BienDong.Net: Tiếp theo Châu Phinghèo khó nhưng giàu tài nguyên, cơn khát nguyên liệu đã đưaBắc Kinh vươn xa tớiChâu Mỹ La-tinh trong nỗ lực cạnh tranhảnh hưởng với Hoa Kỳ ngay tại nơi từng được coi là sân sau của nước Mỹ.
Chưa đầy một năm sau chuyến thăm mở màn của Chủtịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Brazil hồi trung tuần tháng 7/2014, chuyến thăm MỹLa-tinh của Thủtướng Trung Quốc Lý Khắc Cường kết thúc hôm 25/05/2015 đã củng cốthêm mối quan hệkinh tếvới khu vực đang gặp nhiều khó khăn này.
Tiền ra như nước
Theo RFI, tại Chi-lê, quốc gia cuối cùng trong vòng công du sau Brazil, Colombia và Peru, ông Lý Khắc Cường đã gặp gỡnữTổng thống Michelle Bachelet, bàn bạc vềhợp tác tài chính. Chi-lê là nước đầu tiên trong khu vực ký kết hiệpước tựdo mậu dịch với Trung Quốc năm 2006, và lần này Ngân hàng Trungương đôi bên loan báo chuẩn bịsửdụng rộng rãi đồng Nhân dân tệ.
Trước đó,Bắc Kinh đã thỏa thuận với Brazil chương trình đầu tưlên đến 53 tỉđô la bao gồm 35 hợp đồng kinh tế, trong khuôn khổ một « kếhoạch hành động chung »Â đến năm 2021.
Bắc Kinh, vốn đã đầu tư3,5 tỉđô la vào tập đoàn Petrobrashồi cuối tháng Tư, nhân dịp này đã ký thêm hai hợp đồng đểbơm thêm 7 tỉđô la cho tập đoàn dầu khí quốc doanh Brazil hiện đang suy sụp vì bê bối tham nhũng khiến cho họ khó có thểvay mượn trên thịtrường. Ngân hàng ICBC Trung Quốc cũng sẽrót 4 tỉ đô la vào tập đoàn Vale của Brazil – là tập đoàn dẫn đầu thếgiới vềquặng sắt, cho dù giá mặt hàng này đang đi xuống.
Mỹ la tinh giàu tài nguyên khoáng sản: Một khu mỏ của tập đoàn Vale của Brazil(ảnh internet)
Hai nước cũng cụthểhóa phi vụtập đoàn Embraer của Brazil bán cho công ty Tianjin Airlines đợt đầu 22 chiếc máy bay trong hợp đồng 60 chiếc có trịgiáước tính 1,1 tỉđô la. Là nước chăn nuôi bò lấy thịt hàng đầu, Brazil được Trung Quốc mởlại thịtrường xuất khẩu đã bịngưng trệlâu nay vì lý do dịch tễ.
Cùng với đó, Bắc Kinh còn tham gia nhiều dựán cơsởhạtầng, từxalộcho đến cảng hàng không và cảng biển ở khu vực Mỹ La tinh, trong đó có đềán đầy tham vọng: nhằm lập một « hành lang đường sắt » trị giá 80 tỉ đô la nối Đại Tây Dương và Thái Bình Dương đểvận chuyển quặng sắt và đậu tương sang Trung Quốc với chi phí rẻnhất.
Làn sóng đầu tưnày mang lại sựphấn chấn cho Brazil. Nền kinh tếthứbảy thếgiới đang chênh vênh trên bờvực suy thoái, và năng lực đầu tưđang bịảnh hưởng bởi chương trình khắc khổcủa chính phủbà Dilma Rousseff.
Theo tổng kết vào cuối năm 2014 của trung tâm nghiên cứu Inter – American DialogueởWashington và trường đại học Boston, từnăm 2005 Trung Quốc đã cho các nước hay doanh nghiệp MỹLa-tinh vay trên 119 tỉđô la, riêng trong năm 2014 là 22,1 tỉđô la, trong đó nước vay nhiều nhất là Venezuela (56,3 tỉ), tiếp theo là Brazil (22 tỉ), Achentina (19 tỉ).
Trong nỗ lực chinh phục sân sau của Hoa Kỳ, tháng 1 năm nay, Chủtịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã hứa sẽđầu tư250 tỷđô la trong vòng 10 năm vào vùng Châu Mỹ La-tinh và Ca-ri-bê. Phát biểu tại Bắc Kinh nhân lễkhai mạc cuộc họp với Cộng đồng các Quốc gia Châu Mỹ La-tinh và Ca-ri-bê (CELAC), ông Tập Cận Bình còn tỏý mong muốn là thương mại giữa Trung Quốc và 33 quốc gia trong khối này đạt mức 500 tỷđô la trong thập niên đang mởra.
Bất bình đẳng
Châu Mỹ La-tinh có nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguyên vật liệu dồi dào, và là nơi tiêu thụhàng tiêu dùng Trung Quốc. Tuy nhiên, trong khi Trung Quốc nhảy Tango trên sân sau của Hoa Kì, người ta vẫn không có để nhận ra rằng mối quan hệgiữa Trung Quốc và Mỹ La-tinh là bất bình đẳng.
Các chuyên gia chỉ ra rằng chỉ riêng 5 ngành hàng, đều thuộc diện thứcấp nhưnông nghiệp, năng lượng, hầm mỏ… đã chiếm tới 75% xuất khẩu của khu vực sang Trung Quốc năm 2013. Trong khi đó gần 90% đầu tưcủa Trung Quốc sang Châu Mỹ La-tinh là nhằm khai thác, đặc biệt là quặng mỏvàdầu khí ».
Báo cáo củaỦy ban Kinh tếChâu Mỹ La-tinh và vùng Ca-ri-bê (Cepal) thuộc Liên Hiệp Quốc cũng chỉ rõ rằng gần 90% đầu tưcủa Trung Quốc vào khu vực Mỹ La-tinh giai đoạn từ2010 đến 2013 là đểkhai thác tài nguyên.
Một ví dụcụthểlà thương mại giữa Brasilia và Bắc Kinh đã tăng gấp 25 lần, từ3,2 tỉđô la năm 2001 lên 83 tỉđô la trong năm 2013. Trung Quốc đói nguyên liệu, còn Brazil dồi dào từquặng sắt đến dầu hỏa, từđậunành, đường cho đến cà phê.
Ông Hervé Théry, giám đốc nghiên cứu của CNRS (Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp) và là giáo sưthỉnh giảng của trường đại học Sao Paulo tốcáo:« Trung Quốc tỏra hết sức cứng rắn. Họchỉmuốn nhập khẩu sản phẩm thô, trong khi Brazil mong xuất khẩu sản phẩm đã qua chếbiến ».
Với mặt hàng đậu tương, Bắc Kinh chỉmuốn mua dạng hạt thô, còn Brasilia hy vọng bán được sản phẩm dạng protein thực vật có hàm lượng giá trịgia tăng cao.
Nợnần
Ngày 19/4, Tổng thống Nicolas Maduro thông báo Bắc Kinh vừa cho vay thêm 5 tỉđô la. Tổng cộng từnăm 2008 đến nay, Venezuela đã nợTrung Quốc trên 56 tỉ.Sởhữu trữlượng dầu khí khổng lồ, Venezuela trảnợ bằng dầu lửa và rốt cục họ đang lao vào vòng xoáy nợnần.
Trước đó vào tháng Giêng, sau chuyến viếng thăm bất ngờBắc Kinh, ông Maduro loan báo Trung Quốc sẽđầu tư20 tỉđô la. Món tiền này là quảbóng oxy cho chính quyền Caracas, đang gặp khó khăn vì dầu thô – chiếm đến 90% xuất khẩu của đất nước – từmột năm qua đã bịmất đến trên 50% giá trị.
Mặc cho những lời hứa hẹn của Tổng thống, các mặt hàng thiết yếu vẫn tiếp tục khan hiếm, dòng người vẫn nối dài trước các cửahàng. Sữa, thịt, xà phòng thiếu vắng trong các siêu thịdo nhà nước quản lý. Lạm phát đạt mức 68,5% trong năm 2014, tiếp tục phi mã.
Trong khi đó, Trung Quốc túi rủng rỉnh tiền nhưng rất cần năng lượng, bèn đưa Caracas thành đối tácưu tiên. Tháng 7/2014, Tập Cận Bình hoan nghênh việc nâng quan hệhai nước lên tầm « đối tác chiến lược toàn diện”. Một năm trước đó, tập đoàn dầu khí CNPC Trung Quốc loan báo sẽđầu tư28 tỉđô la vào vành đai dầu lửa Orénoque. Dưới mắt Caracas, Bắc Kinh là một chủnợdễdãi trong khinợnần đối với Bắc Kinh ngày càng chồng chất.
Phản đối
Trước tình hình đó, có hai lực lượng đang nổi lênởChâu Mỹ La-tinh. Lực lượng thứnhất gồm đa sốchính phủcánh tảvà một sốphong trào xã hội, kêu gọi đưa ra một chiến lược chung trước Trung Quốc. Lực lượng thứhai gồm các phong trào khác nhau(nông dân, thổdân…) muốn đặt lại vấn đề, với những điều kiện nào thì thương mại với Trung Quốc mới mang lại lợi ích cho các nước Mỹ La-tinh, làm thế nào để có sựcân bằng giữa tăng trưởng, tiêu thụvà chất lượng cuộc sống?
Tại Nicaragua, những người bảo vệmôi trường và cộng đồng địa phương từnhiều tháng qua đấu tranh chống dựán kênh đào xuyên hai đại dương của Hong Kong Nicaragua Canal Development (HKND).Ởmiền nam Peru, một công nhân đã thiệt mạng trong các vụđụng độmới đây giữa cảnh sát và những người biểu tình tốcáo các vụsa thải tùy tiện tại một khu mỏcủa công ty Trung Quốc Shougang.
Sân sau của Mỹthành… vườn nhà Trung Quốc
Giải thích cho sựgia tăng hiện diện của Trung QuốcởkhuvựNam Mỹ, ông André Perfeito, nhà phân tích thuộc văn phòng đầu tưkinh doanh của Brazil nói: « Trung Quốc tới MỹLa-tinh là bởi Hoa Kỳ không cònởthếthượng phong đểcó thểbảo vệthịtrường này. Trong khi đó, Trung Quốc tỏra rất khôn khéo trong việc tìm kiếm thịtrường nơi mà trong năm ngoái Bắc Kinh đã đổvào tới 20% vốn đầu tưnước ngoài của mình.
Không phải bây giờTrung Quốc mới quan tâm đến Châu Mỹ La-tinh với nguồn nguyên vật liệu quăng mỏdồi dào, với một thịtrường tiêu thụđầy tiềm năng. Bây giờlà lúc Bắc Kinh muốn ăn sâu bám rễtìm kiếm sựảnh hưởng lâu dài trong khu vực kềcận với nước Mỹtrong khi Washington vẫn đang mải miết lo cho chiến lược xoay trục vềChâu Á.
Trên lãnh vực quân sự, Peru và Bolivia là khách hàng của công nghiệp quốc phòng Trung Quốc. Cuba cho phép Bắc Kinh sửdụng các cơsởhạtầng do người Nga xây dựng dởdang tại đây, nhất là căn cứquân sựTorrens gần La Habana.
Charles Tang, chủtịch Phòng Thương mại Brazil – Trung Quốc khẳng định:« Sân sau của Hoa Kỳ đang trởthành vườn nhà của Trung Quốc, không chỉởBrazil mà trên toàn Châu Mỹ la – tinh ».
Tờ La Nación xuất bảnởBuenos Aires nhận xét: Có thểTập Cận Bình, quan ngại trước việc Hoa Kỳ đang thương thảo với Nhật Bản và các nước Đông Nam Á vềTPP, muốn gửiđến ông Barack Obama một thông điệp kiểu như:« Anhlảng vảng tại khu vực ao nhà củatôi, thì tôi trảđũa anh theo kiểu tương tự! ». Nói cách khác, Trung Quốcồạt đổbộvào Châu Mỹ La-tinh. Không thỏa mãn với lục địa đen, những chiếc vòi bạch tuộc của Bắc Kinh đang vươn sang tận bên kia đại dương, thách thức địa vị thống trị của Hoa Kỳ.
BDN