Thursday, January 23, 2025
Trang chủGóc nhìn mớiKẺ GIEO GIÓ SẼ GẶT BÃO

KẺ GIEO GIÓ SẼ GẶT BÃO

altNhững ngày cuối tháng 5 đầu tháng 6 vừa qua biển Đông
– vùng biển giàu tiềm năng nằm ngay cửa ngõ phía đông, nơi tọa lạc 2 quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa vốn tự xa xưa đã là lãnh thổ của nước Việt Nam bỗng nổi lên
những cơn sóng dữ.

Những con tàu khảo sát địa chấn của ngành dầu khí Việt Nam
hoạt động bình thường trong vùng thềm lục địa và khu đặc quyền kinh tế 200 hải
lý thuộc chủ quyền của Việt Nam đã bị các tàu “Hải giám”, “ngư chính” khiêu khích
tấn công, cắt cáp thăm dò.

Các sự kiện xảy ra tại biển Đông ngày 26/5 và 9/6 vừa
qua đã và đang gây ra làn sóng phẫn nộ và phản đối mạnh mẽ của Chính phủ và nhân
dân Việt Nam,
gây sự chú ý và lên án của dư luận trong khu vực và trên thế giới.

NHẬN DẠNG BỌN “HẢI TẶC” TRÊN BIỂN ĐÔNG

Dư luận ngay lập tức đã nhận ra và vạch mặt kẻ chủ
mưu gây ra các vụ tấn công nói trên chính là nhà cầm quyền ở Bắc Kinh. Việc làm
ngang ngược bất chấp luật pháp quốc tế của các tàu “Hải giám” “ngư chính” nói
trên chẳng khác gì hành động của một lũ “hải tặc” chúng mang nhãn hiệu “made in
China”.
Dư luận nhiều nước trên thế giới đã nhanh chóng cảnh báo, trên các đại dương hiện
nay không chỉ xuất hiện bọn hải tặc Xomali chuyên tấn công, bắt cóc các tàu
thuyền và thủy thủ của nhiều nước trên thế giới làm con tin để đòi tiền chuộc,
mà tại khu vực biển Đông vừa mới xuất hiện một lũ hải tặc khác đó là “hải tặc
China”. Hành vi của lũ hải tặc này rất trắng trợn, ngang ngược nhưng cũng hết sức
hèn hạ.

Hành động của những con tàu khoác áo “dân sự” khiêu
khích tấn công cắt cáp phá hoại công việc thăm dò khảo sát của các tàu thuộc ngành
dầu khí Việt Nam là nằm trong âm mưu thâm độc và được tính toán kỹ của những kẻ
chủ mưu Bắc Kinh. Hành vi của chúng xâm phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán
của Việt Nam đối với thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, hoàn
toàn đi ngược lại những thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao 2 nước, vi phạm thỏa
thuận COC mà Trung Quốc đã ký với các nước ASEAN.

Trước sự phản đối mạnh mẽ của Việt Nam và dư luận
quốc tế, Bắc Kinh một mặt chối cãi “các tàu hải quân Trung Quốc không dính lứu
gì đến các sự việc trên” mặt khác lại giở thói “vừa căn cướp vừa la làng” vu cáo
Việt Nam “gây rối” “làm phức tạp tình hình”, “hoạt động của tàu cá Việt Nam làm
tổn hại lợi ích và quyền quản lý của Trung Quốc ở Nam Hải”… Nhưng chúng không lừa
bịp được dư luận quốc tế. Đài BBC ngày 1/6 dẫn lời giáo sư Carl Thayer, một
chuyên gia Australia chuyên nghiên cứu về Việt Nam nói rằng “vụ này cho thấy sự
gây hấn nghiêm trọng của tàu Trung Quốc, nhất là khi các tàu này cố tình cắt cáp
của tàu khảo sát địa chấn Việt Nam”, “sự việc này rất nghiêm trọng vì các tàu của
Việt Nam hoạt động sâu trong khu vực đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam”. Lâu
nay, giới lãnh đạo Bắc Kinh thường tô vẽ bộ mặt của nước “Trung Hoa xã hội chủ
nghĩa” như là những người bảo vệ hòa bình, bênh vực các nước nhỏ yếu. Nhưng với
những việc làm bất chấp lẽ phải và đạo lý, những hành vi mang tính chất “cướp
biển” của họ trên biển Đông vừa qua đã phơi trần bộ mặt giả dối của họ. Cái mà
họ luôn mồm giao giảng “Trung Quốc trỗi dậy trong hòa bình”, “vĩnh viễn không xưng
bá” “quan hệ hài hòa với các nước láng giềng”… chỉ là những lời lẽ đầu môi xảo
trá lừa mị. Chúng đúng là những kẻ “bề ngoài thơn thớt nói cười, mà trong nham
hiểm giết người không dao”. Dư luận các nước trong khu vực nay đều hết sức cảnh
giác trước lũ “hải tặc” mới “made in China”.

CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ THIÊNG LIÊNG LÀ BẤT KHẢ XÂM PHẠM

Trong suốt chiều dài lịch sử hàng nghìn năm dựng
nước và giữ nước của mình, chủ quyền thiêng liêng luôn là ưu tiên hàng đầu của
dân tộc Việt Nam.

Trước những hành động láo xược bất chấp luân thường
đạo lý của nhà cầm quyền Trung Quốc, Việt Nam chúng ta đã dấy lên một làn sóng
phẫn nộ và phản đối mạnh mẽ. Các cuộc biểu tình trong trật tự, đúng luật pháp của
quần chúng nhân dân ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh trước các cơ quan ngoại giao
Trung Quốc ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đã thể hiện sự phẫn nộ và ý chí quyết tâm
của người dân Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền biển đảo của mình. Trong nhiều
dịp gần đây, lãnh đạo cao nhất của Việt Nam cũng đã bày tỏ tiếng nói chung
với đồng bào cả nước. Ngày 7/6 trong chuyến thăm và làm việc tại Quảng Ninh, Chủ
tịch Nguyễn Minh Triết đã dõng dạc tuyên bố “Chúng ta sẽ quyết tâm làm hết sức
mình để bảo vệ vùng biển, hải đảo của đất nước. Biết bao thế hệ đã hy sinh xương
máu để có được tổ quốc như ngày hôm nay, vì vậy chúng ta sẵn sàng hiến dâng tất
cả để bảo vệ quê hương, bảo vệ chủ quyền biển đảo”. Ngày 8/6 tại thành phố Nha
Trang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu “khẳng định mạnh mẽ và quyết tâm cao
nhất của toàn đảng, toàn dân toàn quân ta trong việc bảo vệ tổ quốc”, “nhân
dân, đất nước Việt Nam có đầy đủ ý chí và quyết tâm cùng sức mạnh tổng hợp của
cả dân tộc đề giữ gìn bảo vệ các vùng biển và hải đảo của đất nước”. Cùng trong
những ngày này, lực lượng quân đội, đặc biệt là hải quân Việt Nam cũng đã sẵn sàng thực hiện nhiệm
vụ bảo vệ chủ quyền vùng biển, thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của mình.
Quyết tâm của quân đội đã được Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh nhắc lại
nhiều lần trong các bài phát biểu gần đây.

KẺ GIEO GIÓ SẼ PHẢI GẶT BÃO

Việt Nam là một dân tộc yêu chuộng hòa bình.
Hơn lúc nào hết chúng ta cần có môi trường quốc tế hòa bình ổn định để xây dựng
kinh tế, phát triển đất nước. Nhưng nhân dân Việt Nam cũng đã từng chiến đấu ngoan cường,
hy sinh xương máu để giành cuộc sống hòa bình, độc lập tự do. Chúng ta mong muốn
khu vực biển Đông luôn được hòa bình ổn định và không ngừng cùng với các nước
trong khu vực làm tất cả cho mục tiêu này. Chúng ta luôn coi trọng tình hữu nghị
truyền thống vốn có của nhân dân hai nước Việt Trung. Trong vấn đề biển Đông chúng
ta luôn có chủ trương nhất quán, mọi tranh chấp đều phải thông qua đàm phán hòa
bình, giữa hai bên hoặc nhiều bên, trong khi chưa giải quyết được thì tuyệt đối
không được sử dụng vũ lực, không làm phức tạp thêm tình hình.

Chúng ta có đầy đủ bằng chứng lịch sử và pháp lý để
khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Chúng ta kiên
quyết đòi lại chủ quyền ở Hoàng Sa, quần đảo đang bị Trung Quốc chiếm giữ phi
pháp bằng vũ lực từ năm 1974, chúng ta cũng bằng mọi giá bảo vệ chủ quyền ở quần
đảo Trường Sa mà chúng ta đang quản lý, bảo vệ mọi hoạt động thăm dò khai thác
và khảo sát tài nguyên tại vùng thềm lục địa và khu vực đặc quyền kinh tế trong
vòng 200 hải lý đã được công ước luật biển của Liên Hợp Quốc năm 1982 thừa nhận.
Việt Nam
kiên quyết phản đối mọi hành vi xâm phạm quyền chủ quyền tại các vùng thềm lục đại
và đặc quyền kinh tế theo luật pháp quốc tế.

Trung Quốc là một nước lớn trong khu vực và trên
thế giới, những đòi hỏi của họ về chủ quyền ở biển Đông theo cái gọi là “đường
9 khúc”  là hoàn toàn vô căn cứ, vi phạm
công ước luật biển của Liên Hợp Quốc. Việt Nam và nhiều nước khác trong khu vực
đã tuyên bố kiên quyết bác bỏ yêu sách đó.

Việt Nam là nước đang phát triển, một quốc
gia có thu nhập trung bình, tuy vậy vẫn còn là một nước nghèo. Nhưng Việt Nam cũng
có đủ tiềm lực kinh tế, quân sự để bảo vệ lãnh thổ, vùng biển của mình. Những hành
vi của phía Trung Quốc cố tình xâm phạm, phá hoại hoạt động bình thường của tàu
thăm dò địa chấn của Việt Nam
trong vùng thềm lục đại của mình sẽ bị giáng trả.

Quyết tâm và ý chí bảo vệ đất nước của nhân dân
Việt Nam
đã được cả thế giới biến đến. Sau các sự kiện Trung Quốc gây ra trên biển Đông
ngày 25/6 và 9/6, trong chính nội bộ Trung Quốc cũng có những tiếng nói thừa nhận
lẽ phải của Việt Nam, cảnh báo giới lãnh đạo Bắc Kinh về quyết tâm sắt đá bảo vệ
đất nước của nhân dân Việt Nam. Theo đài truyền hình Phượng Hoàng Hong Kong ngày
13/6 trong 1 buổi trả lời phỏng vấn, ông Ngô Viễn Phú, một học giả Trung Quốc đang
làm việc tại Đại học dân tộc Quảng Tây đã cảnh báo rằng “dân tộc Việt Nam có
truyền thống lịch sử đấu tranh rất ngoan cường, tinh thần dân tộc của người dân
Việt Nam rất mạnh, tinh thần chống Trung Quốc của học giả Việt Nam rất mạnh”. Ông
Phú đã nhắc tới phát biểu của Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh và
cho rằng “Việt Nam sẽ kiên
quyết bảo vệ chủ quyền lãnh thổ nhưng Việt Nam
không chủ trương dùng bạo lực, Việt Nam không muốn xảy ra hải chiến với
Trung Quốc”.

“Kẻ gieo gió sẽ gặt bão”, đó là quy luật của muôn
đời. Chúng ta muốn có hòa bình nhưng muốn có được hòa bình thì chúng ta cũng không
sợ phải chiến đấu hy sinh.

Cần nhắc lại cho những kẻ hiếu chiến phương bắc
biết rằng, tự ngàn xưa Lý Thường Kiệt, một vị tướng oai hùng của Việt Nam đã từng
viết nên những lời thơ thể hiện khí phách anh hùng của dân tộc Việt Nam, nghiêm
khắc cảnh cáo những kẻ xâm lược phương bắc:

Nam
quốc sơn hà Nam
đế cư

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

Nhữ đẳng hành khang thủ bại hư.

Nghĩa là:

Sông núi nước nam Vua nam ở

Rành rành định phận tại sách trời

Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm

Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời.

Những kẻ phiêu lưu ở phương Bắc hãy nhớ lấy lấy
những bài học của lịch sử.

Mai Long

 

RELATED ARTICLES

Tin mới