Monday, December 23, 2024
Trang chủBiển nóngSự kiệnNhìn lại chiến lược đối ngoại của Trung Quốc năm 2009

Nhìn lại chiến lược đối ngoại của Trung Quốc năm 2009

Năm 2009, ngoại giao Trung Quốc nhằm
vào 4 trọng tâm: (1)- Phục vụ thiết thực đảm bảo kinh tế Trung Quốc phát triển
bình ổn khá nhanh;(2)- Tích cực đối phó với khủng hoảng tài chính quốc tế; (3)-
Thực hiện ngoại giao an ninh, ngoại giao nhân văn và làm tốt công tác lãnh sự;
(4)- Thúc đẩy sự phát triển ổn định của quan hệ giữa Trung Quốc với các nư­­ớc
lớn cũng như các  nước xung quanh và đông
đảo các n­ước đang phát triển, tham gia tích cực vào việc giải quyết ổn thoả
các điểm nóng toàn cầu và khu vực.

Để thực hiện công tác trên,  công tác ngoại giao Trung Quốc yêu cầu phải kết
hợp giữa mở rộng nhu cầu trong và ngoài nước; kiên trì phương châm tận dụng vốn
đầu tư nước ngoài với nâng cao năng lực tự chủ sáng tạo để phát triển kinh tế,
tối ưu hoá kết cấu ngành nghề điều hoà giữa các khu vực trong nước; Đẩy nhanh
thực hiện chiến lược "đi ra ngoài" sử dụng dự trữ ngoại tệ để hỗ trợ
kế hoạch đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp, kết hợp đầu tư bên ngoài với
xuất khẩu hàng hoá; tiếp tục hoàn thiện cải cách chế độ tỷ giá hối đoái đồng Nhân
dân tệ; mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực an ninh phi truyền thống, tăng cường
triển khai công tác ngoại giao giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu để đối
phó với khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, duy trì nền kinh tế
phát triển nhanh, ổn định, bảo đảm dân sinh của Trung Quốc.

  Trung Quốc đ­ưa ra chiến lư­ợc mở cửa cùng có
lợi cùng thắng, đi theo con đường phát triển hoà bình, thúc đẩy một loạt tư­ tưởng
chiến lược và quan niệm chính sách quan trọng về xây dựng thế giới hài hoà. Đối
với các nư­ớc lớn Trung Quốc không ngừng phát triển, thiết lập quan hệ hợp tác
mới hoặc quan hệ đối tác mang tính xây dựng khác nhau như  quan hệ đối tác hợp tác chiến lược với Nga; hợp
tác toàn diện và sáng lập cơ chế mới về đối thoại chiến l­ược và kinh tế với Mỹ;
quan hệ đối tác chiến lư­ợc toàn diện với EU, quan hệ chiến l­ược cùng ưu đãi với
Nhật Bản; tăng cư­ờng hợp tác với các nước mới nổi. Đối với các nước láng giềng,
Trung Quốc kiên trì phương châm “thân thiện với các nước láng giềng, làm bạn với
láng giềng”, thúc đẩy thành công các cơ chế đa phương như­ SCO, 10+1, 10+3, tạo
môi trường xung quanh hoà bình ổn định, bình đẳng cùng tin cậy, hợp tác cùng thắng.
Trung Quốc đã thiết lập cơ chế cảnh báo tình hình tại các khu vực biên giới và
thống nhất sắp xếp các ngành liên quan trong nư­­ớc để chủ động tìm kiếm giải
pháp khi tình hình mất ổn định có thể xảy ra. Trung Quốc sẽ sử dụng vị thế nư­­ớc
lớn để triệu tập hội nghị, trưng cầu ý kiến của các nước xung quanh để tìm cách
giải quyết; hoặc nếu như­ tình hình nghiêm trọng thì dựa vào vai trò uỷ viên thường
trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc để giải quyết.

RELATED ARTICLES

Tin mới