Friday, November 22, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiĐằng sau những tranh chấp biển đảo ở Đông Bắc Á

Đằng sau những tranh chấp biển đảo ở Đông Bắc Á

BienDong.Net: Đông Bắc Á đang nóng lên những ngày gần đây với những tranh cãi chủ quyền giữa Nhật Bản với Trung Quốc và Hàn Quốc liên quan đến một số hòn đảo trong khu vực.

Nhật Bản kiểm soát các đảo Senkaku/Điếu Ngư nhưng Trung Quốc lại không muốn từ bỏ tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo này. Tình trạng đối đầu giữa các tàu tuần duyên của Nhật và tàu cá của Trung Quốc xung quanh đó đã xảy ra thường xuyên.

Tokyo cũng va chạm với Seoul liên quan tới các đảo nằm giữa hai quốc gia
mà Nhật Bản gọi là Takeshima, còn phía Hàn Quốc gọi là Dokdo.
Theo các nhà phân tích, gần 7 thập kỉ sau khi Nhật Bản thất bại trong Chiến tranh Thế giới II, những thay đổi về lãnh đạo tại Đông Bắc Á, đặc biệt là tại Bắc Kinh và Seoul đang thổi bùng thêm các tranh cãi vốn chưa thể giải quyết một cách ổn thỏa với động cơ là chủ nghĩa dân tộc.alt

Các nhà hoạt động cầm cờ Trung Quốc và Đài Loan trên đảo Uotsuri

(một trong các đảo thuộc Senkaku/Điếu Ngư) bị Nhật Bản bắt giữ ( ảnh Internet )

Một giáo sư Nhật chuyên nghiên cứu về vấn đề châu Á tại Đại học Yonsei của Hàn Quốc lcho rằng: việc làn sóng dân tộc dâng cao tại Nhật Bản có thể thúc đẩy chính phủ theo chủ nghĩa hòa bình phải bước vào một cuộc đối đầu với Trung Quốc.
“Xét về mặt thực tế, chính phủ Nhật có thể yêu cầu triển khai Lực lượng Phòng vệ biển” – giáo sư Takesada, một người từng nghiên cứu tại Học viện nghiên cứu Quốc phòng Quốc gia của Nhật nói.

Ông Takesada nói thêm: “Nếu như Nhật mất đảo Senkaku, họ sẽ mất một phần đáng kể trong phòng thủ ở tuyến đầu. Hơn nữa, một phản ứng đáp trả thiếu quyết tâm cũng sẽ gây ra hậu quả tương tự trong các lĩnh vực khác”.

Lợi ích kinh tế- chiến lược

Vân đề kinh tế- chiến lược cũng là một động cơ quan trọng. Senkaku/Điếu Ngư là quần đảo có nguồn cá dồi dào và có thể có cả dầu mỏ. Quần đảo này gần với các tuyến đường biển quan trọng.

Theo một bài đăng trên Korea Herald, trong bối cảnh nguồn tài nguyên trong nước ngày càng cạn kiệt, rất nhiều quốc gia đang hướng về đại dương, vốn chiếm tới 70% diện tích hành tinh. Viện Nghiên cứu Kinh tế Samsung cho biết, hơn 1,6 triệu tỷ thùng dầu thô, tương đương với 32,5% trữ lượng toàn cầu, được cho là đang nằm dưới đáy đại dương.

Bài báo viết: Để thỏa mãn cơn khát năng lượng đang lớn hơn bao giờ hết, ba cường quốc châu Á là Nhật bản, TQ và Hàn Quốc đang tích cực khai thác các khoáng sản đáy biển của nước mình hoặc ở nước ngoài, tăng cường nghiên cứu công nghệ khai khoáng và chiết suất, đồng thời tập hợp các thiết bị liên quan để phục vụ cho mục đích này.

Ông Lee Dal-seok, Trưởng khoa nghiên cứu chính sách năng lượng thuộc Viện Kinh tế Năng lượng HQ, nói: “Lượng tiêu thụ các nguồn tài nguyên tăng chóng mặt ở toàn bộ khu vực Đông Bắc Á và sự cạnh tranh quyết liệt trên thị trường hàng hóa quốc tế đã khiến HQ, TQ và NB phải củng cố chiến lược phát triển các khu mỏ trong vùng biển của mình. Xu hướng này liên quan mật thiết tới vấn đề ranh giới thềm lục địa, một nhân tố có thể tạo ra xung đột”.

Biển Hoa Đông trở thành một điểm nóng chủ yếu do tiềm năng dự trữ dầu thô và khí tự nhiên được công bố sau cuộc điều tra của LHQ tiến hành năm 1968. Hiện mới chỉ một phần nhỏ đáy đại dương vùng biển này được khai thác.

Ông Chung Gaap-yong, một giáo sư luật của Trường Đại học Yongsan tại Yangsan, tỉnh Gyeongsangnam, cho rằng tình hình tiếp tục căng thẳng vì các nguồn trữ lượng thăm dò đều nằm chồng lấn tại thềm lục địa giữa HQ, TQ và NB, với chiều rộng hơn 400 hải lý. Ông Chung nói “Nếu vẽ ranh giới 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế của 3 nước, bạn sẽ thấy sự chồng lấn rõ rệt vì hầu hết các khu vực đều không vượt quá 400 hải lý chiều rộng”.

Trường Sa ( tổng hợp )

RELATED ARTICLES

Tin mới