Saturday, November 23, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiÝ đồ của Trung Quốc ở biển Đông: Nói một đằng, làm...

Ý đồ của Trung Quốc ở biển Đông: Nói một đằng, làm một nẻo

altBáo chí và
các trang mạng ở quốc nội gần đây rộ lên những tin bài phê phán mạnh mẽ Trung
Quốc, vạch trần các ý đồ đen tối của Nhà cầm quyền Bắc Kinh. Đây là tín hiệu
đáng mừng vê sự cởi mở đối với hoạt động báo chí ở Quốc nội.

Điều này cho thấy
những Người lãnh đạo ở Hà Nội cũng đã nhận ra bộ mặt thật của Nhà cầm quyền Bắc
Kinh. Xin trích đăng bài của tác giả Thục Minh đăng trên Thanhnien.com.cn dưới
nhan đề “Ý đồ của Trung Quốc ở biển Đông: Nói một đằng, làm một nẻo”.

 Sau cái bắt
tay, những lời hữu hảo, người ta thấy ngay hành động đơn phương, gây căng thẳng
của Trung Quốc (TQ) ở biển Đông.

Ấn phẩm chủ nhật của báo Straits
Times
ngày 5.6 có bài viết Món thân mật trong thực đơn (Geniality
is on the menu) thuật lại không khí bữa ăn trưa ngày 4.6 mà nước chủ nhà
Singapore dành cho trưởng đoàn các nước tham dự Diễn đàn An ninh châu Á – Thái
Bình Dương Đối thoại Shangri-La (SLD) từ 3 – 5.6.2011.

Theo bài báo, không khí bữa tiệc rất
thân mật. Khác với bữa ăn trưa tương tự năm trước (không khí khá căng thẳng sau
khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates và Phó tổng tham mưu trưởng quân đội
TQ Mã Hiểu Thiên tung ra những lời gay gắt trong phòng hội nghị). Lần này, ông
Gates đã không còn đưa ra những lời thách thức hay cáo buộc nào đối với Bộ
trưởng Quốc phòng TQ Lương Quang Liệt.

Rất nhiều cam kết…

Qua ngày 5.6,
bài phát biểu của ông Lương mới “tình cảm” làm sao. Sau khi điểm qua
tình hình thế giới, ông nói: “Ngay khi bước vào thập niên thứ hai của thế
kỷ 21, chính trách nhiệm chung giúp chúng ta xây dựng môi trường cho một nền
hòa bình trường tồn và thịnh vượng chung trong khu vực châu Á – Thái Bình
Dương”.

Ông kêu gọi thế giới thực hành 4
nguyên tắc hợp tác an ninh. Đó là: bình đẳng và tôn trọng những lợi ích cốt lõi
và quan tâm chính yếu của nhau; hiểu biết và tin cậy để hiểu những ý đồ chiến
lược của nhau; chia sẻ với nhau khi hạnh phúc, lúc đau thương, bằng cách không
tạo liên minh để làm hại bên thứ ba; và cởi mở với tất cả, đoàn kết và hợp tác
để cùng nhau đóng góp cho an ninh châu Á – Thái Bình Dương.

Trong bài phát biểu kéo dài hơn 45
phút, ông Lương khẳng định: TQ cam kết vì hòa bình và ổn định của khu vực thông
qua hợp tác an ninh; tạo dựng sự tin cậy lẫn nhau và lợi ích chung thông qua
hợp tác an ninh; thực hiện nghĩa vụ quốc tế thông qua hợp tác an ninh.

Về vấn đề biển Đông, ông Lương nói:
“TQ cam kết duy trì hòa bình và ổn định trên biển Đông”. Chính vì
vậy, năm 2002 TQ đã ký kết với ASEAN Tuyên bố chung của các bên về ứng xử ở
biển Đông (DOC) và đang đối thoại với ASEAN để thực thi tuyên bố này. Có điều,
Bộ trưởng Quốc phòng TQ không nhắc tới Công ước LHQ về Luật Biển năm 1982
(UNCLOS). Công ước này được giáo sư Robert Beckman, Giám đốc Trung tâm Luật
quốc tế thuộc ĐH quốc gia Singapore, gọi là “hiến pháp quốc tế” với
hơn 160 quốc gia phê chuẩn và tuân thủ. Trong khi đó, dù Mỹ chưa chính thức phê
chuẩn UNCLOS, ông Gates hôm 4.6 cũng kêu gọi các nước giải quyết bất đồng về
biên giới trên biển theo văn bản pháp lý có tính chất phổ quát toàn cầu này.

…nhưng hành động trái ngược

Lời nói chưa kịp để gió thổi bay,
ngay sáng 9.6, tàu cá mang số hiệu 62226 được sự yểm trợ của 2 tàu ngư chính
311 và 303 của TQ đã hung
hăng lao về phía tuyến cáp khảo sát của tàu Viking II
, do Tập đoàn dầu khí
quốc gia Việt Nam (PVN) thuê đang tiến hành thu nổ địa chấn 3D tại lô 136.03
thuộc khu vực thềm lục địa của VN.

Gần như cùng thời điểm đó, tại
Philippines, quốc gia cũng đang bị tàu TQ liên tục quấy rối, Đại sứ TQ tại nước
này, ông Lưu Kiến Siêu lớn giọng cảnh cáo các nước tránh xa biển Đông.
“Chúng tôi yêu cầu các bên dừng ngay việc tìm kiếm khả năng khai thác tài nguyên
trong vùng biển của TQ. Đồng thời, nếu nước nào muốn thì có thể đàm phán với TQ
về khả năng hợp tác cùng khai thác”, báo Philippine Daily Inquirer trích
lời ông Lưu. Ông này cũng tuyên bố: “Chúng tôi đang thực thi quyền tài
phán của mình trong vùng này, vì vậy chúng tôi sẽ làm bất cứ việc gì thích hợp
để thực thi quyền ấy”.

Những hành động trái ngược ngay lập
tức sau những cái bắt tay và những lời hoa mỹ của TQ vừa kể trên, thật ra,
không có gì lạ đối với thế giới. Ngay sau hôm kết thúc SLD, báo Straits Times
ngày 6.6 đã đăng bài bình luận của nhà phân tích Michael Richardson “tiên
đoán” điều gì sắp xảy ra ở biển Đông, mà đặc biệt là đối với Philippines.

Trong bài viết có tựa đề Bắc Kinh
tăng nhiệt ở biển Đông
trên báo Straits Times,  chuyên gia
Michael Richardson nói rằng: “Cho đến gần đây Manila
vẫn tỏ ra nhún nhường bởi lo sợ đối đầu ngoại giao với TQ”. Và bởi vậy,
“TQ có lẽ xem Philippines là mục tiêu “mềm”, bất kể
“Philippines là một đồng minh lâu dài của Mỹ, trong khi Việt Nam và
Malaysia thì không (là đồng minh của Mỹ – PV)”.

Liệu Washington
có đem lại sự bảo đảm cho Manila tương tự như Washington đã làm đối với Nhật Bản, sau khi
nước này bị TQ gây hấn trên đảo Senkaku hồi tháng 9.2010? Câu trả lời là rất mơ
hồ, tác giả Richardson
lý luận. Lý do là hiệp ước đồng minh giữa Mỹ và Philippines
ký năm 1951, chỉ nhắc đến trường hợp Philippines bị tấn công quân sự ở
vùng Thái Bình Dương chứ không có giá trị nếu chuyện đó xảy ra trong vùng biển
Đông. Chính vì vậy, “nếu TQ thấy được điểm yếu này, họ sẽ bôi đậm nó lên
để tiếp tục chính sách cứng rắn ở biển Đông”, nhà báo này nhận định.

Điều đáng tiếc là ở tại SLD, tiếng
nói về câu chuyện biển Đông của Philippines khá mờ nhạt, mặc dù trước đó Bộ
trưởng Quốc phòng nước này, ông Voltaire Gazmin, tuyên bố sẽ đưa các vụ tấn
công mới nhất của TQ vào vùng biển của nước này ra trước toàn thể hội nghị. Chỉ
đến khi được các đại biểu đặt câu hỏi, ông Gazmin mới nói: “Hành động uy
hiếp của TQ không nhất thiết làm Philippines lo sợ”.

Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng VN,
đại tướng Phùng Quang Thanh đã nhẹ nhàng mà thẳng thắn vạch trần sự giả dối, sự
bất nhất giữa hành động và lời nói của TQ. Bên cạnh việc liệt kê ra hàng loạt
những vụ vi phạm công pháp quốc tế và xâm phạm chủ quyền Việt Nam của TQ, đại
tướng Phùng Quang Thanh chỉ rõ: “Chúng tôi luôn mong muốn TQ thực hiện như
là những tuyên bố của mình, công khai với toàn thế giới”.

Bắc
Kinh phải kiềm chế trên biển

Đó là tựa
bài xã luận đăng trên báo Yomiuri Shimbun của Nhật Bản hôm 10.6 về
tình hình gần đây ở biển Đông. Bài xã luận có đoạn: “Chính quyền TQ lập
luận rằng nước này có chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng biển này. Dù
thế nào đi nữa, tuyên bố đơn phương của TQ rõ ràng không thể chấp nhận
được”.

Tờ báo
còn nhận định với những hành động đơn phương gần đây ở biển Đông, TQ đã vi
phạm Tuyên bố chung của các bên về ứng xử ở biển Đông (DOC), ký với ASEAN hồi
năm 2002, và nhấn mạnh: “TQ sẽ không bao giờ có được lòng tin của cộng
đồng quốc tế nếu họ không làm theo những gì đã nói”.

Cũng theo
bài xã luận, các nước ASEAN cần đoàn kết giữ cho biển Đông không trở thành
“ao nhà” của TQ và đẩy mạnh đàm phán với nước này để xây dựng Bộ
quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC), có tính ràng buộc pháp lý hơn DOC.

 Minh
Trung

 

RELATED ARTICLES

Tin mới