Thursday, January 23, 2025
Trang chủGóc nhìn mớiMỹ không chịu đứng ngoài vấn đề Biển Đông

Mỹ không chịu đứng ngoài vấn đề Biển Đông

altBienDong.Net: Phản ánh mối quan tâm của Mỹ đối
với Biển Đông, Thượng viện Hoa Kỳ vừa nhất trí thông qua một
nghị quyết không tán thành việc các tàu Trung Quốc sử dụng vũ lực
tại khu vực này.

Kêu gọi tiến trình đa phương và ôn hoà để giải quyết bất đồng

Nghị
quyết mang tính biểu tượng này được nhất trí  thông qua trong phiên họp hôm thứ Hai 27/06.

Bản
nghị quyết không mang tính ràng buộc pháp lý của Thượng viện Mỹ
“không đồng tình với việc sử dụng vũ lực của tàu hải quân và
tàu hải giám Trung Quốc tại Biển Đông” và kêu gọi một “tiến
trình đa phương, ôn hòa để giải quyết các bất đồng”.

Thượng
viện Mỹ khẳng định tiếp tục hỗ trợ cho hoạt động của quân đội nước
này nhằm “giúp tự do lưu thông trong hải phận và trên không phận
quốc tế ở Biển Đông”.

Bản
nghị quyết cũng “ủng hộ mạnh mẽ việc giải quyết một cách hòa
bình các tranh chấp lãnh thổ trên biển và kêu gọi các bên liên quan
kiềm chế sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực để khẳng định
chủ quyền”.

Tình
hình căng thẳng gia tăng trong những tuần qua, khi Việt Nam và
Philippines cùng lên tiếng
tố cáo hành động gây hấn của Trung Quốc tại khu vực.

Trung
Quốc luôn chủ trương đàm phán song phương trong tranh chấp lãnh thổ ở
Biển Đông với các nước liên quan và đã nhiều lần cảnh báo Hoa Kỳ nên
đứng ngoài tiến trình này.

Mới
đây, Trung Quốc đã nói thẳng với
Washington rằng sự can thiệp của Mỹ ở Biển Đông có thể làm tình hình xấu thêm.

Thứ
trưởng Ngoại giao Thôi Thiên Khải nói: “Tôi cho là một số quốc gia
đang đùa với lửa. Và tôi hy vọng Hoa Kỳ không bị bỏng vì chính ngọn lửa
này “.

Ngược lại, quan chức Hoa Kỳ nhiều lần tuyên bố Mỹ
có “lợi ích quốc gia đối với tự do lưu thông hàng hải” ở Biển Đông.  Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton hôm 23-6 bày
tỏ lo ngại các va chạm trên biển Đông thời gian gần đây có thể ảnh hưởng đến
hòa bình và ổn định khu vực.

                 alt Tại cuộc họp với ngoại trưởng Philippines, Albert del Rosario ngày
23.6, bà Hillary Clinton tái khẳng định Mỹ có 
lợi ích ở khu vực biển Đông
. Ảnh: AP.

     
“N
hững lực lượng chính làm gia tăng căng thẳng ở Biển Đông
chính là lối hành xử hung hăng của Trung Quốc cùng những tuyên bố chủ quyền
không có căn cứ của họ”

Không chỉ quan tâm đến vấn đề Biển Đông, nhiều người  trong chính giới Mỹ còn lên tiếng chỉ rõ TQ là
thủ phạm gây ra căng thẳng tại khu vực này.

Thượng
nghị sĩ đảng Dân chủ Jim Webb- một trong 4 nghị sĩ bảo trợ nghị quyết của
Thượng Nghị viện nhấn mạnh các nước Đông Nam Á đã rất lo ngại về “kiểu dọa dẫm”
của Trung Quốc. Ông này khẳng định Mỹ có lợi ích chiến lược trong việc tạo điều
kiện cho các cuộc thương lượng đa phương để giải quyết tranh chấp hiện nay ở
khu vực này.

Trước
đó, phát biểu tại hội thảo về an ninh hàng hải ở Biển Đông do Trung tâm Nghiên
cứu các vấn đề chiến lược và quốc tế (CSIS) của Mỹ tổ chức trong hai ngày
20-21/6 tại thủ đô Washington, Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain đã nêu đích danh
Trung Quốc là nguyên nhân gây ra căng thẳng ở Biển Đông đồng thời khẳng định
những tuyên bố chủ quyền của nước này là “không có cơ sở nào theo luật
quốc tế”.

“Tình
hình hiện nay đòi hỏi phải nói thẳng: một trong những lực lượng chính làm gia
tăng căng thẳng ở Biển Đông, và khiến cho khó đạt một giải pháp hòa bình cho
những tranh chấp này, chính là lối hành xử hung hăng của Trung Quốc cùng những
tuyên bố chủ quyền không có căn cứ mà nước này tìm cách đưa ra,” ông
McCain nhận định trong bài phát biểu được phát trực tiếp trên website của CSIS.

Thượng
nghị sĩ Mỹ John McCain nói: “Điều khiến tôi lo ngại, và tôi cho rằng nhiều
người trong số các quý vị cũng vậy, là những tuyên bố đòi chủ quyền bành trướng
mà Trung Quốc đang đưa ra ở Biển Đông; lý do đưa ra cho những tuyên bố này thì
không có cơ sở nào theo luật quốc tế; và những hành động ngày càng quyết liệt
mà Trung Quốc đang thực hiện nhằm khẳng định quyền tự tuyên bố của họ, trong đó
có cả những vùng biển thuộc phạm vi 200 hải lý tính từ bờ biển của các nước
ASEAN, cũng như hàng loạt vụ việc gần đây liên quan đến Việt Nam và
Philippines.”

Theo
ông McCain, “cái gọi là bản đồ “đường chín đoạn” của Trung Quốc đòi chủ
quyền với tất cả các hòn đảo tại Biển Đông là lãnh thổ có chủ quyền của Trung
Quốc và tất cả các vùng biển của các nước này là khu vực kinh tế đặc quyền của
Trung Quốc. Hơn nữa, cách hiểu của Trung Quốc về luật quốc tế sẽ làm xói mòn
nguyên tắc lâu nay về tự do lưu thông hàng hải – vặn méo nó từ một khái niệm
thúc đẩy đi lại mở sang một khái niệm hạn chế đi lại. Một số người ở Trung Quốc
vẫn đang đề cập đến học thuyết này với tên gọi  “chiến tranh pháp lý.’”

Trong khi đó, tờ  Washington Post của Mỹ ngày thứ hai 27.6 có
bài xã luận cho rằng Washington nên gây áp lực với Trung Quốc để chính thức hóa
một “quy tắc ứng xử” với các nước ASEAN trong việc xử lý các tranh
chấp lãnh thổ. Theo bài báo, mặc dù đứng trung lập trong các tranh chấp lãnh
thổ ở Biển Đông, chính quyền Obama có thể vạch ra những cách thức mà Trung Quốc
tuyên bố là khách quan nhưng lại mâu thuẫn với các công ước Liên Hiệp Quốc.

                              Trung Quốc phản ứng

    Phản ứng trước nghị quyết
của Thượng Nghị viện Mỹ, ngày 28/6, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên
bố: “Nghị quyết mà thượng viện Mỹ thông qua là vô lý. Chúng tôi hy vọng
các nghị sĩ liên quan có thể làm gì đó khác hơn để ủng hộ hòa bình và ổn định
khu vực”.

alt
Phát ngôn viên Ngoạigiao TQ Hồng Lỗi.Ảnh: Internet.

Hồng nói thêm rằng Trung Quốc muốn giải quyết tranh chấp thông
qua “tham vấn hữu nghị” giữa các bên có liên quan trực tiếp. Những
bên khác không có liên quan trực tiếp nên tôn trọng các nỗ lực của các bên liên
quan trực tiếp nhằm giải quyết tranh chấp… thông qua đối thoại và biện pháp
hòa bình”, AP dẫn lời ông Hồng nói.

Cùng ngày 28/6, hải quân Mỹ và Philippines – hai quốc gia có hiệp ước phòng
thủ chung – bắt đầu cuộc tập trận chung có tên Cooperation Afloat Readiness and Training (CARAT), trong
hành động được dư luận đánh
giá  là  biểu thị sự liên kết giữa hai quốc gia đồng minh trong tình hình
mới.

Trong
11 ngày, hai khu trục hạm mang hỏa tiễn tối tân của Hoa Kỳ cùng các
tàu chiến khá cũ kỹ của nước chủ nhà sẽ thực hiện hoạt động tuần
tra trong Biển Sulu của Philippines.
Biển này
cách Biển Đông, mà nay Manila gọi tên là Biển Tây Philippines, bằng hòn đảo Palawan.

Tổng cộng 800 lính Mỹ và 450
lính Philippines tham gia cuộc tập trận CARAT lần này.

Quế
Hương
( Tổng hợp )

 

RELATED ARTICLES

Tin mới