Friday, April 26, 2024
Trang chủBiển nóngSự kiệnKinh tế Mỹ - Việt 6 tháng đầu năm 2010: Những tín...

Kinh tế Mỹ – Việt 6 tháng đầu năm 2010: Những tín hiệu lạc quan

Nguồn: Internet

“Tổng Thống Obama đã chọn Việt Nam là một trong 6 thị trường mà
doanh nghiệp Mỹ hướng tới. Dự báo, năm nay (năm 2010 – TG) là năm phá kỷ lục về
quan hệ kinh tế thương mại song phương Việt – Mỹ” đây là lời khẳng định của Ông
Michael W. Michalak, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam trong hội thảo “ Doanh nghiệp Việt
Nam và 15 năm bình thường hóa quan hệ Việt – Mỹ (1995 – 2010)”, tổ chức tại Hà
Nội tháng 7/2010. Sáu tháng đầu năm 2010, quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Mỹ tiếp
tục phát triển tốt đẹp, càng thể hiện những nhận định trên là đúng đắn, qua một
số đánh giá sau:

          1. Mỹ tiếp tục là đối tác thương mại số một của Việt Nam

Tính đến hết tháng 5/2010, kim ngạch thương mại
Việt – Mỹ đạt 7,75 tỉ USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu 6,09 tỉ USD, tăng 32,24%,
Mỹ xuất khẩu sang Việt Nam đạt 1,67 tỉ USD, tăng 57,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Thị trường Mỹ tiếp tục là thị trường lớn nhất, tiềm năng nhất của doanh nghiệp
Việt Nam với hầu hết các mặt hàng chủ lực như thủy sản, dệt may, đồ gỗ, giầy
dép…. vào Mỹ đều có mức tăng trung bình trên 30% so với cùng kỳ.

Đây là kết quả của việc thực thi hiệp định thương
mại song phương (BTA) giữa Việt Nam và Mỹ năm 2001, theo đó, từ mức kim ngạch
song phương giữa hai nước năm 2001 là 1,4 tỷ USD đã liên tục tăng, ngay cả suy
giảm kinh tế thế giới bắt nguồn từ Mỹ năm 2008 – 2009, kim ngạch thương mại
Việt – Mỹ vẫn đạt 15,4 tỷ năm 2009, Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ tăng 11%. Trong
năm 2010, kinh tế Mỹ đang tiếp tục phục hồi khiến cho khả năng những mặt hàng
thế mạnh của Việt Nam
tiếp tục chiếm lĩnh thị trường Mỹ.

          2. Mỹ mong muốn Việt Nam tham gia đàm phán gia nhập Hiệp
định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)

          TPP là liên kết kinh tế
thương mại tạo cơ sở cho sự hình thành khu vực tự do mậu dịch Châu Á – Thái
Bình Dương, ngoài ra TPP cũng tạo cơ sở cho những hợp tác liên quan đến an
ninh, quốc phòng, chính trị… trong tương lai. TPP hiện nay có 04 thành viên chính thức gồm
New Zealand, Singapore, Chile, Brunei và 04 nước khác đang trong quá
trình đàm phán gia nhập là Việt Nam, Australia, Peru và Mỹ, trong đó Việt Nam
hiện là “thành viên liên kết”.

          Mỹ rất quan tâm đến TPP
và liên tục thúc đẩy Việt Nam gia nhập TPP
từ năm 2008 đến nay, thông qua việc Chính quyền Obama đã xác định Việt Nam là
một trong 07 nước Châu Á – Thái bình dương mà Mỹ muốn ký một hiệp định tự do
thương mại (FTA) chung và đã cử đoàn công tác của Ủy ban tài chính thượng viện
Mỹ đến Việt Nam làm việc với một số cơ quan của Việt Nam từ 30/5 – 03/6/2010
nhằm bàn thảo về việc Việt Nam gia nhập TPP. Việt Nam đã tham gia hai vòng đàm
phán TPP vào tháng 3/2010 tại Australia và tháng 6/2010 tại Mỹ. Tại các vòng
đàm phán này, Việt  Nam luôn được sự quan
tâm, ủng hộ tham gia TPP của Mỹ và các nước, đây cũng là cơ hội cho Việt Nam
lần đầu tiên được hoạch định “luật chơi” trong diễn đàn lớn của khu vực do Mỹ đứng
đầu. Việc Mỹ mong muốn Việt Nam gia nhập TPP và mời Việt Nam tham dự hội nghị
an ninh hạt nhân (tháng 4/2010) ngay từ đầu càng cho thấy Mỹ tiếp tục thể hiện sẵn sàng thúc đẩy quan hệ và
mong muốn có một khung quan hệ kinh tế ổn định với Việt Nam và biến Việt Nam
thành một đối tác tin cậy trong khu vực.

          3. Các
doanh nghiệp Mỹ ngày càng đánh giá cao tiềm năng và xu hướng tăng cường đầu tư
vào Việt Nam

          Sáu tháng đầu năm 2010,
tuy Mỹ mất vị trí nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam (sau Hà Lan, Nhật Bản và Hàn
Quốc) sau thời gian dài nắm giữ (từ 2008 – hết quý I/2010), nhưng số lượng dự
án Mỹ đăng ký đầu tư vẫn tăng cao, với 25 dự án đầu tư mới (bằng 09 tháng đầu
năm 2009) và 08 dự án tăng vốn với tổng vốn đăng ký mới và tăng vốn là 1,069.1 tỷ USD (chiếm 12,7% so với
tổng số vốn đầu tư vào Việt Nam 06 tháng đầu năm 2010). Thêm vào đó, tháng 4/2010, Ngân hàng
Citibank, Mỹ cam kết cho tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam vay 200
triệu USD trong 13 năm để phát triển dự án bauxite Tân Rai, Lâm Đồng; Tập
đoàn GE Oil&Gas cam kết cung cấp dài hạn cho Tập đoàn Petro Việt Nam thiết
bị dầu khí, các dịch vụ và linh kiện thay thế cho các dự án dầu khí trọng điểm. Mặc dù tăng mạnh so với những năm
qua, đầu tư của Mỹ vào Việt Nam vẫn thấp so với tiềm năng, lợi thế của nhà đầu
tư Mỹ do điều kiện khách quan cơ sở hạ tầng của Việt Nam chưa đáp ứng được yêu
cầu của doanh nghiệp Mỹ. Dự báo thời gian tới, với chính trị ổn định, chính sách
đối ngoại nhất quán, nhất là chính sách kinh tế ngày càng cởi mở, Việt Nam sẽ
tiếp tục là điểm đầu tư hấp dẫn của doanh nghiệp Mỹ.

          4.
Doanh nghiệp Việt Nam và Mỹ thành lập Diễn đàn Doanh nghiệp Việt – Mỹ
và ra mắt chi hội doanh nhân Việt kiều tại Mỹ

          Liên tiếp trong các
ngày 08/4 và 12/4/2010 tại Hà Nội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)
tổ chức ra mắt Diễn đàn Doanh nghiệp Việt – Mỹ, đến dự có Bộ trưởng Chủ nhiệm
Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Đại sứ Mỹ Michalak. Diễn đàn này được
thành lập do sự chỉ đạo của Chính phủ nhằm xúc tiến quan hệ hợp tác thương mại
Việt  – Mỹ. Chủ tịch diễn đàn là bà Đặng
Thị Hoàng Yến, Chủ tịch HĐQT Tân Tạo và Đại diện phòng thương mại Mỹ (US
Chamber), Amcham Hanoi và Amcham Ho Chi Minh city. Đồng thời, Hiệp hội doanh
nhân Việt Nam ở nước ngoài đã ra mắt chi hội doanh nhân Việt kiều tại Mỹ,
trưởng chi hội tại Mỹ là ông David Huy Hồ. Những sự kiện trên cho thấy, doanh
nghiệp hai nước tiếp tục mong muốn tăng cường hợp tác kinh tế và các hợp tác
này ngày càng đi vào cụ thể, chiều sâu để phát huy hết tiềm năng, lợi thế của
doanh nghiệp hai nước đồng thời là kênh đối thoại quan trọng giữa doanh nghiệp
hai nước, qua đó Chính phủ hai nước có những chính sách cụ thể, phù hợp với lợi
ích của doanh nghiệp hai nước.

          5. Việt Nam và Mỹ lần
đầu tiên ký Bản ghi nhớ cấp Chính phủ về hợp tác trong lĩnh vực năng lượng hạt
nhân và lần đầu tiên hợp tác trong lĩnh vực thú y.

Ngày 09/4/2010
tại Hà Nội, Việt Nam và Mỹ đã ký Bản ghi nhớ cấp Chính phủ về hợp tác trong
lĩnh vực năng lượng hạt nhân, tiếp theo đó, ngày 12/4/2010, Mỹ đã cử Thứ trưởng
Ngoại giao Robert Hormats đến làm việc với các Bộ của Việt Nam về hợp tác thương mại, nông
nghiệp và năng lượng hạt nhân dân sự.

Việt Nam và Mỹ cũng chứng kiến sự kiện hợp tác đầu
tiên giữa hai nước về thú y, y tế qua việc ngày 21/4/2010 Cục thú y Việt Nam và
Trung tâm phòng chống và kiểm soát bệnh tật Mỹ (CDC) đã ký kết Nghị định thư
hợp tác song phương. Tại buổi ký có TS Edward Avalos, thứ trưởng Bộ Nông nghiệp
Mỹ và TS Bùi Bá Bổng thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Việt Nam. Theo văn bản ký kết, Mỹ sẽ hỗ
trợ ban đầu 160 nghìn USD dành cho thú ý, y tế nhằm nghiên cứu về đường lây
nhiễm cúm người và gia cầm, lợn. Các hợp tác trên nhiều lĩnh vực giữa Việt Nam và
Mỹ là sự kiện đánh dấu hợp tác toàn diện giữa Mỹ – Việt thời gian tới.

6. Mỹ –
Việt tiếp tục mở rộng quan hệ hợp tác vận tải hàng không

          Ngày 18/5, Đại sứ Mỹ
tại Việt Nam Michalak và Bộ trưởng Giao thông Vận tải Hồ Nghĩa Dũng đã ký bản
sửa đổi của Hiệp định Vận tải hàng không song phương Mỹ – Việt nhằm mở rộng so
với hiệp định đã ký năm 2003 giữa hai nước bằng việc dỡ bỏ rào cản về vận tải
hàng hóa giữa hai bên. Ngoài Hiệp định này, Mỹ và Việt Nam còn hợp tác trong nhiều dự án hỗ trợ kỹ
thuật để phát triển ngành hàng không Việt Nam. Đây là hợp tác quan trọng giữa
hai nước khi hoạt động giao thương bằng đường thủy chưa đáp ứng được nhu cầu
vận tải của một số mặt hàng cần thời gian đến Mỹ ngắn hơn (đi đường thủy từ
Việt Nam đến Mỹ trung bình 25-30 ngày), vận tải hàng không sẽ đem lại hiệu quả
cao hơn, thúc đẩy quan hệ thương mại giữa hai nước. Ngoài ra, đây là sự kiện
đánh giá sự hợp tác Việt – Mỹ ngày càng đi vào chiều sâu.

          7. Chính quyền Mỹ tạm dừng ý định đưa cá tra, basa Việt Nam
vào diện kiểm duyệt của đạo luật Farmbill 2008 theo đề nghị của Bộ Nông nghiệp
Mỹ

          Năm 2010 Mỹ thực thi Luật Nông nghiệp 2008, Bộ Nông nghiệp
Mỹ (USDA) dự định xếp cá tra, ba sa Việt Nam (tên khoa học là Pangasius) cùng
loại với cá da trơn của Mỹ (dòng Ictalurus). Định nghĩa lại tên cá tra, ba sa
Việt Nam, đồng nghĩa với việc chuyển cá tra, ba sa từ Cơ quan Thực phẩm và dược
phẩm Mỹ (FDA) sang Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) quản lý. Nếu cá tra, ba sa Việt Nam
được định nghĩa lại là “catfish”, nhà xuất khẩu sẽ phải tốn thêm nhiều chi phí,
công sức để đáp ứng các yêu cầu nhập khẩu ngặt nghèo của Mỹ. Tuy nhiên, ngày 16/02/2010, Văn phòng Quản lý và Ngân sách của
Chính phủ Mỹ (OMB) quyết định tạm dừng ý định này và kéo dài thời gian xem xét.
Mặc dù Mỹ chưa tuyên bố hủy bỏ ý định trên và không nêu rõ thời gian giới hạn
xem xét, nhưng trong điều kiện khó khăn về kinh tế hiện nay, dưới sức ép bảo hộ
thương mại và thời gian thực thi Farmbill 2008 đã diễn ra khá lâu, quyết định
trên của Mỹ cho thấy những dấu hiệu tốt đẹp trong quan hệ thương mại giữa hai
nước.

RELATED ARTICLES

1 COMMENT

Comments are closed.

Tin mới