Saturday, November 23, 2024
Trang chủUncategorizedCuộc chiến năng lượng toàn cầu đang vào hồi cao trào

Cuộc chiến năng lượng toàn cầu đang vào hồi cao trào

Khủng hoảng năng lượng toàn cầu đang trong giai đoạn nước rút. Không chỉ điện, mà giá các mặt hàng thiết yếu cũng leo thang, tạo ra thách thức lớn cho nhiều quốc gia.

Cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu đang đến giai đoạn nước rút.

Mùa đông năm nay được cho là giai đoạn khủng hoảng năng lượng ở Châu Âu. Không lâu sau xung đột Nga-Ukraine, nỗi sợ thiếu khí đốt cùng hệ quả của nó đã lan rộng khắp lục địa già. Cuộc khủng hoảng này được so sánh với thời chiến.

Một số ý kiến cho rằng, giá cả tăng đột biến nghĩa là thị trường năng lượng bị đình trệ. Vấn đề không nằm ở giá cả, mà là nguồn cung.

Châu Âu thực sự đã phải chịu đựng rất nhiều trong những tháng lạnh giá: Giá năng lượng tăng đột biến khi giá bán buôn điện và khí đốt tăng gấp 15 lần. Các nước như: Đức, Đan Mạch, Italia đã chi hơn 5% GDP để áp dụng các biện pháp thiết yếu và hạn chế sử dụng điện theo những cách khác nhau. Ở Anh, hóa đơn điện trung bình dự kiến sẽ tăng 80%.

Trước đây, giới chuyên gia đã từng dự báo về viễn cảnh khủng hoảng năng lượng có thể xảy ra tại Châu Âu, song hiện tại mọi thứ chưa đến mức đó. Các sự cố mất điện, tỉ lệ tử vong do thiếu nguồn sưởi ấm là không đáng kể. Các ngành sản xuất công nghiệp vẫn phải chịu một số tác động nhất định nhưng vẫn còn khả năng duy trì.

Dù mức dự trữ khí đốt tự nhiên vẫn ở mức cao trong nhiều tháng và giá khí đốt hiện đã giảm trở lại, nhưng vẫn còn đó những lo ngại về việc liệu còn có thể kiểm soát được tình hình trong mùa đông tới hay không.

Có lẽ điều đáng chú ý nhất là Liên minh Châu Âu không chỉ đang xoay sở để ngăn chặn một cuộc khủng hoảng, mà còn thúc đẩy mạnh mẽ đến “quá trình chuyển đổi xanh”, như một cách giảm áp lực phụ thuộc vào năng lượng hóa thạch.

Vào năm 2022, lần đầu tiên, năng lượng từ gió và mặt trời đã tạo ra nhiều điện hơn ở Châu Âu so với khí đốt và than đá, theo dữ liệu từ tổ chức tư vấn Châu Âu Ember công bố vào tháng 1. Toàn bộ lục địa già đã tạo ra ít năng lượng từ than hơn và công suất trung bình từ các nhà máy than chỉ là 18%. Ember dự báo sắp tới, Châu Âu sẽ cắt giảm 20% sản lượng điện từ nhiên liệu hóa thạch – sẽ là mức giảm kỷ lục trong một năm.

Đã có một quá trình chuyển đổi năng lượng đang được diễn ra tại Châu Âu. Hơn 800 tỉ euro đã được chi để quản lý khủng hoảng và hạn chế tác động của việc tăng giá, đồng thời huy động mạnh mẽ nhập khẩu khí đốt thiên nhiên hoá lỏng (LNG) – phần lớn từ Mỹ. Dù quá trình này còn tồn tại những hạn chế, nhưng sự chuyển đổi năng lượng vẫn mang lại một cú “hạ cánh” khá suôn sẻ cho lục địa già.

Theo một báo cáo được công bố trên tạp chí Nature Energy, cuộc khủng hoảng năng lượng do xung đột Nga-Ukraine có thể đẩy 141 triệu người trên toàn thế giới vào cảnh nghèo đói cùng cực.

Các nhà nghiên cứu từ Hà Lan, Vương quốc Anh, Trung Quốc và Mỹ đã lập mô hình tác động của việc tăng giá năng lượng ở 116 quốc gia, nhận thấy chi tiêu hộ gia đình tăng trung bình lên tới 4,8% do giá than và khí đốt tự nhiên leo thang.

Tại các quốc gia có thu nhập thấp, báo cáo cho biết, các hộ gia đình nghèo đang phải đối mặt với tình trạng thiếu lương thực nghiêm trọng do chi phí năng lượng cao hơn. Các hộ gia đình ở các quốc gia có thu nhập cao hơn cũng cảm thấy tác động của việc tăng giá năng lượng nhưng vẫn có khả năng chống chọi.

Bên cạnh đó, có một số quốc gia dễ bị ảnh hưởng hơn những quốc gia khác. Ví dụ, mức tăng chi phí năng lượng ở Estonia, Ba Lan và Cộng hòa Czech cao hơn mức trung bình toàn cầu, chủ yếu là do các quốc gia này phụ thuộc nhiều hơn vào các ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới