Thursday, March 28, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiAtlas năm 1919 tiếp tục phản ánh sự thật lịch sử của...

Atlas năm 1919 tiếp tục phản ánh sự thật lịch sử của Trung Quốc không hề có Hoàng Sa – Trường Sa

BienDong.Net: Cuốn atlas có tên Atlas Postal de Chine – Trung Hoa bưu chính dư đồ – Postal Atlas of China là sản phẩm của chương trình thiết lập bản đồ bưu chính do nhà Thanh vạch ra vào năm 1906 và được chính phủ Trung Hoa dân quốc kế tục vào các năm sau đó.

Các bản đồ được lập chi tiết ở từng tỉnh, thể hiện rõ các con đường vận chuyển thư từ, công văn trong các tỉnh, thành của Trung Quốc.

Trang bìa 1 của Postal Atlas of China 1919

Nơi nào không thuộc lãnh thổ Trung Quốc thì không được thể hiện trên các bản đồ trong atlas này. Vì thế mà cương giới cực nam của Trung Quốc trong atlas này luôn chỉ giới hạn cực nam của lãnh thổ Trung Quốc chỉ đến đảo Hải Nam, Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam chưa bao giờ được đưa vào bản đồ của TQ thời Nhà Thanh. Điều này càng chứng tỏ rằng, cho đến khi nhà Thanh phát hành các atlas vào năm 1908 và sau này chính quyền Trung Hoa dân quốc tái bản các atlas đó vào các năm 1919 và 1933, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam vẫn không thuộc về cái gọi là “chủ quyền lịch sử” phi pháp của Trung Quốc.


Phần lời mở đầu của Postal Atlas of China 1919

Atlas Postal de Chine – Trung Hoa bưu chính dư đồ – Postal Atlas of China, do Tổng cục Bưu chính, thuộc Bộ Giao thông của Trung Hoa dân quốc xuất bản tại Nam Kinh năm 1919. Atlas được in bằng 3 thứ tiếng: Trung – Anh – Pháp, gồm 1 bản đồ tổng thể vẽ toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc và 46 bản đồ vẽ các tỉnh của Trung Quốc, đều có kích thước là 61cm x 71cm. Tấm bản đồ tổng thể có tỷ lệ là 1: 7500000, kích thước là 63 x 38cm.


Bản đồ tổng thể lãnh thổ Trung quốc trong Postal Atlas of China 1919, phần cực nam lãnh thổ là đảo Hải Nam

Atlas Postal de Chine – Trung Hoa bưu chính dư đồ – Postal Atlas of China này là cuốn sách bản đồ được in lần thứ 2 tại Trung Quốc với số lượng in giới hạn. Cuốn sách bản đồ này được rao bán bởi một nhà sưu tầm ở Ba Lan, anh Trần Thắng đã tìm được và liên hệ, mua tặng UBND huyện Hoàng Sa phục vụ công tác đấu tranh, bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa.


Trang bản đồ tỉnh Quảng Đông trong Postal Atlas of China 1919, thể hiện rõ cực nam lãnh thổ Trung Quốc là đảo Hải Nam, thuộc địa bàn tỉnh Quảng Đông lúc bấy giờ

BDN (nguồn: hoangsa.danang.gov.vn)

 

 

 

RELATED ARTICLES

Tin mới