Saturday, November 23, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiTrung Quốc “ăn thịt đồng loại” để sinh tồn (phần 3)

Trung Quốc “ăn thịt đồng loại” để sinh tồn (phần 3)

Theo hãng AFP, tại Trung Quốc từng ghi nhận một số trường hợp ăn thịt đồng loại. Ăn thịt người là chủ đề đặc biệt nhạy cảm ở Trung Quốc vì hành động này từng bị coi đã diễn ra trong thời kỳ nạn đói hoành hành như sau khi Trung Quốc thất bại trong phong trào công nghiệp hóa vào cuối những năm 1950, cũng như thực thi Đại cách mạng văn hoá (1966-1976).

123

Kỳ III : Khó kiểm chứng thời kỳ Đại nhảy vọt-Cách mạng văn hoá

Năm 1992, vợ chồng ký giả Nicholas D.Kristof và Sheryl Wudunn của tờ New York Times tìm được một số hồ sơ tiết lộ chi tiết về những vụ ăn thịt người tập thể trong giai đoạn Đại cách mạng văn hóa tại một số khu vực ở tỉnh Quảng Tây hồi cuối thập niên 1960. Theo những tài liệu kể trên, đã có ít nhất 137 người đã bị ăn thịt – mỗi nạn nhân bị cả chục người cùng ăn. Hầu hết những người liên quan đến việc ăn thịt người tại tỉnh Quảng Tây chỉ bị phạt nhẹ sau khi kết thúc Đại cách mạng văn hóa.
Sau thất bại của phong trào Đại nhảy vọt (3 năm Đại nhảy vọt mất 120 tỉ NDT, khoản tiền vốn dùng cho 2 kế hoạch 5 năm của Trung Quốc khi đó), Chủ tịch Mao Trạch Đông chưa từ bỏ ý định làm lãnh tụ cách mạng thế giới và việc này đã khiến nhiều người chết đói. Có người rang lúa mạch cho con ăn, bị trói lại đưa ra đấu tố, bị dội nước lạnh giữa ngày đông giá rét và giày vò cho đến chết. Mùa xuân 1960, nạn đói tràn lan, trong khi nhiều người chết đói hoặc bỏ đi nơi khác kiếm ăn, nhưng Bí thư Khu uỷ Lộ Hiến Văn vẫn lên giọng: không phải thiếu lương thực, 90% là vấn đề tư tưởng. Đội sản xuất Ngô Viên Tử thuộc Công xã Thập Lý huyện Quang Sơn có 120 nhân khẩu, nhưng chỉ trong 2 tháng 10 và 11-1959 đã có 72 người chết đói. Năm 2004, tên của 72 người này đã được khắc trên tấm bia để nhấc nhở đời sau. Số người chết đói ở Trung Quốc trong thời gian 1959-1962 chiếm tới 5,11% dân số cả nước. Sáu tỉnh nặng nhất là An Huy (18,37%), Tứ Xuyên (13,07%), Quý Châu (10,23%), Hồ Nam (6,81%), Cam Túc (6,45%) và Hà Nam (6,12%). Trong tình cảnh này xuất hiện nạn ăn thịt người ở tỉnh Tứ Xuyên và nhiều nơi khác – khi chôn người chết chỉ vùi sơ sài, đợi đến tối bới lên lấy thịt ăn, hoặc tang chủ đã lóc thịt thân nhân trước khi mai táng. Tàn nhẫn nhất là nạn ăn thịt trẻ con ở Đội sản xuất số 1, Đại đội 5, Công xã Đông Dương, huyện Sùng Khánh, Khu Ôn Giang, tỉnh Tứ Xuyên. Đội sản xuất này có 82 hộ, 491 nhân khẩu, chỉ trong 1 năm (từ tháng 12-1959 đến tháng 12-1960) đã có 48 bé gái (từ 7 tuổi trở xuống) bị người lớn làm thịt và 83% số gia đình ở đội này từng ăn thịt người. Kế toán Vương Giải Phóng là người đầu tiên phát hiện tình trạng ăn thịt trẻ con bởi khi đó tuy nhà ăn tập thể đã ngừng hoạt động trên thực tế vì không còn lương thực, nhưng lệnh cấm các gia đình nấu nướng vẫn còn hiệu lực, bếp nhà ai nổi lửa là phạm pháp. Đêm ấy, đến lượt Vương Giải Phóng cùng 2 người khác đi tuần và họ phát hiện một dải khói mỏng toả ra từ mái nhà bần nông Mạc Nhị Oa. Khi ập vào nhà Mạc Nhị Oa có 8 nhân khẩu, đã chết đói 2, còn lại 6 người, nhưng khi đó chỉ thấy có 5 bởi bé gái Thụ Tài 3 tuổi vừa bị giết, xẻ lấy thịt và đang luộc trong nồi. Trong lúc tổ tuần tra tìm cây trói can phạm, Mạc Nhị Oa và mấy đứa con lao vào cướp thịt Thụ Tài, ăn ngấu nghiến. Lãnh đạo địa phương sau khi cân nhắc đã quyết định ỉm vụ này đi vì sợ bị kỷ luật – sau 1 ngày bị giam giữ, cả nhà Mạc Nhị Oa được phóng thích. Tình trạng này diễn ra ở nhiều nơi – kẻ nhẫn tâm làm thịt con ngay tại nhà, còn người mềm yếu thì đổi với hàng xóm – trao con mình cho người khác ăn, mang con người khác về làm thịt. Một số người còn bắt cóc trẻ con ở vùng lân cận về ăn, hoặc gài bẫy như bẫy thú. Số người chết đói trong Đại nhảy vọt không bởi thiên tai, mà do nhân hoạ.

RELATED ARTICLES

Tin mới