Sunday, November 17, 2024

Niên biểu thế kỷ 20

1927 – Tàu SS De Lanessan của Pháp tiến hành một cuộc khảo sát khoa học trên quần đảo Trường Sa.

1930 – Pháp tiến hành cuộc khảo sát thứ hai bằng chiếc La Malicieuse, treo cờ Pháp trên một đảo tên là Ile de la Tempête (đảo Phong Ba). Ngư dân Trung Quốc có mặt trên đảo nhưng người Pháp cũng không trục xuất họ.

1932 – Trung Hoa Dân Quốc gửi tới chính phủ Pháp một bản ghi nhớ tranh cãi về chủ quyền của họ đối với Trường Sa, dựa trên bản dịch hiệp ước năm 1887 kết thúc Chiến tranh Trung-Pháp.

 

  • 1933 – Ba tàu Pháp chiếm quyền kiểm soát chín đảo lớn nhất và tuyên bố chủ quyền của Pháp đối với quần đảo. Pháp quản lý vùng Cochinchine. Đế quốc Nhật tranh giành chủ quyền với Pháp về quần đảo, đưa ra bằng chứng về việc khai mỏ phosphate của các công dân Nhật.

  • 1939 – Nhật tuyên bố ý định đặt quần đảo dưới quyền tài phán của họ. Pháp và Anh phản đối và tái xác nhận sự tuyên bố chủ quyền của Pháp.

  • 1941 – Nhật dùng vũ lực chiếm quần đảo và tiếp tục kiểm soát nó tới cuối Thế chiến thứ II, cai quản vùng này như một phần của Đài Loan. Một căn cứ tàu ngầm được thiết lập ở đảo Ba Bình.

  • 1945 – Sau khi Nhật Bản đầu hàng cuối Thế chiến thứ II, Pháp và Cộng hoà Trung Quốc tái khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa. Trung Quốc gửi quân tới đảo và đổ bộ xuống phá bỏ các mốc chủ quyền.

  • 1946 – Pháp gửi tàu chiến tới quần đảo nhiều lần nhưng không tìm cách tấn công các lực lượng Trung Quốc.

  • 1947 – Pháp yêu cầu Trung Quốc rút khỏi quần đảo.

  • 1948 – Pháp ngừng các chuyến tuần tra trên biển gần quần đảo và Trung Quốc rút đa số lính của họ.

  • 1951 – Sau Hội nghị San Francisco năm 1951 về Hiệp ước Hoà bình với Nhật Bản, các phái đoàn từ Việt Nam, – ở thời điểm đó, vẫn thuộc sự kiểm soát của Pháp – tuyên bố chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

  • 1954 – Hiệp định Geneva quy định lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới quân sự tạm thời (bao gồm cả trên đất lièn và trên biển). Quần đảo Trường Sa nằm ở phía Nam vĩ tuyến 17, được giao cho Chính quyền miền Nam Việt Nam (quốc trưởng Bảo Đại đứng đầu) quản lý. Năm 1956, Việt Nam Cộng hòa kế thừa chính quyền Bảo Đại quản lý quần đảo này.

  • 1956 – Tomas Cloma, giám đốc Học viện hải dương Philippines tuyên bố chủ quyền trên đa phần quần đảo Trường Sa, gọi lãnh thổ của ông là “Kalaya’an” (“Vùng đất tự do”). Trung Hoa Dân Quốc, Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, Việt Nam Cộng Hòa, Pháp, Anh và Hà Lan tất cả đều đưa ra phản đối. Cộng hoà Trung Hoa và Việt Nam Cộng Hòa đưa các đơn vị hải quân tới quần đảo, mặc dù Việt Nam không có các đơn vị đồn trú thường xuyên ở đó. Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ủng hộ yêu cầu của Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, tuyên bố rằng “theo các dữ liệu của Việt Nam, các đảo Tây Sa và Nam Sa (gọi theo Trung Quốc chỉ Hoàng Sa và Trường Sa) về mặt lịch sử là một phần của lãnh thổ Trung Quốc”. Cuối năm đó, Việt Nam Cộng Hòa tuyên bố sự sáp nhập quần đảo Trường Sa thành một phần tỉnh Phước Tuy.

  • 1958 – Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa đưa ra tuyên bố xác định lãnh thổ biển của họ gồm cả quần đảo Trường Sa. Thủ tướng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Phạm Văn Đồng gửi Thủ tướng Quốc vụ Viện Trung Quốc công hàm ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của chính phủ Trung Quốc quyết định về hải phận của Trung Quốc chỉ bao gồm “12 hải lý tính từ đất liền của Trung Quốc”[5].

  • 1961-1963 – Việt Nam Cộng hòa xây dựng các cột mốc lãnh thổ trên nhiều đảo thuộc quần đảo.

  • 1968 – Philippines gửi quân tới ba đảo để bảo vệ các công dân Kalayaan và tuyên bố sáp nhập nhóm đảo Kalayaan.

  • 1971 – Malaysia đưa ra tuyên bố chủ quyền đối với một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa.

  • 1972 – Philippines sáp nhập các đảo Kalayaan vào tỉnh Palawan của họ.

  • 1974 – Việt Nam Cộng Hòa ra tuyên cáo[6] về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

  • 1975 – Việt Nam Cộng Hòa công bố bạch thư[7] về chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đồng thời tố cáo Trung quốc tấn công quân lực Việt Nam Cộng Hòa để chiếm quần đảo Hoàng Sa vào ngày 20 tháng 1 năm 1974[8].

  • 1975 – Việt Nam, mới thống nhất, đưa ra tuyên bố chủ quyền trên toàn bộ quần đảo Trường Sa.

  • 1978 – Một nghị định của tổng thống Philippines phác thảo tuyên bố chủ quyền trên quần đảo.

  • 1979 – Malaysia xuất bản một bản đồ về thềm lục địa tuyên bố của mình, gồm cả mười hai đảo thuộc nhóm Trường Sa. Việt Nam xuất bản sách trắng phác thảo các yêu cầu chủ quyền của mình trên quần đảo và tranh cãi về yêu cầu chủ quyền của các nước khác.

  • 1982 – Việt Nam xuất bản một cuốn sách trắng khác, chiếm nhiều đảo và xây đựng các cơ sở quân sự. Philippines cũng chiếm thêm nhiều đảo và xây dựng một đường băng.

  • 1983 – Malaysia chiếm một đảo thuộc quần đảo Trường Sa.

  • 1984 – Brunei thiết lập một vùng đánh cá đặc quyền gồm cả đảo chìm Louisa ở phía Nam quần đảo Trường Sa, nhưng không công khai tuyên bố chủ quyền vùng đó.

  • 1987 – Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa tiến hành các chuyến tuần tra hải quân ở quần đảo Trường Sa và thiết lập một căn cứ thường xuyên.

  • 1988 – Tàu của Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa và Việt Nam đụng độ ở đảo chìm Johnson. Các lực lượng Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa chiếm và giành quyền kiểm soát vùng đó.

 

RELATED ARTICLES

Tin mới