Friday, December 27, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiTrung Quốc đang thực hiện chiến lược tràn ngập Biển Đông?

Trung Quốc đang thực hiện chiến lược tràn ngập Biển Đông?

BienDong.Net: Theo báo chí Trung Quốc, hôm 06.05.2013 một đội tàu đánh cá hùng hậu đã rời đảo Hải Nam, xuống hoạt động tại vùng biển Trường Sa của Việt Nam.

 Đây là lực lượng tàu cá lớn nhất trong năm nay được phái đến khu vực Trường Sa, và một quan chức Trung Quốc còn hàm ý là đội tàu này sẽ được tàu chiến bảo vệ trong hành động mà các nhà phân tích cho rằng nhằm thực hiện chiến lược của Bắc Kinh tràn ngập Biển Đông.

alt

Tàu cá Trung Quốc ồ ạt kéo ra vùng biển Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam

Đội tàu bao gồm ba mươi chiếc trọng tải trên 100 tấn đã rời cảng Đam Châu, trên đảo Hải Nam, để xuống thả lưới tại vùng biển Trường Sa (mà Trung Quốc gọi là Nam Sa) trong khoảng 40 ngày. Tháp tùng lực lượng này có một tàu tiếp tế hậu cần tổng hợp trọng tải 4.000 tấn và một tàu vận tải 1.500 tấn làm nhiệm vụ bảo đảm vật tư thiết yếu như dầu, nước ngọt, đá cây, thực phẩm; quản lý an toàn hoạt động sản xuất và hỗ trợ xử lý khẩn cấp cho đội tàu.

Thông tin về việc cử hạm đội tàu cá hùng hậu xuống Trường Sa được Bắc Kinh tung ra vài hôm sau khi báo chí nước này khuyếch trương sự kiện Hạm đội Nam Hải của Trung Quốc – hoạt động tại Biển Đông – làm lễ tiếp nhận một tàu hộ tống thuộc loại tiến tiến nhất do Trung Quốc chế tạo.

Phía Trung Quốc mô tả Chiếc Nhạc Dương “được trang bị hỏa lực mạnh, đủ sức chống tàu mặt nước, tàu ngầm và chống phi cơ”.

alt 

Tàu Nhạc Dương trong lễ gia nhập hải quân Trung Quốc hôm qua. Ảnh: Xinhua

Còn nhhồi cuối tháng 3.2013, Hải quân Trung Quốc cũng từng đưa chiến hạm hiện đại của họ xuống tập trận và “tuần tra chủ quyền” tại Biển Đông và tới tận gần bãi ngầm James tiếp giáp với Malaysia.

Theo các nhà quan sát, nguy cơ đối đầu giữa tàu Trung Quốc với tàu cá của các nước Đông Nam Á ở vùng biển Trường Sa là rất lớn đặc biệt do hành động hung hãn của các tàu Trung Quốc và do sự có mặt của lực lượng hải giám hùng hậu tại các vùng biển mà Trung Quốc cho là của họ.

Trả lời phỏng vấn RFI về ý đồ của Trung Quốc trong việc gia tăng các hoạt động ở Biển Đông, Giáo sư Carlyle Thayer làm việc tại Học viện quốc phòng Australia nói: Sự trỗi dậy của Hải quân Trung Quốc cũng như việc tăng cường đội tàu dân sự là một xu hướng còn tiếp diễn. Sẽ ngày càng có nhiều tàu bè Trung Quốc được điều động đến Hạm đội Nam Hải và đi xuống Biển Đông. Trung Quốc sẽ tranh thủ lợi thế trong những cơ hội nhỏ nhặt để thúc đẩy các đòi hỏi của mình.

Các hành động của Trung Quốc là một sự tiếp nối trong kế hoạch dài hạn nhằm khẳng định chủ quyền và kiểm soát hải quân tại Biển Đông, Giáo sư nhận định.

Theo Giáo sư, các sự cố gần đây cho thấy Trung Quốc có sức mạnh hải quân, có khả năng vươn xa và khẳng định chủ quyền tại bất kỳ nơi nào nằm trong bản đồ 9 đường đứt đoạn ở Biển Đông.

Ví dụ, khi biết các tàu của Philippines sẽ rời bãi ngầm Scarborough, ngay lập tức Trung Quốc đã dựng lên một hàng rào sau khi các tàu Philippines ra khỏi đây, để họ không thể quay lại được nữa.

Trung Quốc đã thực sự thôn tính bãi ngầm Scarborough với việc đưa tàu đến đậu thường trực tại đây. Qua cách này, Philippines bị mất chủ quyền đối với bãi đá và vùng biển lân cận – Giáo sư Thayer nhận định.

Cũng theo GS Thayer, Trung Quốc gây áp lực ở hậu trường đối với các thành viên ASEAN để họ vận động Philippines từ bỏ đơn kiện ở Tòa án Trọng tài Liên Hiệp Quốc, đánh đổi lấy việc nối lại các cuộc đàm phán về Bộ Luật ứng xử (COC).

alt

Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa tháng 4.2013: Di sản văn hóa minh chứng chủ quyền thực tế của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa (ảnh BienDong.Net)

Do thời tiết tốt hơn và giai đoạn từ tháng Năm đến tháng Tám đang tới gần, khi Trung Quốc đơn phương áp đặt lệnh cấm đánh cá, hải quân và các tàu dân sự thực thi pháp luật của Trung Quốc sẽ năng động hơn trong việc khẳng định chủ quyền của Trung Quốc. Các hành động của họ được tính toán một cách cẩn thận, không để xẩy ra các vụ tấn công vũ trang, nhưng đủ mạnh để dọa nạt.

Giáo sư Thayer cho rằng trong lúc Philippines theo đuổi vụ kiện trước Liên Hiệp Quốc, Trung Quốc sẽ từng bước củng cố sự hiện diện của họ ở Biển Đông. Nếu Chánh án Tòa án Quốc tế về Luật Biển cho lập một Tòa án Trọng tài, Trung Quốc sẽ tiếp tục gây áp lực trong thời gian nghị án. Philippines đánh giá rằng tòa án có thể cần từ 3 đến 4 năm để ra quyết định. Trong thời gian đó, Trung Quốc sẽ càng có hành động xác lập chủ quyền rõ hơn.

Liên quan đến phản ứng của Mỹ, giáo sư Thayer nhận định: Việc thể hiện quyết tâm của Trung Quốc là một trắc nghiệm đối với tân Ngoại trưởng và bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cũng như đối với chính quyền Obama trong nhiệm kỳ thứ hai này.

Trung Quốc sẽ tìm cách thúc ép Mỹ hợp tác trên các lợi ích chiến lược đối ngoại, đánh đổi lấy việc giảm bớt vai trò quân sự năng động của Mỹ trong việc tái cân bằng lực lượng ở Châu Á – Thái Bình Dương – ông nói.

BDN (tổng hợp theo nguồn RFI)

RELATED ARTICLES

Tin mới