Monday, December 23, 2024
Trang chủNhìn ra thế giớiCư dân mạng TQ chế nhạo truyền thông nhà nước về lỗi...

Cư dân mạng TQ chế nhạo truyền thông nhà nước về lỗi đánh máy ‘Lãnh đạo cuối cùng’

Tân Hoa Xã, cơ quan thông tin ngôn luận của chính quyền Trung Quốc, gần đây đã nhầm lẫn trong một bài báo, gọi lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình là “lãnh đạo cuối cùng” của Trung Quốc thay cho “lãnh đạo cao nhất” của Trung Quốc. Sự cố đã được lan truyền trong những người sử dụng Internet Trung Quốc.

Bài viết đó được xuất bản vào ngày 13 tháng 3, đề cao những đánh giá lạc quan về triển vọng kinh tế của Trung Quốc từ các quan chức và các nhà kinh tế của Trung Quốc, những người đã tham dự các phiên họp hàng năm của cơ quan lập pháp bù nhìn và cơ quan cố vấn của Trung Quốc. Khi Tập Cận Bình được trích dẫn trong đoạn cuối thứ ba [của bài báo], bày tỏ sự tin tưởng vào triển vọng kinh tế dài hạn của Trung Quốc, bất chấp khó khăn hiện tại, ông được gọi là lãnh đạo “cuối cùng” (“tối hậu” theo Hán Việt, “zuihou” theo phanh âm) thay vì lãnh đạo “cao nhất” (“tối cao” theo Hán Việt, “zuigao” theo phanh âm).

Chữ Trung Quốc: "tối hậu" (bên trái) và "tối cao" (bên phải).

Chữ Trung Quốc: “tối hậu” (bên trái) và “tối cao” (bên phải).

Lỗi này là mới nhất trong một chuỗi các sai sót rõ rành rành, đã xảy ra trong những tháng gần đây, và chưa đầy một tháng sau khi lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình thực hiện một chuyến thăm, thu hút sự chú ý của công chúng, đến các trụ sở chính của các hãng truyền thông nhà nước, nhằm buộc bộ máy tuyên truyền của Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phải hành động một cách có kỷ luật, theo yêu cầu của Đảng. Người sử dụng Internet Trung Quốc đã lan truyền một số ý kiến về lỗi đánh máy này, một lỗi không bình thường khi xét đến mức độ kiểm soát đối với các tin tức chính trị ở Trung Quốc.

Quảng cáo

Trong khi bài báo sau đó đã được sửa lại trên trang web của Tân Hoa Xã ngày hôm đó, một số hãng tin khác của Trung Quốc, những hãng đã đăng cùng bài viết này, chỉ đơn giản là xóa nó khỏi trang web của mình. Người ta không rõ liệu nhà báo có liên quan có bị trừng phạt vì lỗi đánh máy này không.

Trước đây, công việc làm ăn của các nhà báo Trung Quốc đã bị đe dọa vì những sai lầm với mức độ tương tự mà họ phạm phải [ví dụ như]: Tháng 12 năm ngoái, bốn phóng viên đã bị đuổi việc sau khi Hãng tin nhà nước China News Service đưa tin rằng Tập Cận Bình đã “từ chức” (“từ chức” theo Hán Việt, “cizhi” theo phanh âm) thay vì đã “đọc diễn văn” (“trí từ” theo Hán Việt, “zhici” theo phanh âm) trong chuyến công du đến Châu Phi. Trong tháng 2, ba nhà báo làm việc tại tờ Nhật báo Southern Metropolis Daily đã bị trừng phạt (một người bị sa thải, hai người bị khiển trách) sau khi viết trên trang nhất với hai tiêu đề riêng biệt mà khi đọc theo chiều dọc có nghĩa là sự sụp đổ của phương tiện truyền thông của Đảng.

Johnny Lau, một nhà bình luận chính trị ở Hồng Kông, nói với hãng truyền hình Mỹ sử dụng ngôn ngữ tiếng Hoa – Sound of Hope – rằng, Tân Hoa xã thông thường rất thận trọng, và hầu như rất khó có thể có các lỗi biên tập đối với các bản in. Ông Lau nói thêm rằng hầu như không thể thấy rõ bất kỳ “nghị trình ẩn giấu” nào đằng sau sai lầm này, hoặc liệu người phạm lỗi sẽ phải đối mặt với bất kỳ hậu quả gì hay không.

Các cư dân mạng Trung Quốc trên trang web tiểu blog nổi tiếng của Trung Quốc, Sina Weibo, những người thường thích thú trước những lỗi của Tân Hoa Xã, đưa ra những bình luận châm biếm, như “Tân Hoa Xã xong đời rồi”; “Tân Hoa Xã cuối cùng cũng đã học được cách báo cáo những tin tức quan trọng”; “Một sự lỡ lời chân thật một cách bất ngờ” và và “đây là tuyên bố chính xác duy nhất của Tân Hoa Xã”.

Những cư dân mạng khác cảm thấy rằng lỗi này chắc chắn mang tính chính trị, nhưng đã không được thể hiện một cách chính xác. Một người sử dụng Weibo dưới tên Liu, đã viết: “Nhà báo của Tân Hoa Xã đã có một lỗi rõ ràng – đáng lẽ phải viết ‘Đảng cộng sản Trung Quốc’ chứ không phải ‘Trung Quốc’ khi đề cập đến đoạn “lãnh đạo cuối cùng của Trung Quốc Tập Cận Bình” trong bài viết. Một cư dân mạng khác đã viết “tôi nghĩ rằng nhà báo ý muốn nói ‘lãnh đạo cuối cùng của Đảng Cộng sản’.

Một số cư dân mạng đã nối kết lỗi này với các quan niệm Trung Quốc cổ đại của ý chí và tiên tri của Thượng Đế. Một cư dân mạng ở Hồ Nam dưới tên “”Pan Gu Opens the Sky” đã viết trong một bình luận trên một trang web tin tức của Hồng Kông: “Thật lòng mà nói, đó là ý trời”. Một cư dân mạng Quảng Châu đã viết: “Nếu những lời tiên tri của Lưu Bá Ôn là chính xác, [Tập Cận Bình] sẽ là nhà lãnh đạo cuối cùng … ”

Lưu Bá Ôn là một nhà chiến lược quân sự và chính khách nổi tiếng, sống trong giai đoạn cuối của triều đại nhà Nguyên và giai đoạn đầu của triều đại nhà Minh, và đã được gọi là “Nostradamus của Trung Quốc” cho những lời tiên tri của ông. Người ta cũng không rõ lời tiên chi mà cư dân mạng Quảng Châu đề cập đến, là lời tiên chi nào.

Tuy nhiên, phản ứng với việc tuyết rơi hiếm hoi vào đầu năm nay ở Quảng Châu, một thành phố nhiệt đới phía nam Trung Quốc, cư dân mạng địa phương đã bắt đầu nối kết sự sụp đổ của triều đại vua chúa, từ Nam Tống đến nhà Thanh, với trường hợp của thời tiết bất thường ở vùng nhiệt đới. Dựa trên niềm tin truyền thống của Trung Quốc, họ cho rằng hiện tượng khác thường như vậy là một bằng chứng nữa cho thấy chính quyền Trung Quốc chắc chắn sẽ cùng chung số phận như các triều đại Trung Quốc đã đi trước nó.

RELATED ARTICLES

Tin mới