời điểm. Ví dụ, ĐCSTQ đã nhanh chóng dập tắt các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ do sinh viên lãnh đạo năm 1989 bởi vì chúng hầu như chỉ diễn ra ở một địa điểm, chủ yếu là tại Quảng trường Thiên An Môn.

Như một hệ quả tất yếu, trong tương lai, người dân Trung Quốc sẽ không còn e sợ ĐCSTQ nữa. Đây là điều mà ĐCSTQ lo sợ nhất! Đây cũng chính là điểm yếu chí mạng và là “Gót chân Achilles của ông Tập Cận Bình”.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới