Saturday, January 4, 2025
Trang chủGóc nhìn mớiTranh chấp Biển Đông và toan tính của các bên

Tranh chấp Biển Đông và toan tính của các bên

altSự trỗi dậy hòa bình của
Trung Quốc thể hiện qua sự gia tăng các hoạt động từ thiện, cùng với những cam
kết đầu tư hoặc viện trợ đối với nước ngoài, đặc biệt là lĩnh vực khai thác tài
nguyên, nguồn nguyên liệu mà Trung Quốc đang thiếu và các dự án, cơ sở hạ tầng
lớn, vốn là thế mạnh của các công ty Trung Quốc với lượng tiền mặt sẵn có. Tuy
nhiên, vấn đề là ở chỗ, Trung Quốc đang ngày càng tỏ ra muốn sử dụng vũ lực để
đe dọa các quốc gia láng giềng.

Ngày 25/4/2010, theo
Tân Hoa Xã, Cục Quản lý nghề cá Trung Quốc thông báo bắt đầu sử dụng tàu tuần
tra thường xuyên tại Biển Đông, đồng thời cử 2 tàu hộ tống các tàu đánh cá của
Bắc Kinh tại khu vực quần đảo Trường Sa.

Theo phát ngôn viên của
Bộ Ngoại giao Trung Quốc, các tàu tuần tra của nước này có căn cứ tại Tam Á thuộc
bờ biển phía Nam của đảo Hải Nam, đã được điều tới để hộ tống các tàu đánh cá tại
Biển Đông và để khẳng định quyền đánh cá của nước này trong vùng biển quanh quần
đảo Trường Sa.

Từ ngữ được phía Trung
Quốc sử dụng cho thấy điềm không lành. Các tàu tuần tra Trung Quốc không chỉ
đơn giản có nhiệm vụ bảo vệ các tàu đánh cá của nước này, vốn có thể bị tàu nước
ngoài đang có tranh chấp tại khu vực hạch sách, hoặc cung cấp phương tiện, hỗ
trợ y tế hay với mục đích dân sự khác, mà còn được sử dụng để “khẳng định”
quyền đánh cá của Bắc Kinh, tức là những tàu này có thể ngăn chặn hoạt động
đánh cá của những tàu không mang quốc tịch Trung Quốc. Như vậy, không còn nghi
ngờ gì nữa, Trung Quốc đang gia tăng hàng động cũng như lời nói của mình tại Biển
Đông theo hướng mâu thuẫn với những lời hứa trước đây trong giải quyết tranh chấp
một cách hòa bình và cho phép khai thác các nguồn tài nguyên trên cơ sở song
phương.

Lời hứa này không có
giá trị cũng như những thoả thuận song phương không mang lại hiệu quả gì trong
giải quyết tranh chấp tại quần đảo Trường Sa, nơi có khoảng 200 quần đảo và bãi
đá ngầm.

Hiện Trung Quốc đang
đòi chủ quyền trên tất cả các đảo vốn đang do Việt Nam nắm giữ, trong khi
Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan thì tuyên bố chủ quyền một phần ở khu
vực này. Trường Sa nằm ở phần phía Nam của Biển Đông, rất xa nếu tính từ đảo Hải
Nam so với bờ biển phía Nam của Việt Nam , đảo Palawan của Philippines và
Malaysia và vùng lãnh thổ Brunei ở bờ biển phía Bắc Borneo. Trung Quốc đòi chủ
quyền vùng biển của mình kéo dài gần tới bờ biển của những quốc gia trên và gần
sát đảo Natuna có nhiều khí đốt thuộc Indonesia.

Trung Quốc đã và đang sử
dụng vũ lực để khẳng định các tuyên bố chủ quyền của mình đối với quần đảo
Hoàng Sa, vốn đã bị Bắc Kinh chiếm giữ từ Miền Nam Việt Nam trong những ngày cuối
của chế độ Thiệu ở Sài Gòn.

Ngày 22/3/2010, tàu chiến
Trung Quốc đã bắt giữ một tàu đánh cá của Việt Nam bị cho là đánh cá trong vùng biển
ngoài khơi quần đảo Hoàng Sa. Bắc Kinh cũng tìm cách tăng cường chiếm giữ các đảo
nhỏ để phát triển du lịch.

Tuy vậy, Việt Nam ít
tỏ ra đang bị đe dọa. Mặc dù quan hệ thương mại giữa hai nước đang phát triển,
nhưng khi Trung Quốc tuyên bố hoạt động tuần tra tại quần đảo Trường Sa vào
ngày 1/4/2010, Việt Nam cũng đã đáp trả bằng chuyến thăm của Chủ tịch nước Nguyễn
Minh Triết tới đảo Bạch Long Vĩ, vốn là hòn đảo nằm giữa bờ biển Việt Nam và đảo
Hải Nam. Đây là hòn đảo của Việt Nam nhưng Trung Quốc đang đòi chủ
quyền. Đồng thời, Việt Nam
dường như cũng tăng cường sự hiện diện tại Trường Sa, nơi nước này đang nắm giữ
nhiều đảo và đá ngầm hơn bất kỳ quốc gia nào đang đòi hỏi chủ quyền.

Việt Nam cũng đã mua 6
tàu ngầm của Nga, nước vẫn có quan hệ gắn bó với Hà Nội, và đồng thời phát triển
quan hệ với Mỹ. Năm nay, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam đã thăm chính thức Mỹ và
Pháp, cùng thời điểm đó, Thủ tướng Việt Nam cũng đã tới thăm Moscow. Việt Nam
đã tiếp nhận tàu của Mỹ để sửa chữa tại Vịnh Cam Ranh, căn cứ hải quân vốn do Mỹ
xây dựng trong chiến tranh Việt Nam tại bờ biển Nam Trung Bộ. Ngày 26/4/2010, tại
Hồng Công, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách vấn đề Đông Á – Thái Bình Dương
Kurt Campbell nhận định rằng: “Không một quốc gia nào tại Đông Nam Á muốn
cải thiện quan hệ với Mỹ, vốn là kẻ thù cũ của quốc gia này, như Việt
Nam”.

Việt Nam đã và đang nỗ lực để quốc tế
chú ý nhiều hơn tới tranh chấp tại Biển Đông. Trong tháng 11/2009, nước này đã
tổ chức Hội thảo về Biển Đông tại Hà Nội. Hội nghị đã thu hút sự tham gia không
chỉ có các học giả tới từ Trung Quốc và các quốc gia đang có tranh chấp, mà còn
có nhiều chuyên gia tới từ các nước khác như Nga, Anh, Pháp, Inđônêxia. Hà Nội
cũng muốn sử dụng quyền chủ tịch ASEAN để đưa tranh chấp tại Biển Đông đi xa
hơn vấn đề của khu vực.

Nguồn tài nguyên dầu
khí và cá tại Biển Đông rất dồi dào đối với các quốc gia trong khu vực, tuy
nhiên, mục tiêu chiến lược của Trung Quốc là kiểm soát đường vận tải hàng hải
và thương mại giữa Nhật Bản và Đông Nam Á, và các tuyến đường hàng hải chính yếu
tới Nam Á, Trung Đông và châu Âu.

Do vậy, một số quốc gia
châu Á, gồm cả Indonesia và Ấn Độ, đang muốn cải thiện quan hệ với Mỹ để tránh
khả năng Trung Quốc biến Biển Đông thành “cái hồ” của nước này, Nhật Bản đang hủy
hoại quan hệ với Mỹ khi nỗ lực loại bỏ các căn cứ của Mỹ tại Okinawa.

Dư luận quốc tế, nhất
là tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, gần đây nhắc nhiều tới các hoạt động
ngày càng dày đặc của hải quân Trung Quốc. Bắc Kinh không giấu giếm tham vọng
trở thành cường quốc hải quân, vươn ra xa bờ và khẳng định chủ quyền tại các
vùng biển mà Trung Quốc coi là của họ. Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế
(IISS), trụ sở tại Luân Đôn, vừa có bài xem xét chính sách phát triển của hải
quân Trung Quốc và hệ lụy đối với các nước láng giềng.

Bài viết cho rằng việc
hạm đội Đông Hải với 2 tàu ngầm lớp kilo và 8 tàu chiến lớp Sovremenny của
Trung Quốc vượt qua eo biển Miyako hôm 10/4/2010, chỉ cách 140 km là tới đảo
Okinawa của Nhật Bản, đã đánh dấu giai đoạn mới trong phát triển hải quân của
nước này. Song song với hoạt động chống cướp biển ở Vịnh Aden bên châu Phi, hải
quân Trung Quốc cho thấy độ linh hoạt chưa từng thấy và rõ ràng đang đóng vai
trò lớn trong các toan tính chiến lược của Bắc Kinh.

Phân tích gia của IISS
nhận xét rằng các hoạt động nói trên xem ra có vẻ trùng hợp với tình hình căng
thẳng gia tăng tại Biển Đông. Khu vực này đang bị tranh chấp nhiều năm nay giữa
Trung Quốc với Việt Nam ,
Đài Loan, Philippines,
Malaysia và Brunei.

Xung đột căng nhất là
giữa Trung Quốc và Việt Nam,
quốc gia chính thức coi quần đảo Trường Sa là đơn vị hành chính của mình từ năm
1973. Việt Nam
nắm giữ 29 đảo đá và bãi ngầm tại nơi đây, trong khi Trung Quốc có 9. Tàu cá của
hai bên thường xuyên hoạt động ở khu vực này.

Giằng co

Tháng Ba năm nay, Chính
phủ Trung Quốc nhận được nhiều kiến nghị của ngư dân nước này, rằng tàu của họ
khi đánh bắt gần Trường Sa đã bị tàu tuần duyên Việt Nam làm khó. Để “bảo
vệ ngư dân”, Trung Quốc quyết định điề̀u tàu ngư chính thuộc loại lớn nhất
của họ là tàu 311, cùng tàu 202 nhỏ hơn làm nhiệm vụ hộ tống, từ căn cứ Tam Á
trên đảo Hải Nam xuống phía Nam hướng
về Trường Sa.

Khi tới Trường Sa, tàu
311 bị một số lượng lớn tàu thuyền của Việt Nam vây quanh. Cùng lúc đó, hạm đội
Bắc Hải của Trung Quốc kết thúc hoạt động diễn tập trong 19 ngày tại một khu vực
rộng 6.000 hải lý tại Biển Đông và lên đường về nước.

Việc rút quân của hạm đội
này, theo một phóng viên Trung Quốc được cử đi theo tàu ngư chính 311, đã khiến
cho tàu Việt Nam
còn mạnh bạo hơn.
Phóng viên Trung Quốc nói hôm 8/4 có khoảng 20 tàu thuyền của Việt Nam nhưng tới ngày 10/4 thì số thuyền Việt Nam
lên tới 60. Các tàu thuyền này chỉ cách tàu ngư chính 311 khoảng 200 mét, và
người trên đó lấy máy chụp hình tàu Trung Quốc.

Thông tin về cuộc diễn
tập của hạm đội Đông Hải, lúc đó vừa vượt qua eo biển Miyako và khiến Nhật Bản
lên tiếng bày tỏ quan ngại, dường như đã đến tai người Việt Nam .

Các tin tức mà hải quân
Trung Quốc cố ý tung ra về đợt diễn tập của hạm đội Đông Hải đã khiến cho Việt Nam phải
e dè. Sau khi đạt mục đích, hạm đội này cũng không tiến xuống phía Nam nữa
mà chỉ hoạt động tập trận ở ngay tại chỗ. Điều đáng nói là các hoạt động mạnh mẽ
và quy mô chưa từng thấy tại các vùng Đông Hải và Nam Hải (Biển Đông) cho thấy
chiến lược mới của hải quân Trung Quốc.

IISS nhận định rằng Việt
Nam
và các nước Đông Nam Á sẽ phải chấp nhận một thái độ mạnh bạo hơn của Trung Quốc
tại Hoàng Sa và Trường Sa. Trong hai tháng Ba và Tư năm nay, ít nhất 19 tàu chiến
Trung Quốc đã có mặt tại Biển Đông.

Nhật Bản và các nước
quanh Đông Hải cũng phải chịu cảnh các tàu chiến Trung Quốc đi lại thường xuyên
hơn qua đây ra Thái Bình Dương. Tuy nhiên, theo phân tích gia của IISS,
“trọng tâm chủ đạo của hải quân Trung Quốc là bảo vệ, chứ không mở rộng chủ
quyền”.

Hiện đại hóa

Để làm công việc đó, hải
quân Trung Quốc đã trải qua quá trình hiện đại hóa nhanh chóng trong suốt một
thập niên nay.

Tàu chiến Trung Quốc
nay thao diễn quy mô ở tầm khá xa bờ. Hải quân Trung Quốc cũng đang tiếp tục được
đầu tư thêm với các dự án xây tàu sân bay và mua tàu ngầm mới. Hải quân đóng
vai trò ngày càng lớn trong chính sách đối ngoại của Bắc Kinh đồng thời cho thấy
khả năng tác chiến ngày càng linh hoạt. Các cuộc diễn tập mới đây đòi hỏi khả
năng điều phối và kiểm soát vượt trội, có sự phối hợp của cả tàu ngầm lẫn máy
bay chiến đấu, như các loại J-10, JH-7 và J-8, từ các căn cứ ở Nam Kinh và Quảng
Châu.

Các hoạt động được thao
diễn bao gồm bay đêm, bay tàng hình, thử thiết bị chống radar, tiếp nhiên liệu
trên không và chiến dịch giả ném bom ở Biển Đông. Các khu vực hoạt động truyền
thống xưa nay đã thay đổi cho phù hợp với tình hình mới. Thí dụ hạm đội Đông Hải
nay không chỉ còn để đối phó với Đài Loan, và cả hai hạm đội Bắc Hải và Nam Hải
hiện đều tham gia hoạt động ở Biển Đông.

Trung Quốc đã đặt mục
tiêu trở thành cường quốc hải quân xa bờ vào năm 2050. Bài viết của IISS cho
rằng với lượng đầu tư khổng lồ và hàng không mẫu hạm đầu tiên ra mắt vào năm
2012, nước này đang tiến nhanh trên con đường đạt mục tiêu đó.

Ngày 10/4/2010, Lực lượng
Phòng vệ Bờ biển Nhật Bản đã theo dõi 10 tàu chiến Trung Quốc đi qua 140 km từ
Nam Okinawa qua eo biển Miyako, đánh dấu giai đoạn mới về phát triển hải quân của
Trung Quốc.

Việc triển khai về quy
mô và phạm vi là chưa từng thấy đối với hải quân Trung Quốc, và là lần thứ hai
các hoạt động như thế đã được Trung Quốc thiết lập liên tục nhanh chóng: tháng
3, một đội tàu nhỏ hơn đã triển khai tập trận. Hai cuộc tập trận, cùng với các
hoạt động chống cướp biển của Trung Quốc tại vịnh Aden, thể hiện sự linh hoạt của
các lực lượng hải quân Trung Quốc và sự nổi bật lớn hơn trong tính toán chiến
lược của Bắc Kinh.

Đội tàu nhỏ của Hải
quân Trung Quốc gồm một số tàu chiến hiện đại nhất, có hai tàu ngầm tấn công lớp
Kilo, chạy bằng dầu diesel trên mặt nước và chạy bằng điện khi lặn dưới nước,
và ít nhất hai tàu khu trục loại Sovremenny do Nga sản xuất. Nhiệm vụ trong
tháng 3 và tháng 4 là lần đầu tiên vượt ra khỏi ‘chuỗi đảo thứ nhất’ – thuật ngữ
được Trung Quốc sử dụng cho các đảo gồm quần đảo Kurile, Nhật Bản, quần đảo
Ryukyus, Đài Loan, Philíppin và Indonesia (từ Borneo đến Natuna Besar) – và chỉ
ra rằng việc triển khai vượt ra khỏi chuỗi đảo này bây giờ là chính sách chính
thức, đã được các sĩ quan hải quân thảo luận vài năm trước.

Căng thẳng trên Biển Đông

Thời điểm các cuộc tập
trận có mối liên quan trực tiếp đến sự căng thẳng gia tăng trong tranh chấp chủ
quyền lâu dài của Trung Quốc đối với các đảo trên Biển Đông. Biên giới hiện tại
của Trung Quốc trong khu vực lần đầu tiên xuất hiện trong một cuộc khảo sát do
Chính phủ Quốc gia Trung Quốc tiến hành vào năm 1935, và được Chính phủ Cộng sản
giữ lại sau năm 1949. Họ xác định nhiều nhóm đảo của Trung Quốc bao gồm một số
quần đảo như Hoàng Sa (Tây Sa), Trường Sa (Nam Sa), Pratas (Ðông Sa), bãi
Macclesfield (Trung Sa) và bãi cạn Scarborough (Hoàng Nham Đảo).

Trong nhiều thập kỷ,
Trung Quốc đã tranh chấp một số hoặc tất cả các quần đảo này với Việt Nam, Đài
Loan, Philippines, Malaysia và Brunei. Khoáng sản, khí đốt tự nhiên và dầu mỏ
được cho là lý do tranh chấp, mặc dù thiếu các cuộc khảo sát độc lập để biết được
có nhiều hay ít. Nhưng điều không chắc chắn này đã không ngăn được các quốc gia
đòi chủ quyền trong việc xây dựng các căn cứ quân sự trên nhiều rạn san hô. Hiện
nay Trung Quốc có các căn cứ trên đảo Châu Viên, Đá Chữ Thập, Đá Huy Gơ, Đá Gạc
Ma, Đá Vành Khăn, Đá Ga Ven và Đá Su Bi. Các căn cứ này, từ các tòa nhà nhỏ ba
tầng có đường băng lên thẳng, cho tới các cơ sở có khả năng hoạt động như một bến
tiếp nhiên liệu.

Những cuộc tranh cãi dữ
dội nhất gia tăng trong năm qua giữa Trung Quốc và Việt Nam , nước chính thức tuyên bố chủ quyền quần đảo
Trường Sa là một tỉnh của Việt Nam
trong năm 1973. Khi tranh chấp vùng biển xung quanh, nhiều như tranh chấp các
hòn đảo, các hoạt động thương mại như đánh cá đã phát triển trong những năm gần
đây, trở thành một vấn đề chiến lược. Các tàu đánh cá Việt Nam và Trung Quốc thường xuyên tụ tập
trong cùng khu vực.

Tập trận hải quân tầm xa

Trong khi đó, Trung Quốc
đã bắt tay vào hoạt động đầu tiên, điều được mô tả trên các phương tiện truyền
thông chính thức là ‘các cuộc tập trận hải quân tầm xa’. Ngày 18/3, một đội tàu
nhỏ gồm sáu tàu, từ Hạm đội Bắc Hải rời căn cứ ở Thanh Đảo, qua eo biển Miyako
gần Okinawa, đi thành ba cặp, có thể trong nỗ lực nhằm tránh sự chú ý.

Các tàu khu trục
Amagiri của Nhật Bản báo cáo nhìn thấy một tàu khu trục loại Lữ Châu và một tàu
khu trục lớp Giang vệ II. Một tàu khu trục khác, tàu Asayuki, phát hiện cả tàu
khu trục lớp Giang vệ II và Giang Hồ III. Một tàu chở dầu của Trung Quốc và một
tàu cứu hộ đi theo sau. Trước khi đoàn tàu đi qua, một chiếc máy bay KJ-200 của
Trung Quốc, có hệ thống điều khiển và cảnh báo trên không, đã bị máy bay F-15 của
Nhật Bản theo dõi vì nó bay qua eo biển vào ngày 12/3/2010.

Tờ PLA Daily giữa tháng
4/2010 mô tả đây là một “cuộc tập trận đường dài”. Chương trình Tin tức Quân sự
chính thức của CCTV-7 cũng đưa ra các manh mối như bản chất của việc triển
khai: phó Hạm trưởng Hạm đội Bắc Hải nói rằng: “Trung Quốc cần bảo vệ toàn vẹn
lãnh thổ của mình thông qua việc chứng tỏ sức mạnh hải quân đường dài”. Bản báo
cáo cũng cho thấy, các máy bay chiến đấu J-8 hỗ trợ về không quân cho các cuộc
hành quân tầm xa, và các cuộc tập trận chống tàu ngầm (ASW) đang được thực hiện.

Đội tàu nhỏ cho thấy sự
hiện diện của nó khi đi qua eo biển Miyako và sau đó là kênh Bashi giữa Philippines
và Đài Loan. Các tàu thực hiện nhiều bài tập như thật, cũng như các cuộc tập trận
đối đầu với các thành phần của Hạm đội Nam Hải. Báo cáo của Hải quân Trung Quốc
cho biết hạm đội đã đến thăm Đá Chữ Thập trong quần đảo Trường Sa, cũng như thực
hiện thêm các bài tập gần eo biển Malacca giữa Malaysia
và Indonesia.
Việc triển khai các cuộc tập trận là một thông điệp rõ ràng về sự sẵn sàng của
Hải quân Trung Quốc để khẳng định quyền lực của Trung Quốc trong khu vực. Đội
tàu nhỏ đã quay về căn cứ vào đầu tháng 4.

Hạm đội Đông Hải

Nhật Bản đã ngạc nhiên
thêm một lần nữa khi một nhóm công tác thứ hai – gồm 10 tàu từ Hạm đội Đông Hải,
gồm có các tàu khu trục lớn, tàu khu trục nhỏ và nhiều tàu hỗ trợ – đi qua eo
biển Miyako vào ngày 10/4. Lần này Tokyo
quyết định đưa tin tức ra trước công luận.

Tàu khu trục Nhật Bản,
tàu Suzunami và máy bay giám sát đã được phái đi để chụp ảnh đội tàu nhỏ của
Trung Quốc, trong đó thay vì đi theo từng cặp, nó đi thành một nhóm lớn qua
Okinawa. Tàu Suzunami bị báo động bởi một máy bay trực thăng chống tàu ngầm của
Trung Quốc, Ka-28, đã đến quá gần tàu chiến của Nhật Bản trong khoảng 90 mét. Đến
cuối tháng 4, đội tàu nhỏ dừng chân tại phía Đông của Đài Loan và tiến hành diễn
tập chống tàu ngầm. Việc tạm dừng cuộc hành trình về hướng Nam dường như liên quan trực tiếp đến
một sự thay đổi về hoàn cảnh khó khăn của các tàu đánh cá Trung Quốc ở quần đảo
Trường Sa.

Có lẽ Việt Nam cho rằng
phía Trung Quốc không có thêm hành động hải quân nào, bởi vì đội tàu đầu tiên của
Trung Quốc đã quá sức chịu đựng sau 19 ngày, đi hơn 6.000 hải lý. Tuy nhiên,
theo báo cáo từ Nhật Bản thì đội tàu thứ hai đã đi qua eo biển Miyako với ý định
gây kinh ngạc cho các tàu Việt Nam.

Dường như quyết định đi
qua eo biển Miyako mà không đưa ra bất kỳ cảnh báo nào trước có thể là nhằm gây
sự chú ý càng nhiều càng tốt, để gửi một cảnh báo đến các tàu nhỏ của Việt Nam
đang vây quanh tàu mắc cạn 311. Khi tàu thuyền Việt Nam
rút lui, nhóm của Trung Quốc ngừng di chuyển về phía Nam và bắt đầu tiến hành các bài tập
đối phó.

Chính sách phát triển

Các hoạt động đó là một
minh chứng cho việc hiện đại hóa Hải quân Trung Quốc trong thập kỷ qua. Sẽ
không thể có được điều đó nếu không tiếp tục tập trung vào các cuộc tập trận tầm
xa vốn đã chiếm hết việc đào tạo của họ trong thập kỷ qua. Quyết định của Trung
Quốc trong tháng 12 năm 2008 tham gia hoạt động chống cướp biển quốc tế ở Vịnh
Aden đã đưa đến việc các tàu hải quân Trung Quốc sử dụng một số tuyến hàng hải
chính trên thế giới thường xuyên hơn.

Đối với một số nước
Đông Nam Á, các hoạt động gần đây cho thấy nỗ lực của Trung Quốc tạo một tiền lệ
cho việc thiết lập sự hiện diện hải quân lâu dài trong khu vực. Chiến lược hải
quân tiếp tục mở rộng, gồm một tàu sân bay – nâng cấp từ tàu sân bay Varyag cũ
của Ucraina đang được thực hiện – và các tàu ngầm mới, cũng là mối quan ngại đối
với các nước láng giềng của Trung Quốc. Trong năm 2009, Việt Nam phản ứng lại bằng cách đặt mua
sáu chiếc tàu ngầm tấn công lớp kilo của Nga.

Rõ ràng là Hải quân
Trung Quốc đang bắt đầu thực hiện vai trò nổi bật hơn trong chính sách đối ngoại
của Trung Quốc. Tại lễ kỷ niệm 60 năm vào năm 2009, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào nói về
việc tạo ra ‘một điểm lịch sử khởi đầu’ mới. Năm năm trước đó, Hồ Cẩm Đào đã đặt
ra ‘sứ mệnh lịch sử’ cho tương lai Hải quân Trung Quốc: củng cố địa vị cầm quyền
của Đảng Cộng sản; giúp bảo đảm chủ quyền của Trung Quốc, toàn vẹn lãnh thổ và
an ninh trong nước; để bảo vệ Trung Quốc mở rộng lợi ích quốc gia, và giúp duy
trì hòa bình thế giới. Các dấu hiệu rõ cho thấy rằng một chính sách mới chính
thức thông qua khi các sĩ quan hải quân trình “đề nghị” lên Quốc hội
Trung Quốc trong năm 2009 và 2010.

Phạm vi linh hoạt

Nhấn mạnh kết quả của
việc thay đổi chiến lược hải quân, không ít hơn 19 tàu chiến, gồm cả ba tàu trở
về từ hoạt động chống cướp biển ngoài khơi Xômali, đi qua các đảo tranh chấp ở
Biển Đông trong tháng 3 và tháng 4, ông Toshimi Kitazawa, Bộ trưởng Quốc phòng
Nhật Bản, mô tả hoạt động này là một ‘tình trạng chưa từng có’.

Quan trọng nhất là sự
trình diễn của Hải quân Trung Quốc về khả năng tổ chức và tiến hành các hoạt động
tầm xa với sự phối hợp nhiều thứ. Điều này cho thấy sự gia tăng khả năng chỉ
huy và điều khiển, cũng như cải thiện sự phối hợp giữa các hạm đội khác nhau của
hải quân. Mặc dù Hạm đội Đông Hải, được sự ủng hộ của cựu Chủ tịch Giang Trạch
Dân, là lực lượng tiên phong trong việc giải quyết vấn đề Đài Loan (chẳng hạn
như khủng hoảng Eo biển Đài Loan năm 1996), cả hạm đội này cũng như Hạm đội Bắc
Hải chưa từng tham gia việc triển khai ở Biển Đông. Trong nhiệm kỳ của Chủ tịch
Hồ Cầm Đào, Hạm đội Nam Hải đã được hiện đại hóa triệt để và thường là lực lượng
chính được Trung Quốc sử dụng để khẳng định chủ quyền trên biển.

Sự linh hoạt mới này
báo hiệu một sự thay đổi đáng kể trong tư duy chiến lược của hải quân. Khả năng
tương tác và hỗ trợ lẫn nhau giữa ba đội tàu đánh dấu một sự chuyển dịch hướng
tới một lệnh củng cố trung tâm và thoát khỏi hệ thống lỗi thời về ba hạm đội
tàu hoạt động độc lập. Điều này cho thấy hải quân sẵn sàng và có thể vượt qua
chuỗi đảo đầu tiên và đi vào Thái Bình Dương – một sự thay đổi đáng kể từ học
thuyết trước đó. Trọng tâm mới hiện nay là ‘huấn luyện hàng hải tầm xa’ để ‘bảo
vệ chủ quyền hàng hải quốc gia’. Các sĩ quan cao cấp của Hải quân Trung Quốc
cũng kêu gọi ‘hình thành và duy trì khả năng chiến đấu tầm xa’.

Mục tiêu xây dựng một lực
lượng hải quân viễn dương hoàn toàn vào năm 2050 của Trung Quốc đã đạt được tiến
bộ đáng kể. Nguồn tài trợ mới đáng kể đã cho phép nó phát triển nhanh chóng từ
một lực lượng quốc phòng ven biển với khả năng hải quân hạn chế trong việc chứng
tỏ sức mạnh. Hoàn thành tàu sân bay Varyag vào năm 2012 sẽ mở rộng hơn khả năng
chứng tỏ sức mạnh bằng cách cung cấp sự đào tạo có giá trị cho tương lai, sử dụng
cho lực lượng tàu sân bay.

Đối với khu vực, tác động
chiến lược sẽ phức tạp. Việt Nam
và các nước Đông Nam Á khác sẽ phải đối mặt với một Trung Quốc quyết đoán hơn ở
quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nhật Bản và các nước khác sẽ phải làm quen với
các đội tàu Trung Quốc di chuyển thường xuyên hơn vào Thái Bình Dương.

Vai trò và nhiệm vụ của Hải quân Mỹ

Hải quân Mỹ có vị thế
vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ đất nước này và để duy trì tự do trên vùng
biển quốc tế.

Tự do đi lại được Hải
quân Mỹ bảo đảm là tối quan trọng đối với khả năng của Mỹ, cho thấy sức mạnh bằng
cách đưa người và thiết bị đến 70% bề mặt trái đất và duy trì mậu dịch thế giới.

Nhiệm vụ của Hải quân
trong lĩnh vực đó đã mở rộng đáng kể trong những năm gần đây. Cùng lúc, Hải
quân phải đối mặt với thách thức chiến lược từ Trung Quốc ở Thái Bình Dương.
Tuy nhiên, số lượng tàu trong các hạm đội tiếp tục giảm. Nếu xu hướng này không
đảo ngược ngay, ảnh hưởng và an ninh của Mỹ trên thế giới sẽ bị giảm trong nhiều
năm tới.

Ngoài các nhiệm vụ
khác, hải quân Mỹ hỗ trợ duy trì các hoạt động chiến đấu ở Iraq và Afganistan,
tuần tra Vịnh Aden và Ấn Độ Dương để ngăn chặn cướp biển ở Somali, cung cấp việc
phòng thủ tên lửa đạn đạo (BMD) cho các căn cứ trên biển, để các lực lượng Mỹ
và liên minh các nước như Nhật Bản và Israel ngăn chặn việc giao vũ khí bất hợp
pháp và buôn lậu vũ khí hủy diệt, ngăn chặn nạn buôn bán ma tuý và nạn buôn người,
cung cấp cứu trợ nhân đạo tại Haiti và các nơi khác, thực hiện vai trò truyền
thống trong việc duy trì sự tự do trên biển và ngăn các cuộc tấn công ở trong
nước và các lợi ích Mỹ ở nước ngoài.

Ngoài các nhiệm vụ này,
Hải quân đang phải đối mặt với sự trỗi dậy của một cường quốc thế giới mới xuất
hiện, với ý định giữ vai trò lãnh đạo tại Thái Bình Dương, đại dương mà Mỹ từng
thống trị. Năm ngoái, Trung Quốc đưa ra một chiến lược mới “phòng thủ
ngoài khơi” và đang xây dựng một khả năng tầm xa trên biển cho hải quân của
họ. Một yếu tố chiến lược mới của Trung Quốc là mở rộng tiếp cận hoạt động vượt
ra ngoài Biển Đông và Philippines vào “chuỗi đảo thứ hai” của Thái
Bình Dương, nơi mà Mỹ thực hiện uy thế hải quân truyền thống.

Trong khi Mỹ xem vai
trò hải quân ở Thái Bình Dương là một lực lượng để duy trì quyền tự do đi lại
trên biển cho tất cả các nước, Trung Quốc nhìn nhận vấn đề hoàn toàn khác.
Trung Quốc cho rằng họ có quyền kiểm soát bất kỳ hoạt động nào trong vùng đặc
quyền kinh tế 200 hải lý, làm cho các tuyến đường đi lại bị giới hạn đối với
các tàu hải quân và các tàu buôn nước ngoài, nếu không được phép của Trung Quốc.

Trung Quốc cũng khẳng định
quyền sử dụng vũ lực để chiếm Đài Loan và đang nhanh chóng phát triển các
phương tiện để ngăn chặn sự can thiệp của Mỹ khi Trung Quốc quyết định xâm lược
hoặc phong tỏa hòn đảo này. Các viên chức Trung Quốc đã thông báo rõ cho các
viên chức Mỹ rằng họ sẽ không chấp nhận sự can thiệp của nước ngoài vào các vấn
đề lãnh thổ ở Biển Đông. Việc Trung Quốc đột ngột mở rộng hải quân nhanh chóng
như vậy đã làm ngạc nhiên các nhà hoạch định chính sách của Mỹ.

Để củng cố chiến lược của
mình, Trung Quốc đã triển khai 60 tàu ngầm và 75 tàu chiến lớn. Trung Quốc cũng
đã công bố ý định xây dựng tàu sân bay để chấm dứt sự độc quyền của các tàu Mỹ ở
Thái Bình Dương. Trong nhiều năm qua, Trung Quốc đã mua ba tàu sân bay của Liên
Xô cũ và một của Australia, các con tàu này đang được các kiến trúc sư hải quân
của họ nghiên cứu.

Trung Quốc cũng đã
thành lập hoàn chỉnh các chương trình tên lửa đạn đạo và chống tàu, hạm đội tàu
ngầm mở rộng của họ và việc khởi xướng tàu sân bay mới, cho thấy Trung Quốc sẽ
là một cường quốc hải quân đáng sợ ở Thái Bình Dương, và nếu không bị cản trở,
có nhiều khả năng vùng đại dương này bị biến thành “cái hồ của Trung Quốc”.

Hoàn thành nhiều nhiệm
vụ và đối mặt với những thách thức ngày càng tăng của Trung Quốc không phải là
kế hoạch gồm 600 tàu hải quân [1] đã
được xây dựng dưới thời Tổng thống Ronald Reagan, cũng không phải là kế hoạch
313 tàu hải quân mà Lầu Năm Góc đặt ra con số các tàu chiến cần thiết để bảo vệ
quyền lợi người Mỹ chỉ hai năm trước đây. Ngày nay, Hải quân Mỹ đang điểu khiển
284 tàu chiến.

Trong khi các kế hoạch
hiện tại kêu gọi gia tăng quy mô Hải quân theo thời gian, một số nhà bình luận
có uy tín đề nghị cắt giảm ngân sách hiện tại, sẽ dẫn đến kết quả hải quân chỉ
có 215 tàu trong tương lai gần, nếu thực hiện kế hoạch cắt giảm 4,5% ngân sách
hàng năm của Hải quân.

Hậu quả của việc cắt giảm
quy mô của Hải quân sẽ không tốt cho Mỹ. Nếu việc điều khiển trên biển không được
bảo đảm bởi Hải quân, sẽ trở nên khó khăn hơn để Mỹ chứng tỏ sức mạnh ở những
nơi cần thiết, nhằm đánh bại khủng bố, ngăn chặn vũ khí hủy diệt và mua bán vũ
khí bất hợp pháp, ngăn chặn các quốc gia, bao gồm cả siêu cường mới Trung Quốc,
có thể gây nguy hại cho Mỹ và đồng minh.

Mậu dịch thế giới và
các nền kinh tế quốc gia sẽ thiệt hại như chi phí vận chuyển tăng cao vì các
tuyến đường biển quan trọng bị hạn chế hoặc bị tắc nghẽn do các lực lượng thù địch
hoặc các cường quốc ven biển có tham vọng. Hơn nữa, cướp biển và tình trạng vô
luật pháp trên biển nói chung, sẽ gây ra sự mất mát và bảo hiểm gia tăng đáng kể
cho các công ty vận chuyển. Các nỗ lực cứu trợ nhân đạo nhanh chóng sẽ khó huy
động hơn nhằm hưởng ứng việc đối phó với thiên tai như vụ sóng thần ở Indonesia,
động đất ở Pakistan, và lũ lụt ở các đảo Nam Thái Bình Dương.

Chiến lược của Mỹ

Chứng kiến việc gia
tăng của Hải quân Trung Quốc ở Thái Bình Dương, cựu lãnh đạo Singapore, ông Lý
Quang Diệu, gần đây đã đưa ra cảnh báo cho Oasinhtơn như sau: “Lợi ích cốt lõi
của Mỹ đòi hòi nước này phải duy trì sức mạnh vượt trội ở Thái Bình Dương… Từ
bỏ vị trí này sẽ giảm bớt vai trò của Mỹ trên toàn thế giới”.

Các bước có thể được thực
hiện ngay bây giờ nhằm tăng cường quốc phòng trên biển của Mỹ, gồm cả xóa bỏ kế
hoạch cắt giảm ngân sách Hải quân và tăng kinh phí ngay lập tức lên mức thích hợp
nhằm duy trì 313 tàu hải quân với nhóm 11 tàu sân bay. Xây dựng và triển khai
thêm các tàu khu trục lớn và tàu khu trục nhỏ, đặc biệt thiết kế cho chiến
tranh chống tàu ngầm (ASW) và làm nhiệm vụ tuần tra nên là ưu tiên hàng đầu.

Những chiếc tàu như thế
đã làm việc cực nhọc trong tất cả các cuộc xung đột lớn trong quá khứ liên quan
đến sức mạnh trên biển – gồm cả hai cuộc chiến Thế giới với chiến tranh Triều
Tiên và Việt Nam.
Tương tự, việc xây dựng các tàu chiến đấu duyên hải với chi phí thấp hơn (LCS)
và các tàu nhỏ tốc độ cao, chẳng hạn như thuyền đôi chiến đấu thử nghiệm trên
biển, đang được Văn phòng Nghiên cứu Hải quân thử nghiệm, sẽ ít tốn kém hơn
trong việc thực hiện nhiệm vụ như các hoạt động đặc biệt và chống khủng bố,
ngăn chặn ma túy và các nhiệm vụ nhân đạo hiện chiếm thời gian của các tàu chiến
lớn hơn, phù hợp hơn cho hoạt động trên biển.

Nâng cao khả năng phòng
thủ tên lửa đạn đạo (BMD) ở vùng đất chính của Mỹ tại Alaska và xây thêm các vị
trí phòng thủ tên lửa đạn đạo (BMD) ở lục địa Mỹ và châu Âu, sẽ bảo vệ Mỹ và đồng
minh của mình khỏi các mối đe dọa từ Bắc Triều Tiên, Iran và các mối đe dọa về
tên lửa đạn đạo khác. Lúc đó Hải quân có thể triển khai tàu khu trục Aegis [2] và
tàu tuần dương cho các nhiệm vụ khác, ngoài nhiệm vụ phòng thủ tên lửa đạn đạo
trên biển.

Nâng cao mức độ bảo trì
các tàu sân bay đã ngừng hoạt động trong thời gian gần đây như tàu John F.
Kennedy, mà vẫn còn trong hạm đội dự bị, là một chương trình với ảnh hưởng cao
nhưng chi phí ít tốn kém giúp hạm đội của Mỹcó thêm chiều sâu. Các tàu sân bay
phải ở tư thế sẵn sàng tham gia trở lại với các hạm đội đang hoạt động khi được
thông báo gấp.

Một chương trình bảo
trì hiệu quả cho các tàu sân bay ngừng hoạt động này gửi đi một thông điệp rõ
ràng tới kẻ thù của Mỹ rằng ngay cả nếu họ may mắn đánh chìm hoặc làm hư hỏng một
trong những tàu sân bay đang hoạt động của Mỹ với một tên lửa hành trình hoặc
ngư lôi, thì sẽ có một tàu tương tự nhanh chóng thay thế vào vị trí tàu đó, đặc
biệt là tàu sân bay được trang bị các loại máy bay gồm máy bay ném bom F-35, cất
cánh và hạ cánh thẳng đứng (VTOL).

Khi các cuộc xung đột quốc tế bùng nổ hoặc thiên tai xảy ra, câu hỏi đầu
tiên mà các nhà hoạch định chính sách Mỹ (và tương tự bạn bè hay kẻ thù cũng vậy)
sẽ là “các tàu sân bay ở đâu”? Khả năng của Mỹ để chứng minh sức mạnh
trên toàn cầu và bảo đảm hòa bình thông qua sức mạnh, phần lớn phụ thuộc vào Hải
quân Mỹ và nhóm tàu sân bay chiến đấu cốt lõi, là lực lượng vượt trội ở Thái
Bình Dương và trên khắp thế giới. Để trả lời câu hỏi đã đề cập ở trên, ngay lập
tức Mỹ phải đảo ngược sự giảm sút Hải quân của mình./.


[1] Kế hoạch mà Tổng thống
Ronald Reagan đưa ra trong chiến dịch tranh cử năm 1980 nhằm củng cố lưc lượng
hải quân Mỹ trong thập niên 1980 sau chiến tranh Việt Nam để làm đối trọng với
Liên Xô cũ.

[2] Tàu khu trục Aegis: là loại
tàu có trang bị hệ thống chiến đấu dành cho Hải quân, do Mỹ phát triển và sử dụng.
Trên thế giới hiện có 5 nước có tàu khu trục Aegis: Mỹ, Nhật Bản, Tây Ban Nha,
Hàn Quốc và Na Uy với hơn 100 chiếc.

Theo Jakarta Globe

 

RELATED ARTICLES

Tin mới