Sunday, December 22, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiTQ, Nhật Bản đổ lỗi cho nhau về chạy đua vũ trang

TQ, Nhật Bản đổ lỗi cho nhau về chạy đua vũ trang

Việc Trung Quốc gia tăng đầu tư cho quân đội, đặc biệt là phát triển các loại vũ khí hiện đại làm cho các nước ở khu vục Châu Á- Thái Bình Dương lo ngại và cũng bị cuốn hút vào việc đầu tư cho quốc phòng. Đặc biệt là Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan là các quốc gia lo ngại và lên tiếng về nguy cơ bất ổn từ Trung Quốc.

Nguy cơ đối đầu quân sự ngày càng hiện hữu khi các quốc gia châu Á tích cực chạy đua vũ trang.

Trong cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden với Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio vào ngày 13-1, sau khi nghe các Bộ trưởng Mỹ và Nhật bày tỏ quan ngại về việc Trung Quốc liên tục mở rộng và tăng tốc kho vũ khí hạt nhân, Thủ tướng Nhật Bản đã bày tỏ quan ngại về các hoạt động quân sự của Trung Quốc ở biển Hoa Đông và về việc tên lửa đạn đạo của Trung Quốc phóng qua Đài Loan rơi xuống vùng biển gần Nhật Bản vào tháng 8/2022.

Thủ tướng Nhật Bản đã đề nghị Mỹ, châu Âu và Nhật Bản phải đoàn kết chống lại Trung Quốc.

Trước thông tin nêu trên, Trung Quốc cũng cho rằng, chính Nhật Bản mới là nước gây hấn. Sự lo ngại của Trung Quốc dựa trên lý do lịch sử. Họ lo ngại vì những nhóm mang tư tưởng phát xít đã xuất hiện ở Châu Âu, lo ngại Tokyo cũng quay lại chủ nghĩa bành chướng quân sự thời kỳ thế chiến hai, khi đó các lực lượng Nhật Bản kiểm soát những vùng rộng lớn ở Châu Á trong đó có Trung Quốc và Trung Quốc đã phải chịu tổn thất lớn.

Thời kỳ Nhật Bản xâm chiếm Trung Quốc từ năm 1937 đến năm 1945, khoảng 14 triệu người Trung Quốc đã thiệt mạng và hơn 100 triệu người trở thành dân tị nạn.

Bắc Kinh cũng tố cáo, các kế hoạch của Nhật Bản, nhất là việc Nhật Bản mua vũ khí tầm xa như tên lửa Tomahawk của Mỹ, có thể tấn công sâu trong đất liền Trung Quốc, cho thấy Tokyo một lần nữa lại đe doạ hoà bình ở Đông Á. Bắc Kinh cũng tố cáo Mỹ đã công bố kế hoạch triển khai thuỷ quân lục chiến trên các đảo phía Nam của Nhật Bản và tên lửa chống hạm di động đời mới là nhằm giúp Nhật Bản tấn công Trung Quốc.

Còn Nhật Bản cũng tố cáo Trung Quốc đang phát triển lực lượng hải quân và không quân ở các khu vực gần Nhật Bản, củng cố yêu sách chủ quyền đối với nhóm đảo Senkaku (Điếu Ngư) hiện do Nhật Bản quản lý. Cuối năm 2022, Nhật Bản đã tố các tàu của Trung Quốc xuất hiện tới 334 ngày trong năm 2022 ở khu vực xung quanh đảo này. Chỉ trong 4 ngày (22-25/12) các tàu Trung Quốc đã có gần 73 giờ liên tục trong vùng biển quanh đảo Senkaku.

Các nhà quan sát cũng cho rằng, trong cuộc đối đầu với Trung Quốc, Nhật Bản dựa vào sự hậu thuẫn của Mỹ thì Trung Quốc cũng dựa vào tăng cường hợp tác với Nga. Tháng 12-2022, các tàu chiến Nga đã tham gia cùng các tàu chiến, máy bay Trung Quốc trong cuộc tập trận bắn đạn thật ở Biển Hoa Đông.

Tuy nhiên, dù đối đầu căng thẳng nhưng khả năng xảy ra chiến tranh khó có thể xảy ra.

H.B

RELATED ARTICLES

Tin mới