Friday, November 22, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiViệt Nam vừa hợp tác vừa đấu tranh để bảo vệ lợi...

Việt Nam vừa hợp tác vừa đấu tranh để bảo vệ lợi ích quốc gia

hoptacdautranh

BienDong.Net: Trong nỗ lực bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, Việt Nam đã tích cực huy động nguồn lực trong nước, tăng cường ứng dụng các phương tiện kĩ thuật tiên tiến vào việc giám sát biển đảo, mặt khác tích cực mở rộng quan hệ ngoại giao để tranh thủ sự hỗ trợ từ bên ngoài, thực hiện phương châm “vừa hợp tác vừa đấu tranh”.

Sử dụng công nghệ viễn thám giám sát biển đảo

Theo báo chí quốc nội, dự án “Giám sát tài nguyên biển, hải đảo bằng công nghệ viễn thám” được hoàn thành năm 2014, cho phép Việt Nam lần đầu tiên vẽ được bức tranh toàn cảnh về vùng biển quốc gia bao gồm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Ông Nguyễn Xuân Lâm, Cục trưởng Cục Viễn thám quốc gia, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết hiện dự án đã hoàn thành 3 nhóm nhiệm vụ quan trọng. Đó là xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin địa lý đa thời gian cho toàn vùng biển và hải đảo bằng công nghệ viễn thám, xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên đề về tài nguyên – môi trường biển và hải đảo bằng công nghệ viễn thám, xây dựng hệ thống giám sát đa thời gian tài nguyên – môi trường biển và hải đảo Việt Nam trên nền công nghệ viễn thám và địa tin học.

Theo ông Lâm, dự án này là thành phần thuộc Đề án tổng thể về điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên môi trường biển đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020 do Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì.

Mục tiêu của dự án là thiết lập cơ sở dữ liệu thông tin địa lý ảnh vệ tinh đa thời gian cho toàn vùng biển và hải đảo Việt Nam, nhất là hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Dự án cũng hướng tới tăng cường năng lực cho việc áp dụng công nghệ viễn thám phục vụ điều tra cơ bản và giám sát tài nguyên và môi trường biển và hải đảo Việt Nam. Công nghệ viễn thám có ưu điểm vượt trội so với các phương pháp truyền thống khác về khả năng cung cấp thông tin trên diện rộng, liên tục, chính xác đồng thời có thể cung cấp cả thông tin về không gian và thuộc tính của đối tượng quan trắc.

Cảnh sát biển tiếp nhận tàu do Nhật Bản và Hoa kỳ viện trợ

Mạng tin điện tử của Cảnh sát Biển Việt Nam cho biết: Bộ tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2 vừa tổ chức lễ tiếp nhận tàu CSB 6001 (Syokaku) do Chính phủ Nhật Bản viện trợ tại Đà Nẵng.

hoptacdautranh2

Mô hình một tàu tuần tra của Mỹ. Ảnh minh họa.

Đây là chiếc tàu đầu tiên trong số 3 tàu đã qua sử dụng mà Chính phủ Nhật Bản tuyên bố viện trợ không hoàn lại nhằm nâng cao năng lực cho Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam.

Tàu có chiều dài 56,7m; chiều rộng 8,8m; lượng dãn nước đầy tải 725 tấn; tốc độ 12,5 hải lý/giờ; được đóng tại Nhật Bản năm 1991. Sau khi được hoán cải, bảo dưỡng, bảo trì và nâng cấp trang thiết bị phù hợp, Lực lượng CSB sẽ sử dụng tàu này để thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, giữ gìn an ninh an toàn hàng hải và cứu hộ cứu nạn.

Việc Chính phủ Nhật Bản viện trợ cho lực lượng thực thi pháp luật Việt Nam không những góp phần nâng cao năng lực duy trì thực thi pháp luật nhằm đảm bảo an toàn và an ninh trên biển, mà còn thể hiện tình cảm chân thành và mối quan hệ tốt đẹp phát triển giữa Lực lượng Cảnh sát biển hai nước.

Trước đó, hồi tháng 2/2015, đài VOA dẫn lời trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về các vấn đề quân sự và chính trị, ông Puneet Talwar cho biết Washington đã trao cho Việt Nam tàu tuần tra biển.

Việc cung cấp 18 triệu USD và 5 tàu tuần tra được Ngoại trưởng Mỹ John Kerry công bố lần đầu tiên trong chuyến thăm Việt Nam của ông diễn ra vào cuối năm 2013.

Ông Talwar nói thêm rằng Mỹ sẽ tiếp tục hỗ trợ củng cố lực lượng tuần duyên mà Việt Nam gọi là cảnh sát biển.

Ông Talwar cho biết: “Chúng tôi đã và đang tăng cường hợp tác để giúp đỡ Việt Nam phát triển lực lượng tuần duyên. Chúng tôi rất tự hào về điều đó, và chúng tôi cũng hy vọng rằng phía đối tác Việt Nam sẽ đánh giá như vậy. Chúng tôi đã cung cấp cho Việt Nam tàu tuần tra và chúng tôi sẽ tiếp tục thực hiện điều đó để giúp lực lượng tuần duyên của Việt Nam cải thiện khả năng”.

Ông Talwar cho biết an ninh biển, nhất là vấn đề tự do hàng hải, là một trong các vấn đề quan trọng trong cuộc đối thoại thường niên Việt – Mỹ.

“Chính sách chung của chúng tôi đối với Việt Nam là Mỹ ủng hộ một quốc gia Việt Nam hưng thịnh và độc lập, tôn trọng nhân quyền và pháp quyền. Chúng tôi tin rằng việc tôn trọng nhân quyền sẽ giúp Việt Nam lớn mạnh hơn”, trợ lý Ngoại trưởng Mỹ khẳng định.

Không tham gia trò chơi quyền lực nước lớn

Trả lời phỏng vấn báo điện tử VietNam.Net hôm 27/3 sau chuyến thăm Hoa kỳ, thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng quốc phòng nói: Việt nam sẽ không tham gia vào bất cứ trò chơi cạnh tranh quyền lực nào của các nước lớn.

Theo tướng Vịnh, trong quan hệ quốc phòng nói riêng và quan hệ chiến lược nói chung, trong bối cảnh khu vực Châu Á – TBD có sự can dự của nhiều thế lực, nhiều nước lớn, với nhiều yếu tố và sức mạnh khác nhau, thì Việt Nam yêu cầu hai điểm: Thứ nhất là hoà bình, ổn định cho Việt Nam; Thứ hai, VN sẽ không tham gia vào bất cứ trò chơi cạnh tranh quyền lực nào của các nước lớn. Việt Nam không theo bất cứ một phía nào để chống một phía khác.

Lập trường của Việt nam trong quan hệ với các nước lớn cũng được đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ Phạm Quang Vinh nhắc lại trong cuộc đối thoại với đại sứ Mỹ ở Việt Nam Ted Osius được tổ chức tại Trung tâm Nghiên cứu quốc tế và chiến lược (CSIS) ở Washington (Mỹ) trưa 24 – 3 khi ông nhấn mạnh rằng các hiệp định mà Việt Nam ký kết với đối tác không gây nguy hại cho bên thứ ba.

Về việc Mỹ yêu cầu Việt Nam ngưng cho máy bay Nga tiếp nhiên liệu ở cảng Cam Ranh của Việt Nam vì lo ngại có thể gây căng thẳng trong khu vực, đại sứ Phạm Quang Vinh cho biết: “Chúng tôi tạo điều kiện cho tất cả quốc gia đến Cam Ranh với mục đích sử dụng dịch vụ hậu cần. Tôi phải nói rằng sân bay của chúng tôi, những địa điểm ở đất nước chúng tôi và những hiệp định mà chúng tôi ký kết với nước khác sẽ không bao giờ gây nguy hại cho một bên thứ ba” – đại sứ Vinh phát biểu.

Trả lời câu hỏi về hợp tác an ninh quốc phòng song phương, đại sứ Phạm Quang Vinh cho biết ngoài những hợp tác an ninh quốc phòng nói chung, Mỹ và Việt Nam cũng rất quan tâm đến những hợp tác an ninh phi truyền thống bao gồm cứu trợ thảm họa, đối phó với biến đổi khí hậu và phòng chống khủng bố. Cả hai nước cùng nhau hợp tác trong lĩnh vực này ở mức độ song phương, khu vực và thế giới.

Về mua bán vũ khí, đại sứ Phạm Quang Vinh mong muốn Mỹ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam. Ông cho biết năm nay là dịp kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa hai nước, nên hai bên phải bình thường hóa tất cả lĩnh vực, trong đó có lệnh cấm bán vũ khí sát thương.

Cũng nhân dịp 20 năm bình thường hóa bang giao, đại sữ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius cho biết ông Nguyễn Phú Trng sẽ đi thăm Mỹ « theo lời mi ca phía Hoa Kỳ ».

Theo các nhà phân tích, ông Trng s là Tng bí thư Đng Cng sn Việt Nam đu tiên đi thăm Hoa Kỳ, phn ánh đà tăng cường quan h nhanh chóng gia hai bên.

The Diplomat ngày 31/3 đăng bài phân tích của hai học giả Nhina Le từ đại học George Mason tại Hoa Kỳ và Koh Swee Lean Collin từ trường S. Rajaratnam đại học Công nghệ Nam Dương Singapore cho rằng, với những quốc gia trở thành tâm điểm cạnh tranh địa chính trị của các cường quốc như Việt Nam, chính sách đối ngoại có nguyên tắc sẽ giúp Việt Nam tìm kiếm được lợi ích quốc gia của mình. Nguyên tắc đối ngoại “vừa hợp tác, vừa đấu tranh” là một cách tiếp cận thực tế sẽ giúp người Việt “không để trứng vào cùng một giỏ”.

BDN

RELATED ARTICLES

Tin mới