Friday, November 22, 2024
Trang chủBiển nóngVấn đề Biển Đông lại hun nóng diễn đàn Shangri - La...

Vấn đề Biển Đông lại hun nóng diễn đàn Shangri – La 14

cat 5546 1428110045

BienDong.Net:Biển Đôngmột lần nữa lạihun nóng Din đàn thường niên van ninh Châu Á mang tên Đi Thoi Shangri – La 14, tchc ti Singapore từ 29 – 31/5 khi lần đầu tiênngười đứng đầu Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ công khai chỉ trích Trung Quốc rất nặng nề, lên án Bắc Kinh đang hành động vượt ra ngoài khuôn khổ luật lệ quốc tế.

dao nhan tao cua tq o bien dong

Đảo nhân tạo của Trung Quốc ở Biển Đông thách thức luật lệ quốc tế(Ảnh:AFP)

Theo RFI, trong phát biểu trước din đàn, Đô đc Tôn Kiến Quc, Phó Tng tham mưu trưởng Quân đi Trung Quc đã nhc li lun đim phi lícủa Bc Kinh nói rằng hot đng bi đp đo các đo đá mà hchiếm đóng ti Trường Sa là«chính đáng»và mang tính chất«hòa bình».Ông cũng biện hộ rằng hành động của Trung Quốc tại khu vực này là đúng luật, cần thiết và rằng “Không có thay đổi gì về yêu sách của Trung Quốc ở Nam Hải (Biển Đông)”.

Trưởng đoàn Trung Quc ti Đi thoi Shangri La kêu gi«nước khác»hãy chấm dt vic«gây bất hòa»trong khu vực và khng đnh:«Không có lý do gì đểthi phng vn đnày ti Biển Đông».

Tuyên bốca Đô đc Trung Quc được đưa ra saukhi Btrưởng Quc phòng MAshton Carter nói trước cử tọa của diễn đàn an ninh lớn thuộc loại hàng đầu thế giới với 26 Bộ trưởng Quốc phòng và khoảng 300 đại biểu các nước đến tham dự rằngcác hành vi xây đắp đo ca Trung Quc ti Biển Đông đang làm gia tăng nguy cơ«tính toán sai lầmhay to ra xung đt gia các nước có tranh chp».

Đặc biệt,Btrưởng Quc phòng Mđã nêu đích danh Trung Quc vcác hoạt đng bi đp và mrng đo đá ti Trường Sa, ôngđánh giá các hoạt động này là “chưa có tiền lệ”,với qui mô lớnn hn tt ccác các nước có tranh chp khác gp li, và lớn hơn hn toàn bcác hot đng bi đp trong lch skhu vc».

Ông Ashton Carter nói rằng Trung Quc đã thc hin điu đó trongvỏn vn 18 tháng qua, và«hiện vn chưa rõ là Trung Quc scòn đi đến đâu… Và đó là nguyên nhân khiến vùng bin này đang trthành ngun gây căng thngkhu vc».

sun jianguo 2 reut icjt juwi

Đô đốc Tôn Kiến Quốc tại diễn đàn Đối thoại Shangri – La tối 29.5.2015– Ảnh: Reuters

Trong phát biểu ca mình hôm 31/5, ông Tôn Kiến Quc còn nhc li lp lunvềchquyn«không thểchi cãi»của Bc Kinh ti Biển Đông, đng thi bóng gió vkhnăng thiết lp mt khu vực nhận diện phòng khôngBiển Đôngkhi nói rằng điều này“phthuc vào đánh giá liên quan đến tình hình anninh và mức đđe da đi vi an ninh trên không và trên bin ca Trung QucBiển Đông”.

Hoa Kỳ đã bày tquan ngi rng các hành đng ca Trung Quc đe da quyn tdo hàng hi và hàng không,và tuyên bố Hoa Kỳ sẽ tiếp tục “bay, đi lại trên biển và hoạt động” ở Biển Đông.

Tái khẳng định chiến lược xoay trục của Mỹ ở Châu Á, ông Carter cho biết Mỹ sẽ hỗ trợ các nước trong khu vực để “có an ninh, cơ hội trỗi dậy và thịnh vượng”. Mỹ sẽ sẵn sàng đảm bảo an ninh tại Châu Á – Thái Bình Dương trong vài thập niên tới, ông Carter nói.

Ông cho biết Hạ viện Hoa Kỳ đã chuẩn thuận cấp 425 triệu đôla (trong 5 năm) cho Sáng kiến an ninh hàng hải mà nước này vừa đưa ra nhằm giúp các quốc gia trong khu vực, trong đó có Việt Nam, nâng cao năng lực tự vệ trên biển.

Ông cũng nhận định “không thể có giải pháp quân sự cho Biển Đông” và kêu gọi các nước đoàn kết để giải quyết căng thẳng một cách hòa bình.

Quan điểm này của ông Carter được Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện Hoa Kỳ, Thượng Nghị sỹ John McCain, đồng thuận.

Theo ông McCain, tuy đối đầu bao giờ cũng là một khả năng, song Trung Quốc “không có lợi ích gì trong việc đối đầu quân sự”.

Phát biểu với các nhà báo tại Đối thoại Shangri – La, ông McCain cho rằng “Có thể sẽ có những tình huống căng thẳng, nhưng nếu các nước trong khu vực đoàn kết với nhau, điều đó sẽ khiến Trung Quốc chùn bước”.

cat 5546 1428110045 

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter.Ảnh: NBC News

Các nguồn tin cho biết bên lề Đối thoại Shangri – La, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Carter cũng đã có cuộc hội đàm ba bên với Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản và Australia. Sau cuộc hội đàm này, ba vị Bộ trưởng Quốc phòng đã ra tuyên bố chung, kêu gọi không dùng vũ lực để thay đổi nguyên trạng ở Biển Đông và Biển Hoa Đông.

“Ba Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Australia, Nhật Bản đề nghị các bên tự kiềm chế, dừng những hoạt động xây dựng, có những biện pháp làm giảm căng thẳng, và tránh những hành động gây hấn có thể làm leo thang căng thẳng, kêu gọi chính phủ các bên làm rõ và củng cố những tuyên bố chủ quyền phải tuân thủ luật pháp quốc tế”, tuyên bố nêu rõ.

Theo BBC, sau bài diễn văn của Đô đốc Tôn Kiến Quốc, các đại biểu đặt rất nhiều câu hỏi, nhưng hầu hết đều không được trả lời. Quan chức quân sự cấp cao này của Trung Quốc chỉ tập trung vào văn bản đã soạn sẵn mà không đưa ra thêm giải thích nào.

Chris Nelson, nhà quan sát đã tham dự nhiều cuộc Đối thoại Shangri – La, nhận xét rằng so với những lần trước, Trung Quốc tỏ ra mềm mỏng hơn, nhưng lại kín tiếng hơn, và chính thái độ đó lại làm tăng thêm sự hoài nghi và chỉ trích.

Josh Rogin, nhà báo của hãng Bloomberg, đặt vấn đề: “Trung Quốc hứa hẹn theo đuổi mục tiêu các bên cùng có lợi ở Biển Đông, nhưng hành động của Trung Quốc lại khiến các nước nhỏ liên kết với nhau và tìm kiếm trợ giúp của Hoa Kỳ”.

Giới chuyên gia cho rằng thông qua phát biểu của Đô đốc Tôn Kiến Quốc, Trung Quốc đã bỏ lỡ cơ hội trấn an những quan ngại trong khu vực về chương trình cải tạo và quân sự hóa các đảo của họ.

Bà Bonnie Glaser, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) ở Hoa Kỳ, nói: “Chúng ta chỉ hy vọng đoàn Trung Quốc sẽ ghi nhận những ý kiến tại diễn đàn và chuyển tải lại Bắc Kinh các quan ngại của quốc tế để chính phủ Trung Quốc có thể cân nhắc lại chính sách và thái độ của mình trong khu vực”..

Một vài ghi nhận

Diễn đàn Đối thoại Shangri – La với sự tham gia của hơn 450 đại biểu cho thấy một số điều.

Thứ nhất là với diễn đàn này, Biển Đông một lần nữa hun nóng một vấn đề mà xưa nay Trung Quốc chỉ muốn khoanh gọn trong khuôn khổ tay đôi giữa Trung Quốc với các chủ thể khu vực nhỏ bé hơn Trung Quốc.

Nói cách khác, vấn đề Biển Đông đang ngày càng được quốc tế hóa chứ không còn là câu chuyện riêng lẻ của Trung Quốc với các nước liên quan, hay chỉ đơn thuần là vấn đề của khu vực.

Thứ hai, nó cho thấy sự cô lập của Trung Quốc trong yêu sách chủ quyền phi lí của họ tại Biển Đông, khi mà với bản đồ đường 9 đoạn hết sức mơ hồ, Bắc Kinh đòi chủ quyền đối với hầu như toàn bộ vùng biển này của thế giới mà không có bất kì cơ sở pháp lí nào.

Có nghĩa là thế giới nói Không với đường 9 đoạn, thế giới lo ngại trước những toan tính tham lam của Bắc Kinh ở Biển Đông.

Thứ ba, qua diễn đàn này có thể thấy một sự chuyển biến trong thái độ của Hoa Kỳ, cường quốc số một về kinh tế và quân sự, theo hướng quyết liệt hơn trong đòi hỏi Trung Quốc tôn trọng luật pháp quốc tế.

Rõ ràng, Hoa Kỳ lo ngại trước tham vọng Biển Đông của Trung Quốc và không chấp nhận vùng biển này biến thành ao nhà của Bắc Kinh.

Thứ tư, bất chấp sự phản đối của các nước trong khu vực và của quốc tế, Trung Quốc vẫn lì lợm khẳng định yêu sách của họ, và tỏ ra quyết liệt trong việc thực hiện tham vọng của họ trên Biển Đông.

Đây chính là nguy cơ lớn đối với khu vực và thế giới.

Chính vì thế, chỉ có hành động kiên quyết, nhất quán và đồng tâm hiệp lực của thế giới mới có thể ngăn chặn tham vọng bành trướng tham lam của siêu cường đang lên này.

BDN

RELATED ARTICLES

Tin mới