BienDong.Net: Gạc Ma là một rạn san hô thuộc cụm Sinh Tồn của quần đảo Trường Sa. Đá có màu nâu và được bao quanh bởi vành đai san hô trắng. Chỉ có vài hòn đá nổi lên trên mặt biển còn đa phần đá này chìm dưới nước.
Gạc Ma nằm cách đá Cô Lin hơn 3 km về phía đông nam và đánh dấu đầu mút phía tây nam của cụm Sinh Tồn, trong huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa.
Sau khi chiếm đoạt Gạc Ma năm 1988, quân Trung Quốc đã xây dựng công trình nhà nổi kiên cố và phái lực lượng chốt giữ trái phép phục vụ âm mưu lâu dài – độc chiếm Biển Đông thành ao nhà.
Việc Trung Quốc dùng vũ lực để cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa và một số đảo của quần đảo Trường Sa không giúp họ tạo ra chứng cứ hợp pháp để khẳng định chủ quyền của mình. Nghị quyết 2625 ngày 24-10-1970 của Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc khẳng định rằng: “Lãnh thổ của một quốc gia không thể là đối tượng của một cuộc chiếm đóng quân sự do sử dụng vũ lực trái với quy định của Hiến chương LHQ. Lãnh thổ của một quốc gia không thể là đối tượng của một sự chiếm hữu của một quốc gia khác sau khi dùng vũ lực hay đe dọa sử dụng vũ lực. Bất kỳ sự thụ đắc lãnh thổ nào đạt được bằng đe dọa hay sử dụng vũ lực sẽ không được thừa nhận là hợp pháp”.
Dưới đây là hình ảnh Gạc Ma dưới sự chiếm đóng của Trung Quốc do truyền thông nhà nước Trung Quốc phát tán.
Nhà nổi tạm do quân Trung Quốc dựng trên Đá Gạc Ma năm 1992 sau khi chiếm đoạt của Việt Nam bằng vũ lực
Nhà nổi kiên cố quân Trung Quốc xây dựng từ sau năm 1993 trên Đá Gạc Ma
Những kẻ chiếm đoạt tập bắn trên Đá Gạc Ma
BDN (tổng hợp)