Tuesday, November 26, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiTại sao Triều Tiên bị cấm vận vẫn có tiền chế tạo...

Tại sao Triều Tiên bị cấm vận vẫn có tiền chế tạo vũ khí hạt nhân

Triều Tiên lấy tiền ở đâu để phát triển và duy trì kho vũ khí hạt nhân? Khi mà kinh tế thì bị cấm vận để mọi mặt, viện trợ thì chủ yếu là lương thực còn hàng hóa và nhiên liệu thì Triều Tiên đã xoay sở ra sao để có tiền phát triển vũ khí?

Phát triển đã khó, duy trì còn khó hơn

Trước khi tìm hiểu về cách Triều Tiên kiếm tiền, hãy cùng tìm hiểu xem vũ khí hạt nhân đắt như thế nào? Đây cũng là một trong những lý do mà rất ít quốc gia có thể sở hữu được loại vũ khí này. Theo ước tính của Hoa Kỳ, chi phí để lắp đặt và triển khai một đầu đạn hạt nhân, lên bệ phóng tên lửa là 85 triệu USD, sử dụng trên tàu ngầm là 200 triệu USD, nhưng hai thứ trên chưa là gì đối với Bom B-61 và B-85 khi lắp đặt trên máy bay lên tới 270 triệu USD, chưa kể chi phí để kéo dài tuổi thọ hơn 10 năm của một vũ khí hạt nhân rơi vào khoảng 20 tới 80 triệu USD.

Kể từ năm 1946 đến năm 1996, Hoa Kỳ đã chi tổng cộng hơn 5.000 tỷ USD, để phát triển và duy trì kho vũ khí hạt nhân của mình, một con số quá khủng khiếp. Hiện tại mỗi năm Hoa Kỳ phải bỏ ra hơn 37 tỷ USD để duy trì kho vũ khí hạt nhân. Sau Hoa Kỳ là Trung Quốc, ước tính mỗi năm ông láng giềng xấu bụng của Việt Nam cũng phải chi tới 10,1 tỷ USD để duy trì kho vũ khí hạt nhân. Đuổi sát nút là Nga, ước tính trong mỗi phút nước Nga phải chi ra 15.000 USD/phút tương đương với 8 tỷ USD mỗi năm, để duy trì kho vũ khí hạt nhân của mình.

Tổng cộng có 6 Quốc gia nữa đang sở hữu và duy trì gom vụ khí hạt nhân. Riêng Triều Tiên, ước tính mỗi năm phải bỏ ra một khoản tiền từ vài trăm triệu đến vài tỷ USD, để duy trì kho vũ khí hạt nhân của mình. Những con số nêu trên chưa bao gồm chi phí để phát triển duy trì các phương tiện triển khai như: tên lửa, tàu ngầm, máy bay…. Nếu cộng thêm cả con số này thì cực kỳ khổng lồ. Sự duy trì, lắp đặt và triển khai vũ khí hạt nhân là cả một vấn đề lớn về công nghệ lẫn tiền bạc.

Công ty ma cấp Trung ương

Nếu các bạn là fan của những bộ phim về tội phạm, chắc hẳn sẽ không còn lạ lẫm gì cụm từ “Công ty ma”, thế nhưng tất cả những gì mà điện ảnh đem tới cho các bạn chẳng là gì, nếu so sánh với văn phòng 39 của Triều Tiên. Bởi vì, cơ quan này nhận được sự bảo kê từ lãnh đạo cao cấp nhất của Triều Tiên, kiểu “đường ta đi có quý nhân phù trợ, việc ta làm có nhà nước bảo kê”.

Cơ quan này ra đời như thế nào và hoạt động ra sao và quan trọng thế nào với Triều Tiên?

Văn phòng 39 nó được thành lập từ những năm 1970 thế kỷ 20, bởi cố Chủ tịch Triều Tiên Kim Nhật Thành, với tư cách là một quỹ dự phòng. Cơ quan này hoạt động một cách bí mật, thần không biết quỷ chẳng hay, từ ngày đó tới tận bây giờ.

Mọi thứ chỉ được tiết lộ khi Ri Jong-ho, một cựu quan chức của chính phủ Triều Tiên, người đã làm việc hơn 30 năm trong văn phòng 39 đào tẩu năm 2014 tiết lộ. Mặc dù sự cô lập của Quốc tế đối với Bắc Triều Tiên khiến cho việc kiểm chứng thông tin trở nên khó khăn, nhiều nguồn tin cho rằng Phòng 39 đóng một vai trò rất quan trọng, trong việc chuyển giao và kế nhiệm quyền lãnh đạo của Kim Jong Un. Bằng cách giúp ông ta mua sự trợ giúp mang tính chính trị từ các quan chức kỷ cựu có thế lực và cùng với đó là tài trợ chi phí cho các chương trình tên lửa đạn đạo và hạt nhân đắt đỏ của nước này. Người ta tin rằng Phòng 39 có trụ sở được đặt ngay tại tòa nhà của Đảng Lao Động ở thủ đô Bình Nhưỡng, cách không xa dinh thự của nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên.

Phòng 39 có nhiệm vụ quản lý hoạt động thu nhập ngoại tệ từ nước ngoài thông qua hệ thống khách sạn tại Bình Nhưỡng, khai thác vàng và kẽm, xuất khẩu nông sản và hải sản. Phòng 39 được cho là đã và đang điều hành các mạng lưới công ty bình phong, có thói quen đổi tên liên tục như: Zokwang Trading và Ngân hàng. Một phần lớn trong 500 triệu USD giá trị xuất khẩu dệt may của Bắc Triều Tiên mỗi năm được gắn mác “Made in China”.

Ngoài ra, tiền lương của khoảng 50.000 nhân công Bắc Triều Tiên làm việc ở nước ngoài, cũng được cho là đóng góp khoảng từ 500 triệu đến 2 tỷ USD mỗi năm cho Phòng 39.

Vào năm 2007, một bản báo cáo của chương trình thiên niên kỷ Liên Hợp Quốc cho rằng, Bắc Triều Tiên kiếm khoảng 500 triệu đến 1 tỷ USD mỗi năm, từ các tổ chức bất hợp pháp. Các hoạt động phạm pháp bởi Phòng 39 bao gồm mua bán USD và thuốc Viagra giả; xuất khẩu các hợp chất gây nghiện chứa N-methylamphetamine; mua dầu lửa từ các đầu mối ở Singapore.

Năm 2009, tờ Washington Post đưa tin, Bắc Triều Tiên đã có âm mưu thực hiện một vụ lừa đảo bảo hiểm quốc tế. Bằng cách cho Tập đoàn Bảo hiểm quốc gia tìm kiếm các hợp đồng tái bảo hiểm với các doanh nghiệp quốc tế, rồi sau đó thực hiện các tuyên bố gian lận. Các hợp đồng đó được quản lý bởi chính quyền Bắc Triều Tiên nên mọi hành vi khiếu nại pháp lý bị coi như vô ích.

Bán vũ khí đi khắp thế giới

Ngoài Văn phòng 39, Triều Tiên đã biết cách kiếm tiền từ những vũ khí do chính mình tạo ra, chủ yếu là súng, đạn và tên lửa. Trong báo cáo mới gửi lên của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, các thanh sát viên độc lập tuyên bố đã tìm thấy bằng chứng về hơn 40 chuyến hàng linh kiện vũ khí bí mật, chuyển từ Triều Tiên đến Trung tâm nghiên cứu khoa học Syria, đơn vị được cho là quản lý chương trình vũ khí hoá học của chính quyền Damascus. Báo cáo còn dẫn thông tin từ một quốc gia dấu tên, trình báo rằng có chứng cứ cho thấy Myanmar tiếp nhận các hệ thống tên lửa đạn đạo cùng nhiều loại khí tài khác như bệ phóng đa nòng và tên lửa đất đối không từ Triều Tiên.

Theo các chuyên gia và giới tình báo Phương Tây, đây chỉ là hai trong số hàng loạt khách hàng vũ khí của Triều Tiên, bất chấp các lệnh cấm vận từ Liên Hợp Quốc. Hồ sơ từ cơ quan Tình báo quốc phòng Mỹ (DIA), cho biết, Triều Tiên nổi lên là một nước xuất khẩu vũ khí và khoảng năm 1980, chủ yếu là xuất khẩu vũ khí đơn giản và rẻ tiền, sang các nước đang phát triển hoặc bất ổn. Trong cuộc chiến tranh Iran – Iraq (1980-1988), 90% lượng vũ khí xuất khẩu của Triều Tiên được đưa sang Iran, những năm đó Bình Nhưỡng phát triển nhanh công nghệ hạt nhân, tên lửa với doanh thu chỉ riêng từ xuất khẩu tên lửa đã đạt 560 triệu USD trong năm 2001. Sau vụ thử hạt nhân đầu tiên của triều tiên vào năm 2006, Liên Hiệp Quốc đã ra nghị quyết cấm nước này xuất khẩu nhiều loại vũ khí và công nghệ. Tuy nhiên Bình Nhưỡng vẫn phát triển mạng lưới buôn bán vũ khí chặt chẽ và tinh vi, trong đó thông qua các sứ quán hoặc bắt tay với cá nhân và các tổ chức nước ngoài để dựng lên các công ty bình phong, làm giả giấy tờ xóa dấu vết nguồn gốc lô hàng.

Tháng 10 năm 2017, một sự kiện chấn động thế giới đã xảy ra theo báo Washington Post, Washington gửi thông báo bí mật tới Cairo cảnh báo về một chiếc tàu bí ẩn đang di chuyển từ kênh đào Suez. Thông báo cho biết, chiếc tàu lớn này có tên là Jie Shun, mặc dù cắm cờ Campuchia, thế nhưng lại khởi hành từ Triều Tiên. Trên tàu cũng có một thủy thủ đoàn Triều Tiên và chở lượng hàng hóa chưa rõ là gì được phủ bằng loại vải bạt chống nước.
Nhận được nguồn tin mật báo, Hải quan Ai Cập đã đón lõng khi tàu hàng này đi vào hải phận của họ. Sau khi ập lên tàu họ phát hiện một lượng lớn gồm: 30.000 súng phóng lựu được che giấu bên dưới những thủng quặng sắt. Vụ việc này sau đó được báo cáo của Liên Hợp Quốc mô tả là vụ thu giữ vũ khí lớn nhất trong lịch sử. Áp đặt các lệnh trừng phạt với Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên. Tuy nhiên, ai là chủ nhân của số vũ khí kỷ lục này, bí mật cuối cùng của tàu Jie Shun. Rốt cuộc cũng phải mất tới vài tháng sau đó mới khám phá và có lẽ cũng làm bất ngờ lớn nhất với tất cả mọi người, bên mua số vũ khí đó lại chính là những người Ai Cập. Điều tra của Liên Hợp Quốc đã phanh phui một kế hoạch, thu xếp tới phức tạp mà trong đó các doanh nhân Ai Cập, một mặt đã bỏ hàng trăm triệu đô để mua tên lửa của Triều Tiên cho quân đội nước họ, mặt khác cũng phải ra sức giấu diếm giao dịch này.

Đội quân hacker khét tiếng

Nhận rõ sự phát triển nhanh chóng của internet, có thể gọi chiến tranh trong xã hội hiện đại là cuộc “Chiến tranh mạng”, Triều Tiên tập trung đào tạo và vận hành các lực lượng An ninh mạng ở cấp quốc gia.

Năm 1986, cố Chủ tịch Kim Jong Il đã thành lập Đại học Chỉ huy quân đội tự động hóa, ngày nay là Đại học Quân sự Kim Il, chuyên đào tạo các chuyên gia máy tính. Theo Sách Trắng Quốc phòng năm 2020 do Bộ quốc phòng Hàn Quốc công bố, Bắc Triều Tiên đã có khoảng 6.800 tin tặc. Ở miền Bắc các tin tặc được đào tạo nghiêm ngặt từ nhỏ, để trở thành các “chiến binh mạng” có khả năng tấn công tốt nhất thế giới. Các tin tặc Bắc Triều Tiên được tuyển chọn và đào tạo từ nhỏ, nhưng lại có cách hoạt động tương tự các nhóm tự phát, nên rất khó để tìm ra thế lực đứng đằng sau chỉ đạo. Tổ chức tin tặc miền Bắc nổi tiếng nhất là Kim Suki đã liên tục tiến hành các cuộc tấn công mạng, nhắm vào các tổ chức và cá nhân ở Hàn Quốc, Nhật Bản và Mỹ để đánh cắp thông tin về chính sách ngoại giao và bí mật an ninh quốc gia.

Trong khi đó một tổ chức khác là Lazarus chủ yếu kiếm ngoại tệ qua các hoạt động mạng bất hợp pháp, như đánh cắp 81 triệu USD từ tài khoản của Ngân hàng Trung ương Bangladesh năm 2016, tấn công Cơ quan giám sát tài chính Ba Lan năm 2017, tấn công Ngân hàng Chile năm 2018.

Tháng 2 năm 2021, Bộ tư pháp nước Mỹ cáo buộc ba tin tặc Bắc Triều Tiên là Park Jin Hyok, Jon Chang Hyok và Kim Il với tội danh đánh cắp hơn 1,3 tỷ USD tiền mặt và tiền điện tử từ các ngân hàng và công ty trên khắp thế giới trong một khoảng thời gian dài, như vụ tấn công mạng công ty Sony Picture năm 2014, trộm 81 triệu USD từ ngân hàng Trung ương Bangladesh năm 2016, vụ tấn công tống tiền bằng mã độc WannaCry năm 2017 và ý định tấn công mạng Tập đoàn quốc phòng Mỹ Lockheed Martin.

Trong báo cáo, do nhóm chuyên gia của Ủy ban cấm vận Bắc Triều Tiên thuộc Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc công bố, miền Bắc được cho là đánh cắp tài sản tiền ảo trị giá khoảng 316,4 triệu USD vào khoảng từ năm 2019 đến tháng 11 năm 2020. Trong bối cảnh các lệnh trừng phạt quốc tế kéo dài do Mỹ dẫn đầu, rất ít khả năng là Bắc Triều Tiên sẽ ngừng các hoạt động mang lại hiệu quả cao như tấn công mạng. Các tin tặc miền Bắc sẽ tạm thời được huy động cho mục đích kinh tế thay vì quân sự, nhưng cũng có thể dễ dàng trở thành các “chiến binh mạng” nếu cần thiết.

Đây là cách Bình Nhưỡng cầm cự trước những khó khăn về kinh tế, trong quá trình phát triển phụ kiện hạt nhân và tham gia vào cuộc chiến căng thẳng với Washington.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới