Các ngân hàng ở một số khu vực của Trung Quốc đã đặt giới hạn giao dịch cho tài khoản Loại I, với mức giới hạn hàng ngày là 5.000 nhân dân tệ (gần 17 triệu VND). Thẻ ngân hàng của một số người đã bị đóng băng vì chi tiêu vượt giới hạn. Người dân tức giận hỏi rằng: “Số tiền này rốt cuộc là của ai? Ai là người quyết định?”
Tôi không thể tùy tiện tiêu tiền của mình được. Tiền này là của ai?
Vào ngày 13 tháng 3, tài khoản Twitter “yu” đã đăng một video có nội dung: “Tiền trong ngân hàng không phải của bạn và giới hạn mỗi ngày là 5.000 nhân dân tệ.” Trong video, người đàn ông nói rằng một số ngân hàng thương mại gần đây đã đưa ra thông báo thực hiện “giới hạn mức tiêu dùng trong một ngày là 5.000 nhân dân tệ” dựa trên các đánh giá chuyên nghiệp việc sử dụng và tiêu dùng thẻ ngân hàng cá nhân, nhằm ngăn chặn nguy cơ lừa đảo trực tuyến, nói như vậy chúng tôi còn phải cảm ơn các bạn.”
Người đàn ông nói, “Ngày nay, khi bạn đến ngân hàng để rút tiền, bạn phải đặt lịch hẹn và bạn bị hỏi nguồn tiền gửi có từ đâu”. Ngay cả khi tiêu dùng cũng bị hạn chế số tiền. Số tiền bách tính chúng tôi kiếm được đều gửi ở chỗ các ông, khi gửi tiền thì nhiệt tình lắm, anh trai chị gái, nhìn thấy các ông cụ bà cụ liền vội vàng chạy tới giúp đỡ, thật là ân cần, như hiếu kính với cha mẹ mình.”
“Giới hạn là 5.000 nhân dân tệ một ngày, sao các ông không giới hạn luôn ở mức 5 nhân dân tệ một ngày! Chúng ta có thể tiến hành từ tình hình thực tế không? Chưa nói đến mua nhà mua xe, chỉ mua một thứ đồ nội thất hơi lớn một chút đã hơn 5000 nhân dân tệ. Vậy nếu trong nhà có người bệnh cần tiền gấp thì phải làm sao? Rồi phải đặt lịch hẹn trước, đợi đến khi rút được tiền thì người cũng không còn nữa rồi!”
Người đàn ông nói rằng khi chúng tôi rút tiền, “cái mặt họ lập tức chù ụ như con lừa”, yêu cầu đưa thẻ trước, sau đó là giấy tờ liên quan, rồi ngồi đợi. Nếu muốn rút số tiền lớn, bạn cần phải đặt lịch hẹn. Tôi muốn hỏi rằng “tại sao khi tôi gửi tiền thì chẳng bao giờ đặt lịch hẹn?
“Tôi đặc biệt muốn hỏi ngân hàng, tiền trong ngân hàng có phải là của chúng tôi không? Chúng tôi không thể sử dụng tiền do chính mình kiếm được, vậy thì đó là tiền của ai? Ai là người quyết định? Bạn có thể ngừng việc gây rắc rối cho bách tính chúng tôi mỗi ngày được không?”
Có tin đồn rằng những người gửi tiền đã bị đóng băng vì chi tiêu vượt mức quy định tiền trong thẻ ngân hàng của họ
Vào ngày 24 tháng 2, một tài khoản Twitter đã đăng một ảnh chụp màn hình. Trong ảnh, nickname có tên Giáo sư Sakya Li cho biết, “Tiền trong thẻ Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc (China Construction Bank) của vợ tôi đã bị đóng băng một cách không có lý do, không có bất kỳ thông báo nào. Khi đến ngân hàng để giải quyết, họ nói với chúng tôi rằng bởi vì chúng tôi chi tiêu quá nhiều, hơn năm nghìn nhân dân tệ một ngày.”
“Còn có người, số tiền gửi trong Ngân hàng Quang Đại Trung Quốc (China Everbright Bank), cũng bị đóng băng. Khi hỏi ngân hàng lý do, họ trả lời rằng, bởi vì anh thường chi tiêu vào ban đêm, do đó phải đợi chúng tôi tìm thấy hóa đơn tiêu dùng mấy tháng gần đây, mới có thể mở thẻ trở lại. Chúng tôi không biết ngân hàng lấy ở đâu ra cái quyền lớn như thế, có thể tùy tiện đóng băng tiền trong tài khoản, tùy tiện hạn chế giao dịch của khách. Nếu một ngày nào đó ngân hàng nói với tôi rằng tiền trong ngân hàng của bạn đã bị nhà nước trưng thu, tôi sẽ không ngạc nhiên chút nào!”
“Chúng tôi rút 10.000 nhân dân tệ từ Alipay về Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc và việc rút tiền đã thành công. Sau đó, chúng tôi tiếp tục tiêu dùng, nhưng không chuyển khoản được nữa! Tôi đã gọi cho họ và họ nói rằng nó đã bị đóng băng. Tôi hỏi anh ấy đóng băng rồi làm sao có thể rút tiền, có thể tiêu dùng được không? Anh ấy nói, việc đóng băng không ảnh hưởng đến việc gửi tiền vào ngân hàng! Ha, nó thực sự quá giỏi! Bạn thực sự biết tính toán! Thật sự không nói nên lời!”
Điều cần nói rõ do sự phong tỏa tin tức ở Trung Quốc, nên một số thông tin hiện chưa thể xác thực nội dung của tin tức, thời gian và địa điểm tung tin trên mạng.
Một số ngân hàng ở Bắc Kinh đặt giới hạn trên hàng ngày là 5.000 cho tất cả các giao dịch không tại quầy
Tờ Kinh tế Trung Quốc (China Economic Net) đưa tin vào ngày 25 tháng 2 rằng,
nhiều ngân hàng ở Bắc Kinh, bao gồm Ngân hàng Công thương Trung Quốc, Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc, Ngân hàng Trung Quốc, Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc, Ngân hàng Tiết kiệm Bưu điện Trung Quốc, Ngân hàng Thương mại Trung Quốc, Ngân hàng Phát triển Phố Đông Thượng Hải và các nhân viên ngân hàng có liên quan khác, đã thiết lập hạn mức giao dịch hàng ngày của thẻ ngân hàng khi khách hàng đăng ký mở thẻ, tùy theo tình hình và kênh giao dịch.
Một số ngân hàng ở Bắc Kinh đã đặt giới hạn giao dịch cho tài khoản Loại I ở mức 5.000 nhân dân tệ mỗi ngày. Không xử lý giao dịch tại các kênh không thuộc quầy giao dịch của ngân hàng, bao gồm ngân hàng trực tuyến, ngân hàng di động, thanh toán nhanh trực tuyến và thanh toán qua bên thứ ba, v.v.
Theo phản ánh, một số nhân viên ngân hàng cho biết, nếu hạn mức không đáp ứng được yêu cầu giao dịch hàng ngày của khách hàng, đề nghị khách hàng mang CMND, thẻ ngân hàng đến các điểm ngoại tuyến để làm thủ tục nâng hạn mức số tiền tại quầy giao dịch.
Về việc nhiều ngân hàng ở Trung Quốc giới hạn tiêu dùng là 5.000 mỗi ngày, tờ Vision Times dẫn lời một số cư dân mạng bình luận:
“Mấy ngày trước tôi đến Ngân hàng Trung Quốc để rút 1.000 nhân dân tệ nhưng không rút được. Nhân viên bảo vệ nói rằng máy đã bị hỏng. Sau đó, tôi gửi thêm 1.000 nhân dân tệ thì lại có thể gửi được.”
Người khác bình luận: “Chính quyền địa phương hết tiền, sau đó mở một công ty găng tay trắng, mua đất của chính phủ, rồi văn phòng dự án phê duyệt các khoản vay, sau đó đưa tiền cho chính phủ. Vì chính phủ có tiếng nói cuối cùng nên ngân hàng phải phê duyệt. Kết quả là ngân hàng không có tiền nên phải lừa dối bạn. Vì vậy, nếu nền kinh tế Trung Quốc đang trở nên tốt hơn, thì tôi hoàn toàn không tin vào điều đó.
T.P