BienDong.Net: Tàusân bay đầu tiên của Trung Quốc sẽ chạy thử trên biển vào đầu tháng 7, nhằm"răn đe các nước đang nhòm ngó Biển Đông”, một nguồn tin cho hay.
Tờ Hong Kong Commercial Daily ngày 21/6 dẫn nguồn tin giấu tên trong quân đội Trung Quốctiết lộ việc chạy thử con tàu này sẽ diễn ra vào ngày 1/7, song con tàu chỉchính thức hoạt động sau tháng 10.
Theo nguồn tin, cuộc thử được tiến hành trùng với thời điểmcăng thẳng ở Biển Đông tăng cao trong vài tuần trở lại đây với "hy vọng nósẽ thể hiện sức mạnh của hải quân Trung Quốc, để răn đe các quốc gia đang nhòmngó Biển Đông nhằm làm dịu căng thẳng". Ngày chạy thử tàu được chọn đểđánh dấu 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc, song những yếu tố như thờitiết có thể ảnh hưởng tới kế hoạch này.
Nguyên bản chiếc tàu sân bay Trung Quốc đang hoàn thiện mangtên Varyag được Liên Xô khởi công đóng tại Ukraine từ năm 1985. Khi hoàn thànhđược khoảng 70% khối lượng công việc với phần khung sườn nhưng chưa lắp đặtđộng cơ và hệ thống điện tử, thì Liên Xô sụp đổ và quyền sở hữu Varyag đượcchuyển giao cho Ukraine.
Tuy nhiên chủ mới cũng không đủ ngân sách để hoàn thiện nốtVaryag khiến việc đóng tàu bị ngừng lại hoàn toàn từ năm 1992 và bộ khung sườnkhổng lồ phải nằm “đắp chiếu” tại cảng bên bờ Biển Đen. Năm 1998, Ukraine quyếtđịnh thanh lý công trình dang dở này bằng cách đem bán đấu giá, và một kháchhàng Trung Quốc có liên quan đến giới quân đội đã giành được quyền mua nó vớigiá khoảng 100 triệu USD .
Tàu sân bay Varyag trênđường được kéo về Trung Quốc. Ảnh: US Navy
Ban đầu công ty đứng ra mua tàu nói rằng họ sẽ đưa nó về Macau làm khách sạn và sòng bạc. Nhưng khi thương vụthành công, nó được kéo thẳng về cảng Đại Liên.
Do tình trạng quá kém của vỏ tàu Varyag, ban đầu người takhông nghĩ quân đội Trung Quốc sẽ phục hồi nó. Thay vì thế, người Trung Quốc sẽxem xét con tàu để lấy dữ liệu chế tạo tàu sân bay tương lai. Nhưng rồi tất cảcác suy đoán đều sai. Các nhà thiết kếTrung Quốc đã khôi phục tất cả các khoang làm việc và sinh hoạt, hệ thống độngcơ, hệ thống lái và thiết bị phát điện, trang bị thêm động cơ mới, hệ thốngradar, tên lửa hải đối không… Chỉ riêng công việc khôi phục các hệ thống nộithất mất khoảng 4 năm.
Tạp chí quân sự Mỹ Jane’s Fighting Ships chorằng Varyag đã được đổi tên thành Thi Lang (Shi Lang)- tên của một đô đốc nhàMinh, sau đó đã đầu hàng nhà Thanh và giúp họ chinh phục Đài Loan vào năm 1681.Câu chuyện được Kim Dung đề cập trong cuốn Lộc đỉnh ký.
Varyag đang được tân trang tại cảng Đại Liên
Sau khi sửa chữa, Varyag có trọng tải khoảng 67.500 tấn (tàusân bay George Washington mà Mỹ bố trí tại Thái Bình Dương có trọng tải100.000 tấn). Theo thiết kế, Varyag dài 302m, rộng 70,5m, cao 11m, tốc độ là 32hải lý/giờ (59km/h) với khả năng hoạt động độc lập 45 ngày trong phạm vi trên7.000km. Thủy thủ đoàn đầy đủ gồm 1.960 người. Tàu sân bay Thi Lang hoàn thiện từVaryag được đánh giá có khả năng chứa tối đa 50 chiếc máy bay phản lực và 18trực thăng. Nhưng theo các chuyên gia, Trung Quốc sẽ không sử dụng đủ số chiếnđấu cơ này trong giai đoạn đầu, vì nước này có thể chỉ sử dụng tàu phục vụ côngtác huấn luyện với khoảng 8 chiếc phản lực cơ và 10 trực thăng trên boong.
Máybay tiêm kích J-15 do Trung Quốc chế tạo
Hiện cũng chưa rõ Trung Quốc sẽ dùng những loại máy bay nào choThi Lang. Dòng máy bay hải quân chính có thể sử dụng trên tàu sân bay là J-11và J-15 do TQ tự sản xuất dựa trên công nghệ nước ngoài và những chiếc Su-27mua từ Ukraine. Bên cạnh đó là những chiếc trực thăng hải quân như máy bay săntàu ngầm Ka-28, máy bay cảnh báo sớm Ka-31 và máy bay vận tải Mi-8 đều do Nga chế tạo.
Trong khi đó, một trong những khâu nội địa hoá phức tạp nhấtcủa Thi Lang là bộ phận động cơ tàu. Trung Quốc chưa từng sản xuất động cơturbine khí phục vụ cho tàu sân bay và cũng chưa thấy mua của nước ngoài loạiđộng cơ này, do đó các chuyên gia Mỹ nhận định Thi Lang được lắp các động cơ diesel tàu biển thôngthường.
Những động cơ diesel nói trên có kích thước lớn hơn động cơturbine khí và điều này có thể sẽ khiến Thi Lang chạy chậm hơn so với thiết kếban đầu, nghĩa là chậm hơn nhiều so với tiêu chuẩn của tàu sân bay Mỹ. Vấn đềliên quan đến động cơ càng khẳng định phỏng đoán về việc Trung Quốc sẽ sử dụngtàu sân bay này cho mục đích huấn luyệnhơn là tác chiến.
Khi hạ thuỷ Thi Lang, Trung Quốc sẽ là quốc gia Đông Bắc Á đầutiên có tàu sân bay kể từ Thế chiến II. Tuy nhiên sự kiện này được đánh giá làmang ý nghĩa chính trị hơn là quân sự. Giới quân sự Mỹ cũng cho rằng tàu sân bayđầu tiên của Bắc Kinh sẽ không gây ra mối đe doạ nào đối với Mỹ, nhưng sẽ khiếncác nước trong khu vực nâng cao nhận thức về một biểu tượng mới trong sự mởrộng sức mạnh quân sự của Trung Quốc.
Tàu sân bay Varyag đóng vai trò hình mẫu giúp cho hảiquân Trung Quốc tiếp thu công nghệ và học kỹ năng chế tạo hàng không mẫu hạm.Đây là bước cần thiết để Trung Quốc tự đóng thêm những chiếc tàu sân bay khác,dự kiến hai chiếc sẽ hoàn thành khoảng năm 2014-2015.
Người ta dự đoán, chiếc tàu sân bay đầu tiên của TrungQuốc có thể sẽ được giao cho Hạm đội Nam Hải của Trung Quốc, đậu tại quân cảngTam Á (Hải Nam), cách Hải Phòng 200km. Nhiệm vụ chính là phục vụ công tác huấnluyện.
Sở hữu một tàu sân bay mới là bước đầu tiên.Cần 5-10 năm để xây dựng và vận hành một tổ hợp phức tạp, gồm tàu hộ tống nổivà chìm, ra đa, kiểm soát… Nếu thiếu hệ thống đó, trong trường hợp chiến đấuthực sự, con tàu dễ dàng trở thành mục tiêu của tên lửa đạn đạo, tàu ngầm, ngưlôi đối phương…
Các nhà quan sát cho rằng tác động trước mắt là ngoàiviệc tăng khả năng doạ nạt, con tàu có thể giúp Trung Quốc phản ứng nhanh khixẩy ra xung đột tranh chấp chủ quyền biển đảo tại Biển Đông. Còn trong cán cânquân sự Trung-Mỹ, với việc Mỹ có 11 tàu sân bay, Trung Quốc chưa thể thách thứcưu thế hải quân Mỹ tại Tây Thái Bình Dương.