Sunday, November 17, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaNghiên cứu Việt NamBiển Đông: Những điều hoang đường và sự thật của "đường lưỡi...

Biển Đông: Những điều hoang đường và sự thật của “đường lưỡi bò”





Sau đây là
bài viết nhan đề: “Biển Đông: Những điều hoang đường và sự thật của đường lưỡi
bò” của tướng Daniel Schaeffer, nguyên Tùy viên quốc phòng Pháp tại Trung Quốc,
Việt Nam và Thái Lan, hiện là Tư vấn cao cấp của chuyên mục “Tiêu điểm quốc
tế”, tạp chí Diplomatie, Pháp.

Vén bức rèm che đường lưỡi bò hoang
đường.

Vấn đề đặt ra đối với Trung Quốc trong bối cảnh hiện nay là phải biết cách làm cho
những đòi hỏi ẩn chứa phía sau đường lưỡi bò phù hợp với việc nước này tham gia
Công ước về luật biển với những đường ranh giới của các khu độc quyền và các
thềm lục địa.

Các cuộc hội kiến của các tác giả tại Việt Nam và tại Trung Quốc cho thấy Chính
quyền Trung Quốc chưa bao giờ đề cập một cách chính thức đến đường lưỡi bò như
một ranh giới bất khả xâm phạm đối với chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông.
Đây là một trong những nhân tố cơ bản đầu tiên cần nhấn mạnh. Đúng là việc duy trì
biểu tượng của đường này trên các bản đồ do Bắc Kinh xuất bản tiếp tục gây ra
tình trạng mập mờ về thực chất của những yêu sách của Trung Quốc, một tình
trạng kéo dài xuất phát từ thực tế là hầu hết người dân Trung Quốc đều cho rằng
đây đơn giản là sự khẳng định đối với “việc đã rồi” và vì thế không việc gì
phải bàn đi cãi lại.

Đường lưỡi bò xuất hiện lần đầu tiên vào khoảng năm 1947, trong một tập bản đồ
tư nhân (chứ không phải do nhà nước xuất bản) dưới dạng một đường nét liền được
vẽ bằng tay. Cần phải có những nhiên cứu cụ thể hơn để xác định được nguồn gốc
chính xác của đường này. Trong thực thế, không tìm thấy bất kỳ một tọa độ nào của
những điểm khác để có thể xác định vị trí chính xác của đường lưỡi bò.

Sau khi xuất hiện, đường lưỡi bò tiếp tục thay đổi thành một đường gián đoạn 11
nét, rồi 9 nét bắt đầu từ những năm 1950, tức sau khi nước CHND Trung Hoa ra
đời. Ba giai đoạn như vậy hợp thành một nhân tố quan trọng để làm cơ sở xem xét
các cuộc tranh luận về sau. Những tấm bản đồ về Biển Đông và về đường lưỡi bò
mà chúng ta có thể tìm thấy đều được phát hành sau năm 1950. Trên những bản đồ
này có ghi những chứ cái Trung Quốc được đơn giản hóa (chứ không có các chữ cái
Trung Quốc truyền thống mà những người dân tộc chủ nghĩa vẫn còn sử dụng) hoặc
những chữ cái Latinh được viết theo cách phát âm (dạng viết được nhà nước Trung
Hoa nhân dân chấp nhận, khác với những hệ thống chuyển biên mà Trung Hoa dân
quốc đã sử dụng trước đó). Trong những điều kiện như vậy, có thể hiểu rằng một
đường ranh giới như vậy không phải là sự thể hiện chính thức ý trí áp đặt chủ
quyền của Trung Quốc đối với toàn bộ Biển Đông. Đúng hơn đó là đường xác định
phạm vi lãnh hải mà toàn bộ phía trong của nó là đối tượng của các cuộc thảo luận
mà Trung Quốc muốn tiến hành để xác định chủ quyền trước hết là của Trung Quốc,
sau đó mới là của các quốc gia khác, đối với những vùng đất nổi và đôi khi cả
những vùng đất chìm như trường hợp của bãi Macclesfild. Đó như thể là giới hạn
mà Trung Quốc đặt ra đối với “khu vực tranh chấp”.
Nếu phân tích kỹ thì có thể thấy được nhiều chi tiết. Thứ nhất là những đường
cơ sở mà Trung Quốc xác định xung quanh quần đảo Hoàng Sa. Phải nói rằng Trung
Quốc diễn giải một cách quá lạm dụng Phần IV của Công ước về luật biển khi gán
cho Hoàng Sa quy chế “Quốc gia quần đảo”. Thực tế, Hoàng Sa không thể có quy
chế này vì không thỏa mãn các tiêu chuẩn được quy định trong Điều 46 của Công
ước về luật biển, theo đó để có quy chế “Nhà nước quần đảo” thì lãnh thỏ đó phải
độc lập, chỉ bao gồm các hòn đảo và hoàn toàn không có mối liên hệ với lục địa.
Kể cả khi Hoàng Sa thỏa mãn 2 tiêu chuẩn cuối cùng thì nó cũng không thỏa mãn
tiêu chuẩn đầu tiên, tiêu chuẩn về sự độc lập, vì đang là đối tượng tranh chấp
chủ quyền giữa Việt Nam và Trung Quốc. Về logic tổng thể, cần áp dụng quy chế
của các đảo đối với Hoàng Sa, tùy thuộc vào việc tại đây con người có thể sinh
sống hay không như quy định trong Phần VIII của Công ước về luật biển.
Ngoài ra, chúng ta thấy rằng các đường cơ sở được áp dụng đối với Hoàng Sa
không trùng với đường lưỡi bò và ngược lại. Nếu Trung Quốc không muốn mâu thuẫn
với chính mình, họ không nên đặt ra những đường cơ sở xung quanh Hoàng Sa. Khi
câu hỏi về mâu thuẫn này được đặt ra, người ta chỉ có được những câu trả lời
mập mờ thay cho những lời giải thích có tính thuyết phục.

Chi tiết thứ hai đó là việc Trung Quốc đưa ra định nghĩa về lãnh hải của họ
trong Luật ngày 25/2/1992. Trong luật này, Biển Đông không được nêu như là
“biển lãnh thổ”. Chỉ có các quần đảo – một trong những cấu thành của Biển Đông
– được nêu một cách dứt khoát là lãnh thổ quốc gia của Trung Quốc. Như vậy, các
khu đặc quyền kinh tế của Trung Quốc cũng cần được xác định trên cơ sở của luật
này.

Chi tiết thứ ba nảy sinh từ những lời phát biểu kỳ quặc của vị đại diện của một
trong những viện nghiên cứu mà tác giả đã gặp khi vị này cho ràng đường lưỡi bò
không phải do thể chế cộng sản tạo ra mà là sự kế thừa của thể chế dân tộc chủ
nghĩa trước đây. Ta có thể hiểu: Việc đường lưỡi bò tồn tại như bây giờ không
phải là lỗi của chính quyền Bắc Kinh. Nói một cách nghiêm túc hơn: Dù diễn đạt
khó hiểu đi chăng nữa thì vị quan chức này cũng cho thấy rằng điều mà Trung
Quốc đòi hỏi trước tiên là các bên tranh chấp phải công nhận rằng hiện đang có
tranh chấp tổng thể và quan trọng hơn là họ cong nhận rằng hiện đang tồn tại
những khu vực tranh chấp và thực sự đang tồn tại sự tranh chấp đối với những
vùng nêu trên. Điều đó có nghĩa là:
– Trung Quốc muốn Việt

Nam
công nhận rằng không có trnah chấp đối với Hoàng Sa – điều mà Hà Nội không
chịu. Điều mà Trung Quốc muốn đạt được ở đây là hai nước chấp nhận thực trạng
được áp đặt bằng quân sự giữa hai nước trong những năm 1947-1974 và rằng vấn đề
Hoàng Sa từ nay trở đi vĩnh viễn là vấn đề đã quyết với phần thắng thuộc về
Trung Quốc. Nếu Việt Nam có những tư liệu đích thực có giá trị pháp lý để chứng
minh rằng các vua Annam thực sự đã thực thi chủ quyền của họ trên những hòn đảo
này vào thời kỳ tiền thực dân (chủ quyền này sau đó được thực dân Pháp đảm
nhiệm) thì lý lẽ của Trung Quốc về chủ quyền đối với những hòn đảo này sẽ yếu
hơn nhiều so với những lý lẽ của Việt Nam, kể cả khi Trung Quốc cho rằng chủ
quyền của họ được thực thi đối với Biển Đông từ thời triều Song (960 – 1279).
Ít nhất đó cũng là điều mà trẻ em Trung Quốc học trong các cuốn sách lịch sử
của họ. Vấn đề cung cấp thêm những bằng chứng đáng tin cậy (chứ không phải cứ
to mồm kêu loa “đã từ lâu các ngư dân Trung Quốc thường xuyên đến các vùng biển
này”) là điểm quan trọng hiện nay và đây đúng ra phải là nhân tố cho phép xác
định chủ quyền thực tế đối với Hoàng Sa.

– Trung Quốc lẩn tránh việc thảo luận thực tại của vấn đề chủ quyền đối với bãi
Macclesfield, khu vực đang là "vấn đề đặc biệt" như đánh giá của một
trong các chuyên gia của Trung Quốc về luật biển. Thực tế, dù không đáp ứng bất
kỳ tiêu chuẩn nào của Công ước về luật biển về mặt thực tại lãnh thổ trong
trường hợp như thế này vì Công ước chỉ chế định những bãi nổi hay những mỏm
ngầm nhìn thấy được (trong điều 6 của Công ước có định nghĩa các bãi đá ngầm mặc
dù định nghĩa này còn chưa rõ ràng), việc khẳng định chủ quyền đối với khu vực
này là điều khó đối với mọi quốc gia.

– Trung Quốc có thể sẽ tỏ ra sẵn sàng thảo luận về Trường Sa để phục vụ chiến
lược lừa dối để thế giới tưởng rằng Trung Quốc cũng có khả năng nhân nhượng hoặc
vì Trung Quốc không có đủ các nhân tố khẳng định chủ quyền chắc chắn đối với
quần đảo này. Các diễn giải như vậy càng được củng cố hơn khi Viện Nghiên cứu
về Biển Đông đóng tại Haikou, rất có uy tín đối với Chính quyền Trung ương
Trung Quốc, có một bộ phận chuyên nghiên cứu về TS, trong khi về các quần đảo
khác thì không có bộ phận nghiên cứu chuyên trách.

Điều hoang đường khó dẹp bỏ

Tình hình nêu trên cho thấy rằng vẫn chưa thể loại bỏ đường lưỡi bò khỏi các bản
đồ Trung Quốc ngày nay. Thực ra, các chuyên gia về luật biển của Trung Quốc vẫn
chưa thành công trong việc thuyết phục người dân Trung Quốc, đặc biệt là dư
luận xã hội, về sự cần thiết phải làm cho những đòi hỏi về chủ quyền của Trung
Quốc phù hợp với các điều khoản của Luật biển để những đòi hòi này trở nên tin
cậy. Đại diện cho khuynh hướng "tôn trọng pháp lý" này (hãy tạm gọi
như thế) là giáo sư Lihai, người được bổ nhiệm thẩm phán tại Tòa án quốc tế về
luật biển tại Hambourg tháng 8/1996, nhưng đã chết vào tháng 10/2000 khi chưa
kết thúc nhiệm kỳ. Trường phái này đã được một số quan chức Trung Quốc, cả quân
sự và dân sự, ủng hộ, nhưng tất cả các cơ quan nghiên cứu thì không đồng tình. Tuy
nhiên, cần thấy rằng trước đó giáo sư Zhao trong một thời gian dài cũng đã cố
sức bảo vệ cho giả thiết rằng khu vực được giới hạn bởi đường lưỡi bò hoàn toàn
thuộc về Trung Quốc.
Ngày nay, khuynh hướng “tôn trọng pháp lý” còn đang phải đối mặt với hai trường
phái truyền thống. Trường phái thứ nhất khẳng định rằng Biển Đông là biển lãnh
thổ Trung Quốc, với lý lẽ là đường lưỡi bò đã có trước Công ước về luật biển,
là di sản của lịch sử. Trường phái thứ hai cho rằng thể chế của Biển Đông là
thể chế của một biển lịch sử như nêu trong các sách giáo khoa lịch sử, mặc dù
điều này không được kiểm chứng.

Kết luận

Đường lưỡi bò có thể còn tồn tại một thời gian dài nữa mặc dù nó đang trở nên
mờ nhạt trong tâm trí của một số người Trung Quốc muốn đất nước mình là một
thành viên tin cậy của Công ước về luật biển. Những đòi hỏi chủ quyền của Trung
Quốc đối với Biển Đông thật khó có thể biện minh. Việc từ bỏ hoàn toàn đường
lưỡi bò sẽ khắc phục hoàn toàn được tình trạng mập mờ cản trở thực tiễn, làm
cho các cuộc đàm phán giữa các nước trong khu vực trở nên khách quan hơn và tạo
điều kiện thuận lợi cho việc cùng khai thác tài nguyên tại một số khu vực ít ỏi
không tranh chấp. Cùng một số diễn biến gần đây trong khu vực, điều này có thể
sẽ là một triển vọng thực tế đáng khích lệ. Việc Trung Quốc và Nhật Bản ký kết thỏa
thuận cùng khai thác mỏ khí Shirabaka (theo cách gọi của Nhật Bản) cho phép hy
vọng về một sự tiến triển trong tư duy của Trung Quốc liên quan đến những đòi
hỏi chủ quyền của Bắc Kinh đối với Biển Đông, thậm chí có thể một ngày nào đó
Trung Quốc sẽ quyết định bỏ hẳn đường lưỡi bò trong các bản đồ của họ./.

Tạp chí
Diplomatie 36 – tháng 1 và 2/2009.

RELATED ARTICLES

1 COMMENT

Comments are closed.

Tin mới