Sunday, November 24, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiTHỦ ĐOẠN MỚI CỦA BẮC KINH TRONG VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG

THỦ ĐOẠN MỚI CỦA BẮC KINH TRONG VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG

Mấy ngày gần đây, dư luận quốc tế bức xúc trước tin Bắc Kinh ra mắt hộ chiếu điện tử mới, trong đó lần đầu tiên họ in bản đồ thể hiện yêu sách “đường lưỡi bò” phi lý ở Biển Đông. Các quốc gia láng giềng của Trung Quốc như Việt Nam, Philippines, Ấn Độ đồng loạt lên tiếng phê phán thủ đoạn mới của Bắc Kinh.

Thực ra, việc in hộ chiếu (từ tiếng Anh là passport, còn từ tiếng Trung là hu zhao) để cấp cho công dân nước mình đi đến các nước khác là một việc làm rất bình thường. Quốc gia nào cũng vậy.

Hộ chiếu có ba loại là hộ chiếu ngoại giao (diplomatic passport), hộ chiếu công vụ (official passport) và hộ chiếu phổ thông (ordinary passport). Nội dung của hộ chiếu gồm các thông tin về người chủ cuốn hộ chiếu như ngày sinh, tháng đẻ, quê quán, quốc tịch v.v.. Dù là hộ chiếu gì đi nữa thì bao giờ cũng có một nội dung quan trọng là nước cấp hộ chiếu đề nghị các nhà chức trách có thẩm quyền liên quan cho phép người mang hộ chiếu được đi lại dễ dàng và được tạo mọi sự giúp đỡ cần thiết. Hộ chiếu chỉ là một loại giấy tờ tuỳ thân của cá nhân trong giao lưu quốc tế. Từ điển “Oxford Advanced Leaners Dictionary of Curent English” của NXB Đại học Tổng hợp Oxford ấn hành năm 1948 và được tái bản vào các năm 1963, 1974, 1980, 1985, 1988 ghi rõ định nghĩa “giấy tờ do chính phủ cấp để người đi du lịch nước ngoài mang theo, trong đó có các thông tin cá nhân”. Chưa có nước nào sử dụng hộ chiếu làm công cụ đòi hỏi chủ quyền lãnh thổ. Luật pháp quốc tế cũng không thừa nhận hộ chiếu là bằng chứng về chủ quyền đối với lãnh thổ.

alt

 

Đường lưỡi bò phi lý của TQ trên Biển Đông. Ảnh: Internet.

Cho nên, việc nhà cầm quyền Bác Kinh cho in bản đồ có yêu sách “đường lưỡi bò” là một sáng kiến vô tiền, khoáng hậu. Sáng kiến quái thai này chắc là để chào mừng Đại hội Đảng Trung Cộng vừa qua và Tuyên bố chung kỷ niệm 10 năm ký Tuyên bố DOC giữa Trung Quốc và 10 nước trong khối ASEAN. Cái mà thế giới đều rõ: đó là một thủ đọan mới của Bắc Kinh trong vấn đề Biển Đông. Đó là một hành động khiêu khích các nước láng giềng. Đó là một sự thách thức ngang ngược đối với các các nước ASEAN.

Mọi người đều biết ngày 7/5/2009, Bắc Kinh lần đầu tiên chính thức công bố yêu sách “đường lưỡi bò” hay còn được gọi với các tên khác là “đường 9 đoạn” “đường chữ U”. Yêu sách “đường lưỡi bò” xâm phạm nghiêm trọng vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của 5 quốc gia thuộc khối ASEAN là Philippines, Malaysia, Brunei, Indonesia và Việt Nam. Yêu sách này cũng xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Chỉ một ngày sau đó chính phủ Việt Nam gửi công hàm cho ông Ban-Ki-moon, Tổng Thư ký Liên Hợp quốc bác bỏ yêu sách phi lý của Bắc Kinh. Sau đó lần lượt Malaysia, Indonesia và Philippine cũng gửi công hàm cho Tổng Thư ký Liên hợp quốc khẳng định cái gọi là “bản đồ đường chín đoạn” của Bắc Kinh không có cơ sở pháp lý quốc tế và phá hoại Công ước năm 1982 của Liên hợp quốc về Luật Biển”. Bộ Ngoại giao Singapore đã yêu cầu Bắc Kinh lý giải yêu sách này, nhưng cho đến nay Bắc Kinh chưa thể trả lời.

Bất kỳ người có lương tri nào khi nhìn vào yêu sách “đường lưỡi bò” của Bắc Kinh đều bất bình trước việc làm của nhà cầm quyền Bắc Kinh. Với yêu sách này, Bắc Kinh mưu đồ biến phần lớn vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, Philippine và các nước ASEAN khác thành vùng tranh chấp. Bắc kinh dự tính khi đã trở thành vùng tranh chấp thì các nước liên quan phải đồng ý cho Bắc Kinh được chia sẽ tài nguyên các vùng biển đó. Trung Quốc đã đặt bút ký Công ước năm 1982 của Liên hợp quốc về Luật Biển và cũng đã phê chuẩn Công ước này. Trung Quốc cũng có nhiều chuyên giả giỏi về luật pháp quốc tế. Nhiều chuyên gia của nước này đã và đang là thẩm phán của Toà án quốc tế La Hay và Tòa án quốc tế về Luật Biển. Hơn bất kỳ ai khác, Bắc Kinh biết rõ bản chất sai trái của “đường lưỡi bò”. Bắc Kinh cũng biết rõ sự phản đối quyết liệt của các nước ASEAN và sự bất bình, chỉ trích của dư luận quốc tế.

Từ năm 2009, bất chấp mọi chỉ trích và phản đối, Bắc Kinh đã tìm trăm phương nghìn kế để quảng cáo cho yêu sách phi lý này. Việc in “đường lưỡi bò” vào trong hộ chiếu lần này chỉ là một thủ đoạn mới của Bắc Kinh nhằm biện hộ cho yêu sách phi lý của họ. Ngay lập tức các nước láng giềng đã lên tiếng vạch trần âm mưu và bác bỏ mánh khóe tiểu nhân của Bắc Kinh. Ngày 22/11, ông Lương Thanh Nghị, NFN Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội trao công hàm phản đối và yêu cầu Trung Quốc huỷ bỏ nội dung sai trái in trên hộ chiếu phổ thông điện tử. Ông Nghị khẳng định “Việc làm của Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng như chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với các vùng biển liên quan ở Biển Đông”. Tiếp đó Bộ Ngoại giao Philippines cũng gửi công hàm cho Đại sứ quán Trung Quốc tại Manila phản đối. Philippine “cực lực phản đối việc đưa “đường chín đoạn” vào hộ chiếu điện tử vì hình ảnh như vậy bao gồm cả khu vực là một phần thuộc lãnh thổ và lãnh hải của Philippine, tấm bản đồ nói trên là vi phạm luật pháp quốc tế”. Bộ Ngoại giao Ấn Độ cũng lên tiếng phản đối việc Bắc Kinh đưa 2 khu vực thuộc lãnh thổ của Ấn Độ vào hộ chiếu điện tử. Đáp trả lại việc làm của Bắc Kinh, New Deli cũng quyết định đưa lãnh thổ của họ vào bản đồ theo đúng nguyên tắc ngoại giao “có đi, có lại’’. Đáng chú ý là nhà cầm quyền Đài Loan cũng lên tiếng phê phán việc làm của Bắc Kinh.

Nhà cầm quyền Bắc Kinh tưởng rằng mánh khóe này sẽ đem lại tính pháp lý cho yêu sách “đường lưỡi bò”. Họ đã tính toán sai lầm. Tiến sỹ E.Graham (Trường Nghiên cứư quốc tế S.Rafaratnan, Đại học Công nghệ Nanyang của Singapore) đã khẳng định “Điểm mấu chốt là khi luật pháp quốc tế không thừa nhận đường lưỡi bò thì Trung Quốc có in nó vào tấm hộ chiếu phổ thông cũng chẳng thể thay đổi điều bất di bất dịch đó”. Tiến sĩ Vũ Cao Phan, Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam – Trung Quốc, người đã trả lời phỏng vấn Đài Phượng Hoàng (Hồng Công) vào ngày 7/7/2012, nêu rõ “đây là bước tiếp theo trong nhiều bước đi để hiện thực hoá tham vọng của Trung Quốc theo kiểu “tằm ăn rỗi. Điều này cũng tương tự như khi họ tuyên bố lập Tam Sa, bất chấp sự phản đối của các nước khác”. Luật gia Hoàng Việt thuộc Đại học Luật Sài Gòn khẳng định “yêu sách đường lưỡi bò không có cơ sở pháp lý, cho nên bản đồ có yêu sách này trong hộ chiếu điện tử mới của Trung Quốc cũng không có giá trị. Đây là việc làm chưa có tiền lệ, với việc làm này Trung Quốc đã bộc lộ dã tâm của mình, bất chấp mọi thứ”.

Thủ đoạn mới của Bắc Kinh một lần nữa làm cho tình hình Biển Đông trở nên căng thẳng hơn. Việc làm của Bắc Kinh gây lo ngại cho khu vực và cộng đồng quốc tế vì nó trái ngược với những lời lẽ mà Bắc Kinh đang tuyên truyền ở trong nước và trên trường quốc tế “luôn thực hiện và tuân thủ Quy tắc về ứng xử của các bên ở Biển Đông” “Trung Quốc luôn luôn thể hiện thái độ kiếm chế trong vấn đề Biển Đông” “một số nước khác đang tìm cách làm cho tình hình Biển Đông phức tạp thêm”. Việc Bắc Kinh cho in bản đồ có yêu sách “đường lưỡi bò” vào hộ chiếu điện tử chắc chắn sẽ đem lại những hậu quả mà Bắc Kinh chưa lường tới. Càng ngày khu vực và quốc tế càng mất niềm tin vào chính sách đối ngoại của Bắc Kinh. Càng ngày các nước ASEAN sẽ càng ngã vào ảnh hưởng của Mỹ hơn. Các nước này buộc phải dựa vào Mỹ nhiều hơn trong cuộc chơi ở khu vực. Có thể nói việc làm của Bắc Kinh gần đây như mời các công ty quốc tế đấu thầu ở vùng biển Việt Nam, lập cái gọi là Thành phố Tam Sa, mua chuộc Campuchia quấy phá nội bộ ASEAN cho đến in “đường lưỡi bò” trong hộ chiếu đang đẩy ASEAN về phía Mỹ. Những hành động cụ thể đó của Bắc Kinh thực sự làm cho vấn đề Biển Đông bị quốc tế hoá.

Chí Tâm

RELATED ARTICLES

Tin mới