Lẽ dĩ nhiên, Cam Ranh – một cảng nước sâu “hiểm” độc bậc nhất thế giới thì luôn luôn được giới quân sự thèm khát. Ngày càng rõ ràng, cả Mỹ và Nga đều muốn có sự hiện diện quân sự tại cảng này.
Cuối tháng 6 vừa qua tàu ngầm Khánh Hòa đã về đến vịnh Cam Ranh, một căn cứ đã từng được quân đội Mỹ rồi Liên Xô và sau này là Nga sử dụng. Hiện nay Việt Nam đang tu sửa và mở rộng căn cứ Cam Ranh làm nơi đồn trú cho lực lượng tàu ngầm
Một quan chức ngoại giao Mỹ khi trao đổi với báo chí Nhật Bản đã cho rằng, vịnh Cam Ranh là một địa điểm lý tưởng cho các hoạt động kiềm chế Trung Quốc. Washington muốn từ đây theo dõi Bắc Kinh vì đó là cảng nước sâu có thể đón tàu sân bay. Cam Ranh cách quần đảo Trường Sa chỉ 460 km, nơi Trung Quốc đang tiến hành hoạt động bồi lấp, xây dựng và quân sự hóa các đảo nhân tạo (bất hợp pháp).
Tuy nhiên trở ngại lớn nhất mà Mỹ hay Nga phải vượt qua đó là chủ trương nhất quán của Việt Nam: không cho bất cứ nước nào đặt căn cứ quân sự trên lãnh thổ mình hoặc sử dụng lãnh thổ để chống lại nước khác.
Việc đó chắc chắn cản trở hiện thực hóa việc đỗ tàu sân bay tại đây, nhưng hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến việc cung cấp các dịch vụ cho tàu bè, kể cả tàu quân sự. Trong bối cảnh Việt Nam và Hoa Kỳ đang thúc đẩy hợp tác an ninh quốc phòng, người Mỹ tìm cách được sử dụng vịnh Cam Ranh như một cơ sở cung cấp dịch vụ
Để chống lại chính sách tái cân bằng châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ, người Nga cũng tìm cách sử dụng máy bay tiếp dầu tiếp nhiên liệu cho các may bay chiến đấu của mình, dẫn đến căng thẳng ngày càng tăng giữa Washington, Moscow và Bắc Kinh trên Biển Đông.
Tại Philippines, vịnh Subic cũng đang được cải tạo để làm nơi đồn trú cho 10 chiến đấu cơ và 2 tàu chiến để bảo vệ yêu sách của Philippines ở Biển Đông, chống lại sự bành trướng của Trung Quốc