Wednesday, January 15, 2025
Trang chủBiển nóngSự kiệnLầu Năm Góc: Máy bay chiến đấu Trung Quốc khiêu khích máy...

Lầu Năm Góc: Máy bay chiến đấu Trung Quốc khiêu khích máy bay của hải quân Mỹ

altBienDong.Net: Theo New York Times, ngày 22/8 vừa qua, người phát ngôn Lầu Năm Góc cho biết, một chiếc máy bay tiêm kích của Trung Quốc đã có hành vi khiêu khích máy bay do thám của hải quân Mỹ đang bay trên không phận quốc tế ngoài khơi Trung Quốc.

Theo Chuẩn Đô đốc John Kirby, trong vụ đối đầu này, hai chiếc máy bay “đã tiến đến rất gần nhau, ở cự ly nguy hiểm”.

Bộ Quốc phòng Mỹ cũng cho biết đã gửi công hàm phản đối tới Chính phủ Trung Quốc vào sáng ngày thứ Sáu tuy nhiên đến buổi chiều cùng ngày vẫn chưa nhận được phản hồi.

Vụ việc trên diễn ra vào ngày 19/8, bắt đầu bằng việc chiếc máy bay của Trung Quốc bay ngay phía dưới của chiếc P-8 Poseidon thuộc biên chế của hải quân Mỹ. Sau đó, máy bay của Trung Quốc bay song song với chiếc máy bay của Mỹ với đầu cánh của hai chiếc máy bay chỉ cách nhau khoảng 10 mét.

Cuối cùng, chiếc máy bay Trung Quốc nhào lộn với mục đích rõ ràng nhằm đe dọa phi công Mỹ, một hành động mà ông Kirby cho là mang tính chất khiêu khích.

Ông Kirby cho biết thêm: “Chúng tôi đã thể hiện sự quan ngại mạnh mẽ tới chính phủ Trung Quốc về hành động mất an toàn và thiếu chuyên nghiệp này. Đây là một hành động gây nguy hiểm cho phi hành đoàn và không tuân theo luật tập quán quốc tế”.

Vụ khiêu khích này sẽ gây gia tăng căng thẳng giữa quân đội hai nước, vốn đang ở mức cao sau một loạt các hành động gây hấn của Bắc Kinh chống lại Nhật Bản và các đồng minh khác của Mỹ ở khu vực Biển Đông và vùng biển phía đông Trung Quốc.

Hồi đầu năm nay, Trung Quốc đã từ chối mời Nhật Bản tham gia diễu hành hải quân do nước này tổ chức khiến Mỹ tẩy chay không tham gia sự kiện. Tuy nhiên, sự kiện lần này mang tính chất nghiêm trọng hơn do trước đây đã có lần máy bay chiến đấu Trung Quốc va chạm với máy bay do thám của hải quân Mỹ năm 2001 trên vùng trời khu vực đảo Hải Nam khiến phi công của Trung Quốc thiệt mạng và chiếc máy bay Mỹ phải hạ cánh khẩn cấp xuống đảo Hải Nam.

Sau sự cố này, chính quyền Trung Quốc đã bắt giữ phi hành đoàn của Mỹ trong vòng một tuần và tuyên bố “Mỹ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về vụ va chạm này”.

Đáp lại, Đô đốc Dennis Blair, khi đó là Tư lệnh Thái Bình Dương, cũng đưa ra tuyên bố thể hiện sự giận giữ, cáo buộc chiếc máy bay Trung Quốc đã đi theo sát chiếc máy bay của Mỹ, một hành động được giới quân sự Bắc Kinh sử dụng ngày càng nhiều.

Trung Quốc tiếp tục phô trương sức mạnh quân sự với Mỹ trong thời gian 13 năm kể từ vụ va chạm trên. Năm 2011, khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates thăm Trung Quốc, giới quân sự nước này đã “chào đón” ông bằng một hành động bất ngờ và mang tính chất khiêu khích theo quan điểm của giới quân sự Mỹ, đó là tiến hành thử nghiệm một chiếc máy bay phản lực tàng hình.

Trong chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel tới Trung Quốc trong năm nay, giới quân sự Trung Quốc đã bố trí đưa ông Hagel đi thăm quan chiếc tàu sân bay Liêu Ninh, một chuyến thăm mà chính quyền Mỹ mong muốn có được từ lâu. Các quan chức Mỹ cho rằng việc sắp xếp chuyến thăm này cũng là một động thái khác thể hiện quyết tâm tập trung sức mạnh quân sự của Trung Quốc cho hải quân.

Các nhà phân tích cho rằng việc Trung Quốc có thái độ khiêu khích quân sự tại vùng biển và vùng trời gần nước này là do căng thẳng xung quanh các tranh chấp trên khu vực Biển Đông và vùng biển phía đông Trung Quốc.

Chuẩn Đô đốc Kirby cho biết thêm, trong vụ đối đầu lần này, không hề có sự mập mờ nào trong việc báo cáo về vụ việc diễn ra chậm ba ngày sau khi sự việc diễn ra. “Tôi nghĩ chúng ta cần xử lý thông tin để xem điều gì đã thực sự xảy ra”, ông nói. “Tôi cũng cho rằng chúng ta đang đi đúng hướng, chúng ta cần phải tranh thủ cơ hội này để bày tỏ sự quan ngại sâu sắc tới chính quyền Trung Quốc”.

BDN

RELATED ARTICLES

Tin mới