Sunday, December 22, 2024
Trang chủBiển nóngSự kiệnINDONESIA VẪN LO NGẠI “HIỂM HỌA TRUNG QUỐC”

INDONESIA VẪN LO NGẠI “HIỂM HỌA TRUNG QUỐC”

Tạp chí Chính trị thế
giới (World Politics Review) của Mỹ ngày 8/3 đã công bố nghiên cứu của Viện dự
án 2049 (Project 2049 Institute) – một trung tâm nghiên cứu của Mỹ về vấn đề an
ninh châu Á, trong đó nhận định mặc dù Trung Quốc đưa ra nhiều giải pháp “đôi
bên cùng thắng” (win-win) để lôi kéo Indonesia vào vòng ảnh hưởng của mình,
nhưng xem ra Bắc Kinh vẫn không xóa nổi sự hoài nghi thâm căn cố đế của
Indonesia về ý đồ và dã tâm của Trung Quốc.

Theo nhà nghiên cứu này,
năm 2010 được coi là “Năm hữu nghị Trung Quốc – Indonesia” để kỉ niệm 60 năm
ngày hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao, nhưng cả Bắc Kinh và Gia-các-ta đều
phải tìm cách xử lý tế nhị để cố làm dịu đi những căng thẳng tiềm tàng trong
tương lai. Quan hệ hai nước đã trải qua chặng đường dài kể từ thời đỉnh cao của
Chiến tranh Lạnh. Tuy vẫn chưa quên Trung Quốc từng xúi bẩy nổi loạn ở
Indonesia, nhưng Gia-các-ta vẫn hoan nghênh Bắc Kinh là nhà đầu tư lớn vào nền
kinh tế Indonesia. Kim ngạch muôn bán giữa hai nước đã tăng trung bình 20%/năm,
kể từ năm 2001. Trung Quốc trở thành nước nhập khẩu lớn nhất và là địa chỉ xuất
khẩu lớn thứ ba của Indonesia.
Đại sứ Trung Quốc tại Indonesia Zhang Qiyue mô tả quan hệ giữa hai nước đã trải
qua “vòng đời của một con người” và nay bước vào “vòng mới của tình hữu nghị”.

Tuy nhiên, Indonesia
vẫn dễ bị tổn thương trong quan hệ với Trung Quốc. Tranh cãi mới đây về Hiệp định
buôn bán tự do ASEAN-Trung Quốc (FTA ASEAN-Trung Quốc) là một minh chứng. Mặc dù
Hiệp định này được coi là có lợi cho các nước ASEAN (trong đó có Indonesia) do
mở cửa thị trường Trung Quốc và tăng đầu tư vào ASEAN, nhưng sau nhiều tuần với
các cuộc phản đối trên đường phố, Indonesia tháng 2/2010 đã đòi thương lượng lại
các điều kiện của ASEAN trong FTA này. Gia-các-ta đã đưa ra danh sách 200 mặt hàng
công nghiệp dễ bị tổn thương để giành quyền bảo hộ trước hàng hoá Trung Quốc.
Giải pháp “đôi bên cùng thắng” mà FTA Trung Quốc – ASEAN đưa ra không đủ thuyết
phục Indonesia
về sự thành thật của Trung Quốc trong cạnh tranh.

Nhà phân tích Prashanth
Parameswaran nhấn mạnh thái độ lo ngại và cảnh giác của Indonesia đối với Trung Quốc cũng được
thấy rõ trong lĩnh vực an ninh. Mặc dù trong thập kỷ qua, Trung Quốc tìm mọi cách
lôi kéo ASEAN và thúc đẩy chủ nghĩa đa phương, nhưng mới đây, Trung Quốc đã tỏ
ra quyết đoán, thậm chí có thái độ khiêu khích, về các yêu sách lãnh thổ trên
biển Đông. Thay cho thái độ hợp tác và tăng cường lòng tin theo Tuyên bố về ứng
xử của các bên ở biển Đông mà Trung Quốc đã ký năm 2002, Trung Quốc đã xây dựng
căn cứ hải quân lớn và tăng cường đội tàu chiến để đe doạ các nước ASEAN trong
cuộc tranh chấp Hoàng Sa và Trường Sa. Ngay cả khi Trung Quốc chưa phát động
chiến tranh ở biển Đông, nhưng cách hành xử hiếu chiến hiện nay của Bắc Kinh ở
biển Đông cũng đã gây lo ngại cho các nước như Indonesia về ý đồ và dã tâm của
Trung Quốc trong tương lai gần. Indonesia
hiểu rõ rằng Trung Quốc sẽ không ngần ngại sử dụng ảnh hưởng tăng lên để làm đòn
bẩy đe doạ Gia-các-ta về các tranh chấp chủ chốt giữa hai nước trong tương lai.

Mặc dù vẫn trấn an các nước ASEAN bằng việc ký Hiệp định
hữu nghị và hợp tác ASEAN, tham gia Diễn đàn ASEAN và không ngừng tuyên bố rằng
Trung Quốc chỉ “trỗi dậy hoà bình”, nhưng hầu hết các nhà hoạch định chính sách
đối ngoại của Indonesia đều nghị ngờ dã tâm của Trung Quốc. Theo học giả Rizan
Sukma của Indonesia, mọi dấu hiệu đều chỉ rõ tham vọng của Trung Quốc muốn làm
bá chủ khu vực trong tương lai và thực tế này khiến Indonesia phải cảnh giác. Năm
2007, Indonesia đã kiên quyết đòi mở rộng Hội nghị cấp cao Đông Á (vốn chỉ bao
gồm các nước ASEAN + Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc) để có sự tham dự của Ấn Độ,
Ôxtrâylia, Niu Dilân nhằm xoá bỏ sự chi phối của Trung Quốc trong cơ cấu khu vực.
Mọi biểu hiện hiếu chiến của Trung Quốc như các sự kiện mới đây ở biển Đông đều
khiến Gia-các-ta cảnh giác và quan tâm hơn nữa đến “hiểm hoạ Trung Quốc”.

RELATED ARTICLES

Tin mới