Monday, December 23, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiTrung Quốc coi dầu lửa ở Biển Đông là tài sản quốc...

Trung Quốc coi dầu lửa ở Biển Đông là tài sản quốc gia của họ

BienDong.Net: Dưới nhan đề: Trung Quốc coi nguồn dầu lửa ở Biển Đông là tài sản của họ, báo mạng Oil Price ngày 17.2 đăng bài của tác giả John Daly, chuyên gia về vấn đề Trung Quốc vạch rõ sự tham lam của Bắc Kinh trong mưu đồ độc chiếm Biển Đông cùng các tài nguyên của nó.

Bài báo nhận xét: Trong khi báo chí Phương Tây tập trung đưa tin cuộc thử hạt nhân của Bắc Triều Tiên và những cuộc đụng độ giữa Bắc Kinh và Nhật Bản liên quan đến quần đảo Senkaku ( TQ gọi là Điếu Ngư ) thì xa hơn về phía nam, biển cả cũng đang dậy sóng với những đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc dựa trên những tấm bản đồ cũ, bất chấp Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông nhằm làm giảm căng thẳng tại vùng này.

alt

Ngoài Hoàng Sa (chiếm năm 1974), Trung Quốc còn chiếm giữ một số đảo trong quần đảo Trường Sa mà Việt Nam vẫn đòi chủ quyền, đồng thời có tranh chấp lãnh thổ với Indonesia xung quanh quần đảo Natura, nằm cách Borneo 150 dặm về phía Tây Bắc.

Tác giả cho rằng những công bố gần đây về trữ lượng dầu lửa ở Biển Đông chỉ càng làm gia tăng thêm khát vọng dầu lửa của Trung Quốc, khiến cho cuộc tranh chấp chủ quyền thêm gay gắt.

Trong báo cáo cập nhật công bố hôm 7.2 vừa qua, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ EIA nhận xét: Biển Đông là đường giao thông huyết mạch của thương mại thế giới, và có tiềm năng dầu khí. Theo EIA, ước tính trữ lượng dầu hỏa tại biển Đông là khoảng 11 tỉ thùng dầu và 190 tỉ mét khối khí đốt.

Con số ước lượng của EIA thấp hơn nhiều so với ước tính của Cơ quan thăm dò địa chất của Mỹ US Geological Survey, theo đó Biển Đông có khoảng 28 tỷ thùng dầu, trong khi chính phủ Trung Quốc thì dự báo vùng biển này có trữ lượng đến 200 tỷ thùng dầu.

Không ai biết chắc trữ lượng dầu tại khu vực này là bao nhiêu, nhất là trong bối cảnh tàu Trung Quốc quấy rối và xua đổi các tàu thăm dò địa chấn của nước ngoài.

Tuy nhiên, điều chắc chắn là số liệu dự báo khiêm tốn của EIA sẽ chỉ làm gia tăng thêm những tranh chấp tại Biển Đông. “Dù ước lượng của EIA ít ỏi, dù biển Đông có 11 tỷ thùng dầu hay 200 tỷ thùng thì sẽ không ai bỏ đi cả” bài báo viết.

alt 

Dàn khoan nước sâu của Trung Quốc kéo ra Biển Đông

Như đổ thêm dầu vào lửa, cách đây ba tháng, tập đoàn dầu khí Trung Quốc CNOOC ước tính Biển Đông có trữ lượng 125 tỷ thùng dầu và 500 tỷ mét khối khí đốt, mặc dù không công trình nghiên cứu độc lập nào xác nhận con số này.

Theo nhận định của Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ, một số quốc gia chung quanh biển Đông, trừ Trung Quốc, chọn giải pháp hợp tác ở Biển Đông. Malaysia và Brunei đã giải quyết tranh chấp lãnh thổ hồi năm 2009 và chung tay khảo sát dầu khí ngoài khơi Brunei. Thái Lan và Việt Nam cùng thăm dò địa chất trong vịnh Thái Lan. Thực tế này trái ngược với tình hình ở vùng Biển Đông, nơi Trung Quốc sau khi chiếm Hoàng Sa năm 1974, tiếp tục lấn sâu về phía nam.

Ngày 11.2, Trợ lý Ngoại trưởng của Philippines Raul Hernandez tuyên bố rằng Manila hy vọng Trung Quốc sẽ chính thức đáp lại vụ Philippines kiện Trung Quốc ra tòa theo Công ước LHQ về luật Biển năm 1982 (UNCLOS), đồng thời cho biết sẽ tiếp tục thúc đẩy vụ kiện nếu TQ không chịu trả lời.

Vận dụng UNCLOS để kiện Trung Quốc, Philippines hy vọng buộc Bắc Kinh phải tôn trọng vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và vùng thềm lục địa liền kề. Hỗ trợ cho quyết tâm của Manila, Hoa Kỳ đang thương lượng để quay trở lại các căn cứ quân sự cũ của họ ở sân bay Clark và vịnh Subic.

Sông Hương ( theo John C.K. Daly of Oilprice.com )

RELATED ARTICLES

Tin mới