Monday, December 23, 2024
Trang chủBiển nóngSự kiệnXUNG QUANH TRANH CHẤP CHỦ QUYỀN Ở BIỂN ĐÔNG

XUNG QUANH TRANH CHẤP CHỦ QUYỀN Ở BIỂN ĐÔNG

Tại
cuộc hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ hai ngày 11/11 ở Thành phố
Hồ Chí Minh, tình hình căng thẳng bắt nguồn từ các tranh chấp chủ quyền là nhân
tố được hầu hết các chuyên gia chú ý. Phân tích nguyên nhân khiến căng thẳng
gia tăng thời gian gần đây, giáo sư Carl Thayer nhấn mạnh đến vai trò của Trung
Quốc, vừa tăng cường sức mạnh để áp đặt các đòi hỏi chủ quyền, vừa tìm cách phá
hoại các nỗ lực của Việt Nam nhằm hình thành một mặt trận thống nhất để đối
phó. 


một chuyên gia tại Học viện Quốc phòng Ôxtrâylia, từng theo dõi hồ sơ Biển Đông
từ hàng chục năm qua, trong bài tham luận tại Hội nghị lần này, giáo sư Thayer
đã tỏ ý bi quan trước tình trạng có thể nói là “bất di bất dịch” của các đòi
hỏi chủ quyền trong vùng Biển Đông. Tình hình đã xấu đi thêm do việc Trung Quốc
vẫn duy trì thái độ “thiếu minh bạch” trong vấn đề Biển Đông, làm dấy lên những
câu hỏi chính đáng về dã tâm chiến lược của Bắc Kinh. 

Về
các hành động quyết đoán gần đây của Bắc Kinh tại vùng Biển Đông, giáo sư
Thayer đặc biệt ghi nhận hai nhân tố có liên quan chặt chẽ với nhau. Ông
nói: 

“Trước
hết là các vụ liên tục bắt giữ tàu thuyền đánh cá của ngư dân Việt Nam và liên
tục áp đặt lệnh cấm đánh cá trên một vùng rộng lớn tại Biển Đông, viện cớ là để
bảo đảm nguồn hải sản cho khỏi bị tổn hại. Tháng trước, Việt Nam đã phải lên
tiếng yêu cầu Bắc Kinh trả tự do cho một chiếc tàu đánh cá của tỉnh Quảng Ngãi,
cùng với 9 ngư dân bị họ chặn bắt trước đó. Ngoài ra, để có thể tiến hành thuận
lợi các hành động độc đoán kể trên, Trung Quốc đã không ngừng tăng cường đội
tàu ngư chính của họ. Giáo sư Thayer ghi nhận: “Trung Quốc đang tăng cường năng
lực củng cố các đòi hỏi chủ quyền của họ trong vùng Biển Đông bằng cách đóng
thêm nhiều tàu ngư chính”. 

Theo
chuyên gia nghiên cứu Thayer, đà vươn lên của Trung Quốc cũng như tiến trình
hiện đại hóa và chuyển hóa của quân đội Trung Quốc sẽ tiếp tục làm cho giới
hoạch định chính sách quốc phòng trong khu vực cảm thấy bối cảnh chiến lược sẽ
bất ổn hơn. 

Bắc Kinh sẵn
sàng dùng vũ lực? 

Câu
hỏi mà giới quan sát đặt ra là mới đây, khi đưa vùng Biển Đông lên hàng “lợi
ích cốt lõi”, ngang hàng với Đài Loan hay Tây Tạng, phải chăng là Trung Quốc
muốn phát đi tín hiệu cho thấy họ sẵn sàng dùng vũ lực để bảo vệ các đòi hỏi
chủ quyền của họ? 

Trong
số các nước có tranh chấp chủ quyền với Bắc Kinh tại vùng Biển Đông, Trung Quốc
đặc biệt tranh chấp gay gắt với Việt Nam, quốc gia luôn luôn tìm cách thiết lập
một mặt trận chung nhằm đối phó với các đòi hỏi chủ quyền của láng giềng phương
Bắc. 

Từ
đầu năm đến nay, Việt Nam
đã cố gắng đẩy mạnh các nỗ lực ngoại giao để tiến tới một bộ quy tắc ứng xử
giữa các bên tại vùng Biển Đông mang tính ràng buộc hơn đối với các nước ký
kết. Theo ghi nhận của giáo sư Thayer, Bắc Kinh đã tìm cách phá hoại các nỗ lực
của Việt Nam, trong tư cách Chủ tịch ASEAN, nhằm hình thành một mặt trận chung
đối phó với Trung Quốc trên vấn đề Biển Đông. 

Tại
Diễn đàn An ninh Khu vực ASEAN hạ tuần tháng 7, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton
đã lên tiếng kêu gọi một cách tiếp cận đa phương để giải quyết các tranh chấp ở
Biển Đông. Lời kêu gọi này đã bị Trung Quốc phản bác dữ dội vì nước này chủ
trương giải quyết song phương với từng nước, đồng thời không muốn Mỹ can thiệp
quá sâu vào khu vực. Tuy nhiên, quan điểm mới của Mỹ về châu Á cũng như Biển
Đông đã tiếp tục được các lãnh đạo Mỹ khẳng định, từ Bộ trưởng Quốc phòng
Robert Gates cho đến người lãnh đạo cao nhất là Tổng thống Barack Obama. 

Trong
một chừng mực nào đó, theo giáo sư Thayer, vấn đề đặt ra hiện nay là khu vực
Đông Nam Á sẽ tiếp tục chịu ảnh hưởng bởi cuộc cạnh tranh giữa các cường quốc.
Đối với hồ sơ Biển Đông, câu hỏi quan trọng cần đặt ra là thực lực của Mỹ ra
sao và quyết tâm của họ như thế nào trong việc duy trì thế cân bằng quyền lực
trong lĩnh vực hàng hải. 

*

Đài BBC


lệnh Hải quân Mỹ kêu gọi Trung Quốc hợp tác trong vấn đề Biển Đông cho dù Bắc
Kinh tuyên bố “chủ quyền không thể chối cãi” với phần lớn khu vực này. 

Hãng
tin Reuters trích lời Đô đốc Gary Roughead hôm 10/11 tại một diễn đàn ở
Washington DC rằng xây dựng quan hệ hợp tác với quân Giải phóng Nhân dân Trung
Quốc là một công việc quan trọng. 

Theo
đánh giá của giới chuyên gia, có tới hơn 50% lưu lượng tàu chở dầu trên thế
giới đi qua khu vực Biển Đông. Ông Roughead được trích lời nói: “Theo quan điểm
của tôi, những gì chúng ta làm tại Xômali cần phải được nhân ra ở Biển Đông và
các nơi khác, ở cùng mức độ hợp tác”. 

Gần
hai năm trước, Trung Quốc đã cử một nhóm công tác gồm ba tàu chiến tới khu vực
ngoài khơi Xômali để bảo vệ tàu hàng của mình hoạt động tại đó. Hải quân Trung
Quốc và hải quân các nước cùng hoạt động trong khu vực, kể cả Mỹ, thường xuyên
chia sẻ thông tin về các cuộc tấn công của cướp biển cũng như về các con tàu bị
tình nghi. Đây là điều mà Mỹ cũng muốn làm ở Biển Đông. 

Người
phát ngôn của Sứ quán Trung Quốc tại Oasinhtơn đã không phản hồi trước câu hỏi
liệu có bình luận gì trước đề xuất của Đô đốc Roughead hay không. 

Biển
Đông là nơi đang có tranh chấp phức tạp giữa Trung Quốc và một số quốc gia Đông
Nam Á, trong đó có Việt Nam

Đường chín
đoạn 

Mới
đây, Cục Đo đạc bản đồ Quốc gia Trung Quốc đã khai trương dịch vụ bản đồ trực
tuyến Map World, trong đó có đường chín đoạn mô tả yêu sách của nước này đối
với Biển Đông. 

Đường
chín đoạn, hay còn gọi là đường lưỡi bò, bao trùm hầu hết khu vực, kể cả các
quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà Việt Nam cũng tuyên bố chủ quyền. Nhiều tuyến
hàng hải chính nối Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương cũng đi qua hải phận Biển
Đông. 

Tổng
cộng diện tích theo yêu sách của Trung Quốc là tới hơn 648.000 dặm vuông, tức
trên 1,7 triệu km². Trung Quốc nói sẽ không ngăn cản tàu thuyền nước ngoài đi
lại qua khu vực này, với điều kiện không vi phạm luật pháp quốc tế. Điều này
làm Mỹ và một số nước, vốn coi đây là khu vực lưu thông hàng hải quốc tế, bất
bình. 

Mỹ
tuyên bố tự do đi lại ở Biển Đông là một trong các “quyền lợi quốc gia” của Mỹ.
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton hồi tháng 7 đề xuất một cách tiếp cận đa phương
cho tranh chấp Biển Đông. Đề xuất của bà Clinton
đã làm Trung Quốc tức giận. 

Cũng
trong thời gian gần đây, một số báo Trung Quốc trích lời giới quan chức nói Nam
Hải (Biển Đông) không phải là vấn đề thuộc lợi ích cốt lõi của Trung Quốc như
Đài Loan hay Tân Cương. 

Từ
đầu năm nay, cụm từ “lợi ích cốt lõi” được nhắc tới như ngầm quy định độ cấp
bách và quan trọng của một số vấn đề chính trị trong nước của Trung Quốc. Việc
Trung Quốc có thể không coi Biển Đông là một trong các “lợi ích cốt lõi” được
một số chuyên gia cho là dấu hiệu tích cực, chứng tỏ Bắc Kinh bắt đầu nhượng bộ
trước áp lực quốc tế, nhất là từ sau khi Mỹ tỏ thái độ sẵn sàng tham gia bảo
đảm an ninh hàng hải tại khu vực này. 

Tuy
nhiên, cũng có người nhận định dù có dùng cụm từ “cốt lõi” hay không, thì Biển
Đông, cùng với các vấn đề thuộc về chủ quyền và lãnh thổ đều là lĩnh vực mà
Trung Quốc không bao giờ nhân nhượng. Trong một cuộc trả lời phỏng vấn với BBC
Bà Lý Kiến Vĩ, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Biển thuộc Viện Nghiên
cứu Biển Đông của Chính phủ Trung Quốc nói “lợi ích cốt lõi” không phải là một
định nghĩa khép kín mà bất kỳ điều gì liên quan tới chủ quyền đều được cho là
“lợi ích cốt lõi”. 

*** 

Đài TNHK

Vừa
qua, ông Dương Danh Dy, một nhà nghiên cứu về Trung Quốc và từng là Tổng lãnh
sự Việt Nam tại Quảng Châu đã có trả lời phỏng vấn Đài TNHK về tình hình Biển
Đông: 

– Thưa ông, ông
đánh giá như thế nào về tình hình liên quan tới biển Đông thời gian qua? 

+
Theo tôi, tình hình biển Đông trong thời gian qua có một số chuyển biến tốt.
Thứ nhất, việc người Mỹ quay trở lại khu vực nhận được sự hoan nghênh của đa số
các nước trong vùng. Thứ hai, cũng rất quan trọng, tình đoàn kết của các nước
liên quan đến biển Đông trong khu vực được tăng cường. Điểm thứ ba là người
Trung Quốc đã có những dấu hiệu tỏ ra là xuống nước. Ta biết, từ tháng 3/2010
đến tháng 7/2010, Trung Quốc nói biển Đông thuộc “lợi ích cốt lõi” của họ.
Nhưng trong tháng 10/2010, một người có trách nhiệm, tôi nhớ là Phó Trưởng ban
Nghiên cứu Kinh tế Chính trị của Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, nói theo quan
điểm của ông ta thì lợi ích của Trung Quốc có 4 loại là : Lợi ích cốt lõi, lợi
ích quan trọng, lợi ích bình thường và lợi ích thứ yếu. Bây giờ ông ấy xếp lợi
ích của biển Đông không phải là cốt lõi nữa, chỉ là quan trọng thôi. Ông đưa ra
ví dụ lợi ích cốt lõi như là trái tim, bộ óc của con người, còn lợi ích quan
trọng chỉ như cái chân, cái tay của con người. Sau khi họ tuyên bố lợi ích cốt
lõi trước phản ứng của đông đảo thế giới, khu vực thì họ bắt đầu có những dấu
hiệu cho họ thấy rằng họ phải lui bước. 

– Thưa ông,
tuyên bố của Ngoại trưởng Hillary Clinton gần đây về quyền lợi quốc gia của Mỹ
trong việc giải quyết vấn đề tranh chấp biển Đông đã gây ra phản ứng rất tức
giận từ phía Bắc Kinh. Ông nhận định như thế nào về phản ứng của Trung Quốc

+
Quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ là hai đối thủ đã biết nhau rất rõ nên lúc cao
giọng tưởng rằng xung đột đến nơi, nhưng rút cục họ cũng thu xếp được với nhau.
Người Trung Quốc sử dụng điều đó rất giỏi, lợi dụng mâu thuẫn, hư hư thực thực.
Chỉ chú ý trong thời gian ngắn, sự việc cụ thể, nhiều khi chúng ta sẽ bị nó
đánh lừa. Sở dĩ tôi nói rằng quan hệ Trung-Mỹ có lúc thế này, lúc thế kia,
nhưng rút cục hai nước đều biết nhau và không nước nào muốn làm đổ vỡ cả. Nếu
chú ý trong cả thời gian dài từ khi 2 nước bình thường hóa quan hệ đến nay thì
thấy đều như vậy. Gần đây, tôi có viết một bài về việc từ khi bình thường hóa
quan hệ đến nay, đã 4 lần, Trung Quốc và Mỹ riêng trong lĩnh vực lớn, đã có
những va chạm tưởng chừng rất gay gắt, nhưng rút cục họ vẫn thu xếp được với
nhau. Tôi cho rằng bà Hillary Clinton cũng tuyên bố như thế, nhưng bà vẫn có
những cái không để người Trung Quốc mếch lòng, tự ái. Cá nhân tôi, tôi vẫn hoan
nghênh việc Mỹ tuyên bố quay trở lại khu vực này, đồng thời có một số động tác
tỏ ra muốn phát triển quan hệ với Việt Nam. 

– Vừa qua, Trung
Quốc đã tiến hành một đợt tập trận lớn ở Biển Đông, với sự tham dự của một lực
lượng hùng hậu biểu dương sức mạnh của các sư đoàn thủy quân lục chiến. Vậy
Việt Nam
cũng như các nước láng giềng khác nhìn nhận sự kiện này như thế nào? 

+
Tôi nghĩ là trong tình hình này không thể căng thẳng hơn, chẳng qua là sau
những động thái gần đây họ có vẻ nhún nhường ở Biển Đông vì họ cũng phải làm
một cái gì đó để lấy lại thể diện nếu không phải là do phái diều hâu chủ động
gây ra. 

– Báo chí cũng
như các diễn đàn tiếng Hoa bàn luận ra sao về vấn đề Biển Đông trong thời gian
qua? 

+
Thời gian qua họ bàn luận rất nhiều và nói thẳng ra là họ chĩa mũi nhọn vào
Việt Nam
đấy. Họ nói Việt Nam hiếu
chiến, Việt Nam
dựa vào Mỹ… Họ nói hành động của Trung Quốc ở Biển Đông là phải khai đao với
Việt Nam
… 

– Trong vụ tranh
chấp lãnh hải với Nhật Bản thì người dân Trung Quốc đã tiến hành một loạt các
cuộc phản đối Tôkyô tại nhiều nơi. Ông nhận định ra sao về chủ nghĩa dân tộc ở
Trung Quốc hiện nay? 

+ Sau 30 năm cải cách mở cửa, người Trung Quốc cũng có
thay đổi. Trong thời kỳ chiến tranh, thời kỳ Cách mạng văn hoá…, chủ nghĩa
dân tộc rất cực đoan. Sau 30 năm theo tôi nghĩ, nó không mạnh và cực đoan như
trước nữa. Còn tất nhiên, nước nào cũng có chủ nghĩa dân tộc. Người Trung Quốc
có chủ nghĩa dân tộc, người Nhật Bản có chủ nghĩa dân tộc và người Việt Nam cũng có chủ
nghĩa dân tộc… Vấn đề là chúng ta vận dụng tinh thần đó cho đúng, cho công
bằng và hợp lý.

 

RELATED ARTICLES

Tin mới