Thursday, January 23, 2025
Trang chủBiển nóngSự kiệnĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO SƯ CARLYLE A.THAYER VỀ VIỆC VIỆT NAM TỔ...

ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO SƯ CARLYLE A.THAYER VỀ VIỆC VIỆT NAM TỔ CHỨC HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH ASEAN 16

Mạng tin
Scribd vừa đăng bài phỏng vấn Giáo sư Carlyle A.Thayer, giảng viên bộ môn Chính
trị học tại Đại học New South Wales thuộc Học viện Quốc phòng Ôxtrâylia ở Canbơrơ,
xung quanh việc Việt Nam tổ chức Hội nghị thượng đỉnh ASEAN 16 tại Hà Nội,
trong đó đưa ra những đánh giá về một số điểm nổi bật nhất của Hội nghị thượng
đỉnh lần này và những vấn đề mà Việt Nam trên cương vị Chủ tịch ASEAN cần chú
ý. Giáo sư Thayer là một quan sát viên và là nhà phân tích chuyên về Việt Nam
được nhiều người biết tiếng trên thế giới, hiện ông là giáo sư thỉnh giảng tại
Đại học Ohio (Mỹ) về môn Đông Nam Á học. Dưới đây là nội dung bài phỏng
vấn: 

1/Hỏi: Ông đánh giá thế nào về Hội nghị thượng đỉnh
ASEAN 16 vừa được tổ chức tại Hà Nội trong năm Việt Nam đảm nhiệm vai trò Chủ tịch
ASEAN? Theo quan điểm của ổng, điểm nào là đáng chú ý nhất trong tuyên bố chung
ASEAN?

– Trả lời: Hội nghị thượng đỉnh ASEAN 16 được tổ chức
gần đây là một trong hai hội nghị thượng đỉnh mà Việt Nam tổ chức
trong năm 2010. Hội nghị ASEAN 16 lần này là vấn đề của riêng các nước ASEAN
với phương châm từ tầm nhìn đến hành động. Những phát triển quan trọng nhất tại
hội nghị này liên quan đến các bước tiếp theo của ASEAN nhằm đạt mục tiêu thành
lập một Cộng đồng ASEAN vào năm 2015. Xét về khía cạnh này, việc thông qua Nghị
định thư về Cơ chế giải quyết tranh chấp là có tiềm năng áp dụng rộng rãi.
ASEAN hiện đang ở trong tư thế sẵn sàng trở thành một tổ chức dựa trên các quy
tắc, với một cơ chế tuân thủ. Tuy nhiên, điều này còn phải được kiểm chứng trên
thực tế. 

2/Hỏi: Một trong những ưu tiên của Chủ tịch ASEAN
trong năm nay là tìm kiếm và thúc đẩy sự đồng thuận trong ASEAN về vấn đề biển
Đông, một mục tiêu được kỳ vọng là thúc đẩy Tuyên bố về ứng xử của các bên ở
Biển Đông (DOC). Theo ông, liệu mục tiêu này có quá thiếu thực tế hay không?

– Trả lời: Năm 2002, khi ASEAN và Trung Quốc ký Tuyên
bố về ứng xử của các bên tại biển Nam Trung Hoa, ASEAN đã tuyên bố rằng đây là
bước đi đầu tiên hướng tới một Bộ quy tắc ứng xử. Trong năm tiếp theo, khi
ASEAN thông qua Tuyên bố Thoả ước Bali II (2003), một lần nữa ASEAN lại tuyên
bố tổ chức này ủng hộ một bộ Quy tắc ứng xử ở biển Nam Trung Hoa. Thật thất
vọng khi Tuyên bố của Chủ tịch ASEAN có đoạn "các bộ trưởng và các quan
chức cấp cao nhất trí tăng cường tận dụng các công cụ và cơ chế hiện có của
ASEAN, như Tuyên bố của các bên về biển Nam Trung Hoa (DOC) chẳng hạn, nhằm đảm
bảo hoà bình và an ninh trong khu vực". Điều này cho thấy rằng sau tám
năm, ASEAN vẫn không đạt được đồng thuận trong việc thúc đẩy một bộ quy tắc ứng
xử, đồng thời cho thấy một khía cạnh sâu xa hơn nữa là không phải tất cả các
thành viên ASEAN đều nhất trí về sự cấp bách của vấn đề này. Nguyên nhân của sự
bất đồng này có thể tìm thấy ở những khác biệt về lợi ích quốc gia và áp lực
ngoại giao của Trung Quốc nhằm duy trì các tranh chấp lãnh thổ ở biển Nam Trung
Hoa là vấn đề song phương.

3/Hỏi: Liệu việc thực thi DOC, vốn không phải bắt buộc
về mặt pháp lý, có thể phát huy hiệu quả trong việc duy trì hoà bình và an ninh
ở Biển Đông hay không?

– Trả lời: DOC được xếp vào trong số các văn kiện mà
ASEAN sử dụng nhằm đạt mục tiêu thành lập một Cộng đồng Chính trị-An ninh, một
trong ba trụ cột làm nền tảng của một Cộng đồng ASEAN vào năm 2015. DOC không
phải là một văn kiện ràng buộc về mặt pháp lý. Văn kiện này không tính đến quần
đảo Hoàng Sa, cũng như không định nghĩa khối đá nào và những điểm đặc trưng nào
khác tạo nên quần đảo Trường Sa. DOC là thành quả tốt nhất mà ASEAN có thể thu
nhận được sau bảy năm đàm phán với Trung Quốc. DOC đã không ngăn cản được Trung
Quốc có những hành động đơn phương trái với tinh thần của văn kiện này. DOC có
những không hoàn chỉnh và hoà bình và an ninh ở Biển Đông chỉ có thể đạt được
thông qua các thoả thuận mang tính bắt buộc hơn và sự hợp tác chung giữa các
bên liên quan. 

4/Hỏi: Một trong những trở ngại trong các nỗ lực quốc
tế hoá tranh chấp ở Biển Đông là việc ASEAN không thể đạt được sự đồng thuận
trong vấn đề này và những khác biệt về mức độ ưu tiên của các nước thành viên.
Theo quan điểm của ông, cách tiếp cận nào là hiệu quả để Việt Nam giành được sự đồng thuận trong
ASEAN? Liệu có một cơ hội khác để Việt Nam nêu lại vấn đề này trong nhiệm
kỳ Chủ tịch ASEAN vào năm nay hay không?

– Trả lời: Chỉ bốn trong 10 nước thành viên ASEAN can
dự trực tiếp vào những tranh chấp ở Biển Nam Trung Hoa là Việt Nam, Philíppin,
Malaixia và Brunây. Trung Quốc đã thành công trong việc ngăn chặn Việt Nam và
Philíppin thành lập một mặt trận thống nhất. Năm ngoái, cả Trung Quốc và
Philíppin đều phản đối khi Malaixia và Việt Nam
cùng nhau đưa ra tuyên bố chủ quyền đối với vùng thềm lục địa kéo dài ở khu vực
phía Nam
biển Nam Trung Hoa. Việt Nam
cần tăng cường những nỗ lực ngoại giao với Philíppin. Cuộc gặp giữa Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng và Tổng thống Gloria Macapagal Arroyo mới chỉ là một bước đi
ban đầu. Bà Arroyo sẽ được thay thế khi Philíppin sẽ tổ chức cuộc tổng tuyển cử
tiếp theo. Hơn nữa, Việt Nam phải vận động sáu nước thành viên ASEAN khác, vốn
không phải là các bên tham gia vào tranh chấp ở biển Nam Trung Hoa, ủng hộ Việt
Nam và chứng tỏ sự đoàn kết. Điều này sẽ khó khăn bởi vì Thái Lan đang bị xáo
trộn, Trung Quốc đang thiết lập ảnh hưởng tại Campuchia, trong khi Lào và
Mianma sẽ không đối kháng với Trung Quốc. Việt Nam chỉ còn một thời gian ngắn
trước khi Hội nghị thượng đỉnh ASEAN 17 được tổ chức vào cuối năm nay khi các
nhà lãnh đạo ASEAN sẽ gặp gỡ Trung Quốc. Đây là cơ hội để chứng tỏ một mặt trận
thống nhất. Việt Nam
phải thúc đẩy sự đồng thuận trên cơ sở hợp tác với Trung Quốc vì hoà bình và
không đối đầu với Trung Quốc. Thực tế việc Inđônêxia sẽ tiếp quản chức Chủ tịch
ASEAN vào năm tới là một phát triển tốt bởi vì Inđônêxia sẽ đi tiên phong hơn
so với Brunây. 

5/Hỏi: Việt Nam đang cố gắng khẳng định vị thế
của minh trong năm làm Chủ tịch ASEAN. Qua theo dõi những hội thảo và hội nghị
thượng đỉnh của ASEAN, ông có thể đánh giá sơ bộ về nỗ lực này như thế nào?

– Trả lời: Việt Nam đã chứng tỏ là một đối tác quốc
tế đáng tin cậy trong nhiệm kỳ uỷ viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên
hợp quốc hai năm qua. Trước đây, Việt Nam đã từng tổ chức các hội nghị
thượng đỉnh của ASEAN. Năm nay bắt đầu triển khai thực hiện Hiến chương ASEAN
và Việt Nam
có trách nhiệm đặc biệt nặng nề. Nghị định thư về Cơ chế giải quyết tranh chấp
của ASEAN và các tuyên bố chung về phát triển bền vững và thay đổi khí hậu là
những dấu hiệu quan trọng cho thấy sự thành công về mặt ngoại giao của Việt Nam. 

6/Hỏi: Một số nhà quan sát đánh giá cao vai trò của
Việt Nam
trong giải quyết vấn đề Mianma. Cá nhân ông suy nghĩ về vấn đề này như thế
nào? 

– Trả lời: Về vấn đề Mianma, rõ ràng là Việt Nam có khả năng
ngoại giao linh hoạt để phản ánh sự đồng thuận trong ASEAN. Với tư cách là một
quốc gia nạn nhân của sự can thiệp bên ngoài, Việc Nam ủng hộ sự không can thiệp vào
công việc nội bộ và có một số cảm thông với Mianma. Mặt khác, Việt Nam
hiện là một phần của tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN, trong đó thừa nhận
những vấn đề nội bộ của một nước có thể lan ra và ảnh hưởng đến các nước khác.
Trong trường hợp Mianma, ASEAN với tư cách là một tổ chức khu vực có thể bị ảnh
hưởng nếu Mỹ và Liên minh Châu Âu thông qua các chính sách cứng rắn đối với Mianma
trong vấn đề bầu cử. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng rõ ràng đã phản ánh sự đồng
thuận của ASEAN khi ông nói về cuộc bầu cử ở Mianma. Vai trò trước đây của cố
Thủ tướng Võ Văn Kiệt trong thời gian trước khi diễn ra Hội nghị thượng đỉnh
Diễn đàn Hợp tác Á-Âu (ASEM) tại Hà Nội được đánh giá cao. Nỗ lực ngoại giao
của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khi đi thăm Mianma trước Hội nghị thượng đỉnh
ASEAN 16 cũng được đánh giá cao như vậy. 

7/Hỏi: ASEAN đang nỗ lực lấy lại vai trò trung tâm
trong các mối liên kết khu vực, với việc mời EU tham gia TAC, hoặc tỏ ý mời Nga
và Mỹ tham gia cơ cấu Đông Á. Theo quan điểm của ông, những nỗ lực này có thể
thành công hay không? Liệu có cản trở tiềm tàng nào từ phía những cường quốc
này? Giả thiết nếu thành công trong vấn đề này sẽ có ý nghĩa như thế nào đối
với sự phát triển của ASEAN?

– Trả lời: EU đã là thành viên của Diễn đàn Khu vực
ASEAN (ARF). Vì Châu Âu thúc đẩy một chính sách đối ngoại chung nên sẽ là một
bước tích cực đối với ASEAN khi cho EU tham gia vào TAC. Điều này sẽ ràng buộc
Anh và Pháp, hai nước uỷ viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, với
các chuẩn mực của TAC.

Khi Hội nghị thượng đỉnh Đông Á (EAS) đươc thành lập
đầu tiên và Liên bang Nga tìm cách trở thành thành viên của tổ chức này. Đây là
một vấn đề khó khăn chưa được giải quyết. Chính quyền Bush đã bày tỏ sự lo ngại
về việc EAS lặp lại những trách nhiệm của các tổ chức khu vực khác. Chính quyền
Bush kết luận rằng EAS không gây tổn hại đến an ninh khu vực và Mỹ sẽ theo dõi
sự phát triển của thể chế này. Chính quyền Obama đã tăng cường vị thế của Mỹ
tại Đông Nam Á bằng việc tham gia TAC. Ngoài ra, Mỹ cũng tuyên bố sẽ nghiên cứu
khả năng trở thành thành viên trong EAS. Có những báo cáo cho thấy một số thành
viên của EAS phản đối việc chấp nhận Mỹ vì đây không phải là một quốc gia Đông
Á. Tuyên bố của Chủ tịch ASEAN cho thấy các nước Đông Á đã đạt được sự đồng
thuận và đưa ra quyết định mang tính "thắng lợi kép" nhằm khuyến
khích Nga và Mỹ cùng tham gia. EAS chắc chắn sẽ phải trải qua một số căng thẳng
khi tiếp nhận hai siêu cường này. ASEAN sẽ muốn vẫn là trung tâm của EAS; nhưng
sự xáo trộn của ASEAN sẽ khiến việc này trở nên khó khăn. Và có thể trong một
số vấn đề, các siêu cường sẽ hành động quả quyết hơn và thậm chí là đơn phương
khi lợi ích quốc gia của họ mách bảo phải làm như vậy. 

8/Hỏi: Trong bối cảnh Trung Quốc trỗi dây và tăng
cường các bước đi nhằm chứng tỏ ảnh hưởng của nước này trong khu vực, trong khi
một số nước thành viên chủ chốt của ASEAN đang vướng phải một số vấn đề, chẳng
hạn như Thái Lan đang bị chìm đắm trong khủng hoảng và Inđônêxia phục hồi chậm
chạp, theo ông thì ASEAN phải làm gì để đối phó với sự chuyển giao quyền lực
trong khu vực?

-Trả lời: Sự trỗi dậy của Trung Quốc thể hiện trên một
số khía cạnh – kinh tế, chính trị, quân sự và văn hoá. Trung Quốc và ASEAN đã
ký Hiệp định Thương mại tự do (FTA); có hiệu lực đối với các nền kinh tế phát
triển trong ASEAN từ đầu năm 2010. ASEAN phải củng cố và xây dựng khu vực
thương mại tự do cho riêng mình nhằm tự lớn mạnh khi làm ăn kinh tế với Trung
Quốc. Quy mô kinh tế đã được vạch ra rõ ràng. Có một khuôn khổ tích cực cho
khía cạnh văn hoá trong quan hệ ASEAN-Trung Quốc.

Nhưng khía cạnh chính trị và quân sự thì khó khăn hơn
nhiều bởi vì sự bất ổn trong bất kỳ nước thành viên ASEAN nào cũng gây khó khăn
cho việc tăng cường tình đoàn kết trong các vấn đề về chính trị và an ninh.
ASEAN cần nỗ lực ngăn ngừa không để bất kỳ cường quốc nào gây được ảnh hưởng áp
đảo về chính trị và/hoặc quân sự. ASEAN cần khuyến khích sự can dự của tất cả
các cường quốc trong việc xây dựng Đông Nam Á thành một khu vực "hoà bình,
hợp tác và phát triển". Một ví dụ như xây dựng dựa trên sáng kiến của Mỹ
về việc hỗ trợ các nước hạ nguồn sông Mê Công để phát triển tiểu vùng
này. 

9/Hỏi: Việt Nam có thể đóng một vai trò lớn hơn
trong ASEAN không?

– Trả lời: Với điều kiện Việt Nam vẫn ổn định về chính trị và
kinh tế tiếp tục tăng trưởng, nước này sẽ đóng vai trò ngày càng quan trọng hơn
với tư cách là một trong những nhà lãnh đạo ASEAN. Trong số 10 nước ASEAN,
Inđônêxia và Việt Nam
dường như sẽ là hai nhà lãnh đạo chủ chốt với ảnh hưởng khu vực rộng rãi. Các
sáng kiến về chính sách mà Việt Nam
thúc đẩy trong năm nay với tư cách là Chủ tịch ASEAN sẽ được Inđônêxia triển
khai. Đây là một quan hệ đối tác quan trọng, Việt Nam sẽ tổ chức hội nghị các bộ trưởng
quốc phòng của ASEAN đầu tiên. Đó là một cơ hội quan trọng để thúc đẩy hợp tác
an ninh khu vực chặt chẽ hơn và đặt nền tảng cho tương lai. Do Việt Nam là một
trong 10 nước sẽ chịu ảnh hưởng tiêu cực nhất của sự thay đổi khí hậu, nên vai
trò đi đầu trong vấn đề này sẽ có lợi cho tất cả các nước Đông Nam Á. Việt Nam
sẽ có thể đóng vai trò lớn hơn trong ASEAN khi biết gắn kết những lợi ích quốc
gia với các lợi ích của khu vực và đi tiên phong bằng biện pháp ngoại giao.

RELATED ARTICLES

Tin mới