Monday, November 25, 2024
Trang chủBiển nóngSự kiệnChiến tranh biên giới 1979: giải mã thất bại của Bộ chỉ...

Chiến tranh biên giới 1979: giải mã thất bại của Bộ chỉ huy TQ

3 giờ 30 phút ngày 17 tháng 2 năm 1979, quân Trung Quốc sử dụng pháo binh bắn phá một số mục tiêu trong lãnh thổ của Việt Nam, sau đó huy động 600 ngàn quân tấn công toàn tuyến biên giới Việt Nam, Việt Nam buộc phải dùng quyền tự vệ chính đáng đánh trả.

Ngay từ những năm đầu Việt Nam thống nhất đất nước Trung Quốc đã tăng cường các hoạt động quân sự khiêu khích vũ trang xâm lấn đất đai gây tình hình căng thẳng phức tạp trên vùng biên giới phía Bắc. Tháng 5 năm 1978, Trung Quốc vô cớ dựng lên sự kiện nạn Kiều thực chất là dụ dỗ, cưỡng ép gần 20 vạn Hoa kiều đang sống yên ổn ở Việt Nam về nước. Tiếp đó, Trung Quốc trắng trợn vu cáo Việt Nam ngược đãi, khủng bố, xua đổi Hoa kiều, rút chuyên gia, gây ra tình hình hết sức căng thẳng. Cùng lúc đó Trung Quốc tăng cường làm đường cơ động xây dựng căn cứ hệ thống kho, vận chuyển tập kết vật chất, sơ tán người dân về phía sau, đồng thời thực hiện các hoạt động nghi binh “đề ra kế hoạch dạy cho Việt Nam một bài học”, bằng chiến tranh Trung Quốc lừa mị dư luận trong nước và quốc tế rằng chỉ sử dụng lực lượng Bộ đội biên phòng để thực hiện phản kích tự vệ đổ cho Việt Nam gây ra xung đột lấn chiếm đất đai, quấy rối biên cương phía Nam của Trung Quốc…

Ngày mùng 9 tháng 12 năm 1978, Quân khu Quảng Châu và Côn Minh nhận được lệnh triển khai quân đội ở biên giới Việt Nam trước ngày mùng 10 tháng 1 chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh hạn chế về thời gian và không gian với lực lượng áp đảo. Quân đội Trung Quốc làm (PLA) chưa từng đánh một cuộc chiến tranh lớn nào trong gần 30 năm, vì vậy không có sĩ quan nào từ cấp Tiểu đoàn trở xuống có kinh nghiệm chiến đấu. Hơn nữa, cách mạng văn hóa đã làm cho tinh thần quân đội Trung Quốc xuống mức thấp nhất. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc, kể cả Đặng Tiểu Bình đều không biết chắc về khả năng chiến đấu của quân đội Trung Quốc. Trước diễn biến căng thẳng trên vùng biên giới phía Bắc, Việt Nam đã kiên trì chủ trương giải quyết bằng biện pháp hòa bình, đồng thời khẩn trương tăng cường lực lượng đẩy mạnh xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân bảo vệ tổ quốc.

3 giờ 30 phút ngày 17 tháng 2 năm 1979, quân Trung Quốc sử dụng pháo binh bắn phá một số mục tiêu trong lãnh thổ của Việt Nam, sau đó huy động lực lượng hơn 600.000 quân tiến công sang lãnh thổ của Việt Nam, hướng tấn công chủ yếu là Lạng Sơn và Cao Bằng, hướng quan trọng là Lào Cai, Hoàng Liên Sơn, hướng phối hợp là Phong Thổ Lai Châu, hướng thu hút lực lượng ta là Quảng Ninh và Hà Tuyên. Mở đầu cuộc tiến công trên mặt trận Lạng Sơn, Trung Quốc sử dụng các quân đoàn 43, 55 và 54 dự bị, có 160 xe tăng xe bọc thép, 356 cơ giới chia làm nhiều mũi đánh vào Bản Chắt (Đình Lập) Chi Ma, Ba Sơn, Lộc Bình, Tân Thanh, Tân Yên (Văn Lãng) và khu vực thị trấn Đồng Đăng. Trên mặt trận Cao Bằng, Trung Quốc huy động 3 quân đoàn trong đó có một quân đoàn làm lực lượng dự bị, 2 trung đoàn địa phương, bốn trung đoàn độc lập, 225 xe tăng xe bọc thép, hơn ba trăm pháo cơ giới. Trước cuộc tiến công quy mô lớn của Trung Quốc, Chính phủ Việt Nam đã ra tuyên bố nêu rõ; nhà cầm quyền Trung Quốc đã đi ngược lại lợi ích nhân dân, phá hoại nghiêm trọng tình hữu nghị truyền thống giữa nhân dân hai nước và khẳng định quân và dân Việt Nam không còn con đường nào khác là phải dùng quyền tự vệ chính đáng của mình để đánh trả.

Các tướng lĩnh Trung Quốc cho rằng Việt Nam, đang kiệt quệ sau hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, trong khi đó phần lớn quân chủ lực lại đang ở chiến trường K(Campuchia), Trung Quốc có thể nhanh chóng giành chiến thắng và thậm chí chỉ sau 1 tuần là quân Trung Quốc đã ở Hà Nội.

Không có gì ngông cuồng hơn đầu của những kẻ xâm lược. Trong cuộc chiến ngắn ngủi và khốc liệt này, may cho Trung Quốc không quân Việt Nam khi đó rất mạnh, được trang bị bởi nhiều khí tài, máy bay Liên Xô và thu được của Mỹ không xuất trận; Trung Quốc tuyên bố rút quân đúng ngày các sư đoàn chủ lực thiện chiến của Việt Nam từ Campuchia về đến miền Bắc và chuẩn bị tổng phản công.

Một yếu tố không thể bỏ qua lúc đó, Liên Xô ngoài việc tăng quân áp sát biên giới và diễn tập lớn gây áp lực với Trung Quốc, cho máy bay vận tải hạng nặng giúp Việt Nam đưa hàng vạn quân chủ lực ở Campuchia về, đã viện trợ khẩn cấp rất nhiều loại vũ khí và khí tài mới cho lực lượng Phòng không Không quân Việt Nam. Chỉ trong giai đoạn đầu của cuộc xung đột.

Đến tháng 3 năm 1979, Liên Xô đã chuyển thêm đến Việt Nam hơn 100 khẩu pháo phòng không các loại, 400 tổ hợp tên lửa phòng không vác vai, cùng hàng ngàn tên lửa đi kèm, 30 tổ hợp pháo phòng không tự hành ZSU-23- 4 và 50 máy bay tiêm kích MiG 21Bis… Hệ thống phòng không Việt Nam vốn đã cực mạnh lại càng mạnh hơn nữa.

Quân đội nhân dân Việt Nam bẻ gãy nhiều mũi tiến công, trải qua hơn mười ngày chiến đấu lực lượng vũ trang Quân khu 1, Quân khu 2 và nhân dân Sáu tỉnh biên giới phía Bắc, đã anh dũng đánh trả quyết liệt các đợt tiến công của quân Trung Quốc, Việt Nam đã bẻ gãy nhiều mũi tiến công, tiêu diệt nhiều sinh lực và phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh, làm thất bại ý đồ đánh nhanh, chiếm nhanh các mục tiêu theo kế hoạch ban đầu của Trung Quốc.

Ngày mùng 5 tháng 3 năm 1979, Trung Quốc buộc phải tuyên bố rút quân trên tất cả các hướng. Đến ngày 18 tháng 3 năm 1979, về cơ bản Trung Quốc đã rút quân khỏi Việt Nam. Đó thực sự là cuộc chiến thất bại của Trung Quốc.

Những chiến tích tệ hại

Sau cuộc chiến, tuy bề ngoài ra sức khoe khoang chiến tích nhưng thực tế thì ngay giới lãnh đạo Bắc Kinh cũng vô cùng ngán ngẩm với hiệu quả chiến đấu tệ hại của quân chính quy Trung Quốc khi mới chỉ đối đầu với bộ đội địa phương và dân quân Việt Nam. Tại hội nghị Quân Chính nội bộ trong tháng 3 năm 1979, chính Đặng Tiểu Bình đã chỉ trích gay gắt những sai lầm và sự yếu kém của quân đội Trung Quốc.

Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của tổ quốc tính từ ngày 17 tháng 2 đến ngày 18 tháng 3 năm 1979, quân và dân Việt Nam đã gây tổn thất cho 9 Quân đoàn chủ lực, loại bỏ khỏi vòng chiến đấu hàng vạn quân, tiêu diệt và đánh thiệt hại nặng 3 trung đoàn, 18 Tiểu đoàn, bắn cháy và phá hủy 550 xe quân sự trong đó có 280 xe tăng và xe bọc thép, phá hủy 115 khẩu pháo và cối hạng nặng của Trung Quốc thu về nhiều vũ khí và đồ dùng quân sự. Cuộc chiến đấu anh dũng ở khu vực biên giới phía Bắc Việt Nam đã chứng minh một sự thật lịch sử Việt Nam không bao giờ chịu quỳ gối trước bất kỳ một thế lực xâm lược ngoại bang nào.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới