Chuyên gia Nga dự đoán kinh tế Trung Quốc nhất định sẽ suy thoái và người Nga không nên trông đợi vào chỗ dựa như vậy.
Báo chí Nga những ngày qua rất quan tâm tới biến động trên thị trường chứng khoán Trung Quốc. Một trong những bài báo đáng chú ý có tiêu đề “Sự sụp đổ của Trung Quốc. Kết thúc của một kỳ tích” được đăng trên trang mạng Svpressa.ru ngày 6/7 vừa qua.
Bài báo được nhiều trang mạng lớn của Nga đăng lại. Nhưng điều đáng chú ý hơn là không hiểu vì lý do gì mà sau đó bài báo này lại bị gỡ khỏi trang chủ Svpressa.ru. Xin lược dịch nội dung để quý bạn đọc tham khảo quan điểm của một chuyên gia Nga về những biến động của thị trường chứng khoán Trung Quốc, xa hơn là nền kinh tế Trung Quốc và tác động tới nước Nga:
Trong những tuần qua, thị trường chứng khoán Trung Quốc đã bị rúng động. Cần phải thẳng thắn rằng sự giảm điểm của chỉ số Shanghai composite bắt đầu từ giữa tháng 6/2015 không phải là sự điều chỉnh mà là sụp đổ toàn diện. Từ mốc hơn 5.100 điểm, chỉ số này lao dốc xuống chỉ còn trên 3.600 điểm, giảm khoảng 30%.
Đã có nhiều cuộc tranh luận về nguyên nhân và hậu quả của sự sụp đổ này. Những nguyên nhân quen thuộc được nêu lên như sự mất cân đối về cơ cấu, sự phát triển quá nóng của thị trường hay hiện tượng bong bóng trên thị trường bất động sản. Cũng có ý kiến cho rằng nguyên nhân là do chiêu trò của giới đầu cơ hoặc việc rút vốn ồ ạt liên quan tới các vấn đề ở châu Âu với một từ “kinh hoàng” là Hy Lạp.
Sự hoảng loạn ngày càng gia tăng và việc phân tích sự hoảng loạn đó trên thị trường chứng khoán Trung Quốc là điều cần thiết.
Kết luận đầu tiên có thể rút ra là nếu không có các vấn đề trong thực tại nền kinh tế Trung Quốc thì trên thị trường chứng khoán sẽ không xảy ra “cơn bão” mạnh như vậy. Vậy thì nguồn gốc của cuộc khủng hoảng thị trường ở Trung Quốc là như thế nào?
Ngày từ năm 2012, một báo cáo phân tích đã được viện chúng tôi (tác giả) công bố ở Nga mang tên “Những mâu thuẫn của kinh tế Trung Quốc: sự xuống dốc và kết thúc của một kỳ tích”. (Tác giả giải thích thêm rằng báo cáo do chính tác giả chủ biên).
Báo cáo này nêu rõ sự giảm tốc của kinh tế Trung Quốc không phải là giai đoạn chuyển đổi sang tốc độ tăng trưởng tự nhiên. Trung Quốc đang đón chờ sự suy giảm sản xuất và chấn động chính trị.
Nguồn cung bất động sản trở nên “thừa mứa” ở Trung Quốc |
Báo cáo kết luận rằng Trung Quốc cần thay đổi mô hình kinh tế và nếu không làm vậy sẽ không thể tiếp tục phát triển, đồng thời nhấn mạnh Trung Quốc không thể trở thành đầu tàu mới của nền kinh tế thế giới mà ngược lại đang kéo chìm bị kéo chìm xuống.
Vì cố gắng duy trì tăng trưởng, chính quyền Trung Quốc đã tạo ra những bong bóng tín dụng và cả bong bóng công nghiệp trong nền kinh tế. Sự tăng trưởng theo chiều rộng của Trung Quốc đã hỗ trợ cho nền sản xuất nguyên liệu và máy móc trên thế giới. Tuy nhiên, điều đó lại không thể tạo ra ở Trung Quốc những động lực kinh tế mới đối với thế giới mà chỉ làm kiệt quệ tài nguyên của nước này.
Trong giai đoạn 2010-2012, Trung Quốc không hề tạo ra bất kỳ lĩnh vực mang tính cách mạng nào, không sản xuất ra loại hàng hóa nào mới về mặt nguyên tắc. Trên tất cả, Trung Quốc hiện phụ thuộc vào người tiêu dùng châu Âu và Bắc Mỹ.
Sự suy giảm thu nhập thực tế của người lao động ở các quốc gia nằm ở trung tâm chủ nghĩa tư bản thế giới đã gây khó khăn cho nền kinh tế Trung Quốc từ năm này qua năm khác và ngày càng tiêu cực hơn. Trong bối cảnh đó, không nên mù quáng mà tìn vào những con số thống kê của Trung Quốc bởi nước này luôn tô điểm cho những kết quả kinh tế.
Cơ sở của “kỳ tích” kinh tế Trung Quốc là sự thống nhất của một hệ thống “trấn áp” cứng rắn cùng với nguồn lực lao động giá rẻ khổng lồ. “Năng lượng cơ bắp” là nguồn lực chủ yếu của Trung Quốc hiện đã không thể đảm bảo giảm giá thành sản phẩm.