Wednesday, January 8, 2025
Trang chủNhìn ra thế giớiTQ tiếp tục chi các khoản tiền lớn cho an ninh trong...

TQ tiếp tục chi các khoản tiền lớn cho an ninh trong nước

Trong khi Trung Quốc chứng kiến ngân sách quân sự của mình có sự tăng trưởng thấp nhất trong 6 năm qua, trong bối cảnh nền kinh tế chậm lại và những căng thẳng ở Biển Đông, Trung Quốc đã tăng 5,3% chi tiêu [ngân sách] của mình cho an ninh công cộng, đạt tổng cộng 166,8 tỷ Nhân dân tệ (khoảng tỷ 25,6 tỷ USD).

Thông báo này được đưa ra trong một báo cáo với tựa đề “Về việc thực hiện Ngân sách Trung ương và địa phương trong năm 2015 và Dự thảo Ngân sách Trung ương và Địa phương cho năm 2016”, một dự thảo được lập để sớm được xem xét bởi Quốc hội, một cơ quan lập pháp bù nhìn của chế độ Trung Quốc. Năm ngoái, chi tiêu cho an ninh trong nước đứng ở mức 154,1 tỷ Nhân dân tệ (khoảng 23,6 tỷ USD) sau khi tăng 4,3% so với năm trước.

Số tiền này đang được chi cho mạng lưới rộng lớn của các tổ chức, trang thiết bị, nhân viên an ninh của Trung Quốc, bao gồm lực lượng bán quân sự, công an mặc đồng phục và công an chìm, tòa án, nhà tù, và các lực lượng khác.

Trong năm 2013, theo báo cáo công khai, chế độ Trung Quốc đã chi cho an ninh công cộng (769 tỷ Nhân dân tệ) nhiều hơn so với cho Quân đội Giải phóng Nhân dân (740 tỷ Nhân dân tệ). Tuy nhiên, kể từ đó, ngân sách địa phương cho an ninh công cộng đã được giấu kín từ tổng các khoản chi, theo Đài Phát thanh Á Châu Tự Do (RFA).

“Chế độ Trung Quốc đang phạm các tội ác với tiền của những người nộp thuế. Những gì họ có thể thực hiện được? ” ông Shen Yanqiu, một người kiến nghị từ Thượng Hải, nói trong một cuộc phỏng vấn với RFA. “Điều độc đáo chỉ có ở Trung Quốc là nước này có một hệ thống kiến nghị, khiếu nại mà không nhìn thấy tại bất cứ nơi nào khác trên thế giới. Nhưng khi người dân kiến nghị, họ liền bị bắt và bị đàn áp”.

Kiến nghị đề cập đến quá trình những cá nhân đi đến Bắc Kinh hay đến những thành phố thủ phủ của tỉnh của mình, trong một nỗ lực để có được sự đền bù hay công lý cho những sự ngược đãi, hành hạ mà họ nói là họ đã phải chịu đựng ở các thành phố cư trú của mình.

Chính quyền Bắc Kinh đã tiếp tục quản lý cái gọi là “những hắc lao” để giam giữ người kiến nghị, những người đến thủ đô [Bắc Kinh] để bộc lộ những ca thán, kiến nghị của mình. Những cá nhân này thường xuyên phải đối mặt với tra tấn hoặc ngược đãi khác trong khi bị giam giữ, và họ có khả năng phải đối mặt với sự đàn áp sau khi được đưa trở lại nhà của mình.

Ni Yulan, một nhà hoạt động nổi tiếng về quyền có nhà ở của người khuyết tật, cho biết sự gia tăng trong chi tiêu cho an ninh công cộng sẽ đi song hành với sự gia tăng đàn áp.

“Tôi tin rằng sẽ có nhiều khiếu kiện hơn nữa, có nhiều người hơn nữa mà nhà cửa của họ đã buộc phải phá bỏ hoặc đất của họ đã bị cưỡng chế lấy mất,” ông Ni nói. “Vì vậy, các nhà chức trách Trung Quốc cần phải thuê thêm người để duy trì sự ổn định”.

RELATED ARTICLES

Tin mới