Mỹ đã thể hiện rõ chiến lược Biển Đông, có thái độ cứng rắn hơn, cho rằng phán quyết của trọng tài sẽ ràng buộc Trung Quốc, đảm bảo công bằng pháp lý.
Ngày 21 tháng 7 năm 2015, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russell phát biểu về vấn đề Biển Đông tại Trung tâm nghiên cứu các vấn đề chiến lược và quốc tế (CSIS)
Tờ “Hoàn Cầu” Trung Quốc ngày 23 tháng 7 đưa tin, những năm gần đây, ở Mỹ, vấn đề Biển Đông là vấn đề nóng của các cuộc hội thảo do các cơ quan nghiên cứu tổ chức, rất nhiều hội thảo được quan tâm do có quan chức cấp cao chính phủ và quân đội tham gia tiến hành giải thích về chính sách Biển Đông của Mỹ.
Trường hợp mới nhất là Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russell đã phát biểu tại “Hội nghị thường niên vấn đề Biển Đông” của Trung tâm nghiên cứu các vấn đề chiến lược và quốc tế (CSIS) vào ngày 21 tháng 7 năm 2015.
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Russell cho hay: “Về Biển Đông, khi đề cập tới vấn đề tuân thủ luật pháp quốc tế, Mỹ chẳng những tuyệt đối sẽ không thực hiện trung lập, trái lại sẽ đứng về thể chế quốc tế với lập trường rõ ràng”.
Ông Russell cho biết, Mỹ chỉ không giữ lập trường trong vấn đề đòi hỏi chủ quyền, nhưng rất quan tâm đến các nước chủ trương chủ quyền sẽ thúc đẩy chủ trương của mình như thế nào và hành vi của những nước này phải lấy luật pháp quốc tế làm quy tắc.
Theo ông Russell, Mỹ ủng hộ Philippines thông qua trọng tài quốc tế để giải quyết tranh chấp. Một khi toà án hàng hải quốc tế đưa ra phán quyết, là nước ký kết Công ước Liên hợp quốc về Luật biển, phán quyết trọng tài có tác dụng ràng buộc đối với cả Trung Quốc và Philippines.
Ông Russell cho biết, nghĩ rằng Mỹ giữ lập trường trung lập trong vấn đề Biển Đông chỉ là “sự hiểu nhầm của Trung Quốc”.
Trung Quốc xây dựng tiền đồn quân sự ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam (ảnh nguồn mạng Quan sát, TQ) |
Theo VOA Mỹ, ông Russell còn chỉ trích lập trường và quan niệm của Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông, nhưng không ông điểm danh.
Ông nói: “Lập trường tuyêt đối hóa trong vấn đề này của một số nước đòi hỏi chủ quyền làm cho các nước thông qua đàm phán để giải quyết tranh chấp lãnh thổ hầu như không có khả năng”.
“Họ cho rằng, lãnh thổ do họ đòi hỏi bất kể cách đường bờ biển của họ bao xa đều do tổ tiên để lại cho họ. Điều này làm chúng ta lựa chọn như thế nào?”.
Ông còn cho biết: “Những tranh chấp hàng hải và lãnh thổ này, về bản chất, không nên là vấn đề của quan hệ Mỹ-Trung. Đầy là vấn đề giữa Trung Quốc và các nước láng giềng, cuối cùng là vấn đề liên quan đến Trung Quốc trở thành một nước lớn như thế nào”.
“Nhưng do rất nhiều nguyên nhân, hành động của Trung Quốc và các nước liên quan trong tranh chấp chủ quyền Biển Đông và các loại vấn đề đã trở thành lĩnh vực va chạm nghiêm trọng của quan hệ Mỹ-Trung”.
Đây là câu trả lời của ông Russell đối với câu hỏi của Ngô Sĩ Tồn, Viện trưởng Viện nghiên cứu Biển Đông Trung Quốc. Tại cuộc hội thảo này của CSIS, ông Tồn lại rêu rao, Trung Quốc là “người đi sau”, cách làm (lấn biển xây đảo bất hợp pháp) của Trung Quốc là “bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình”.
Ngô Sĩ Tồn (tóc bạc) – Viện trưởng Viện nghiên cứu Biển Đông Trung Quốc |
Nhưng, với các bằng chứng lích sử và pháp lý rõ ràng, Trung Quốc làm gì có chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa… mà ông Tồn lại tự nhận vơ vào mình mà không biết xấu hổ như vậy?! – PV.
Trung Quốc cho dù có đi trước, đi sau trong xây dựng đảo nhân tạo thì cũng chỉ là những hành động bất hợp pháp và vô giá trị, chỉ là kẻ cướp ở Biển Đông, bởi vì Trung Quốc chẳng có cơ sở hợp pháp nào cho các hành động của mình. Một hiện tượng cực kỳ lố bịch hiện nay là kẻ cướp còn tuyên truyền xây đảo để cung cấp dịch vụ an ninh công cho cộng đồng quốc tế – PV.
Việt Nam luôn tuyên bố với thế giới rằng, Việt Nam có đủ mọi cơ sở lịch sử, pháp lý và thực tiễn phong phú khẳng định chủ quyền không tranh cãi của mình đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa – PV.
Theo bài báo, tham dự hội thảo của CSIS lần này có 350 người, chủ yếu là các học giả đến từ Australia, Singapore, Philippines, Việt Nam và quan chức chính phủ, học giả Mỹ, đặc biệt, có rất nhiều phòng viên Nhật Bản.
Tại hội thảo, ông Daniel Russell cho biết thêm: “Chúng tôi không phải ủng hộ Philippines phản đối Trung Quốc, nhưng chúng tôi bảo vệ quyền lợi bày tỏ lập trường của Philippines, đây không phải là thành kiến, đây là công bằng”. Ông cho hay: “Pháp lý không có sự phân biệt về địa lý, cũng có thể áp dụng cho biển Caribbean”.
Theo tờ “Thời báo Hoàn Cầu”, mấy ngày qua, các tướng lĩnh, quan chức cấp cao và chính khách Mỹ liên tục lên tiếng trong vấn đề Biển Đông.
Ngày 18 tháng 7 năm 2015, Tân Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ, Scott Swift ngồi trên máy bay tuần tra săn ngầm P-8A Poseidon Hải quân Mỹ tiến hành tuần tra ở Biển Đông |
Trước khi ông Russell lên tiếng, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ Scott Swift đã thăm Philippines và lên máy bay tuần tra săn ngầm P-8A Poseidon tuần tra Biển Đông 7 tiếng đồng hồ.
Đồng thời, Chủ tịch Ủy ban quân sự Thượng viện và Hạ viện Mỹ lần lượt là John McCain và Randy Forbes đã lên tiếng về vấn đề Biển Đông.
Đối với phát biểu của ông Daniel Russell ở CSIS, tờ “Yomiuri Shimbun” Nhật Bản ngày 22 tháng 7 cho rằng, ông Russell đã tiến hành phê phán đối với “đường chín đoạn” do Trung Quốc áp đặt, cho rằng “Trung Quốc hầu như đã chủ trường quá mức chủ quyền đối với toàn bộ Biển Đông”.
Theo bài báo, Chính phủ Mỹ luôn áp dụng lập trường trung lập trong vấn đề lãnh thổ, nhưng do Trung Quốc tiến hành lấn biển xây đảo (bất hợp pháp) theo yêu sách “đường chín đoạn”, vì vậy, Mỹ tỏ thái độ can thiệp cứng rắn hơn.
Tờ “Học giả Ngoại giao” Nhật Bản cho rằng, phát biểu của ông Daniel Russell thể hiện một “tư thế rõ ràng hơn” của Mỹ trong vấn đề Biển Đông, cho thấy Mỹ sẽ sử dụng “các loại phương thức, bao gồm thực hiện hiệp ước đồng minh để bảo vệ lợi ích và quy tắc của Mỹ”.
Tàu khu trục Aegis Lassen DDG-82 vừa cùng với tàu tuần duyên USS Fort Worth Hải quân Mỹ tiến hành tuần tra trên Biển Đông |
Đối với các động thái của Mỹ, nhiều học giả Trung Quốc tuyên truyền cho rằng, các hành động và lời nói của Mỹ trong vấn đề Biển Đông chẳng qua là một “đợt tấn công thể hiện thái độ cứng rắn” mới, không ngoài việc “chống lưng” ở phía sau, để cho các nước như Philippines, Nhật Bản đối đầu với Trung Quốc.
Lưu Phong – phó viện trưởng Viện nghiên cứu khoa học biển, Viện nghiên cứu Biển Đông Trung Quốc cho rằng: “Mặc dù thái độ chính thức trước đây của Mỹ luôn tuyên bố không giữ lập trường trong vấn đề chủ quyền lãnh thổ, nhưng trên thực tế, Mỹ đã hoàn toàn thiên vị các nước Nhật Bản, Philippines”.
Theo Lưu Phong, cách làm thiên vị của Mỹ ở Biển Đông chỉ có thể đổ thêm dầu vào lửa.
Ông Phong tuyên truyền: Trước khi Mỹ can thiệp vào Biển Đông năm 2009, Biển Đông luôn rất yên bình, phần lớn sự việc đều nổi lên trong những năm gần đây.
Ông Phong nói: “Sự thực chứng minh, sự ổn định thực sự của khu vực Biển Đông chỉ có thể dựa vào hợp tác và lòng tin của các nước xung quanh Biển Đông, chứ không phải sự thiên vị của nước lớn ngoài khu vực nào đó”.
Theo Lưu Phong, ông Russell tuyên bố cần giải quyết vấn đề trong khuôn khổ các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, ủng hộ vụ kiện Trung Quốc của Philippines thông qua trọng tài để xử lý tranh chấp, đây thực chất là Mỹ muốn trói buộc, ngăn chặn Trung Quốc.
Mỹ sẽ tăng cường triển khai vũ khí trang bị tiên tiến ở châu Á-Thái Bình Dương đối phó Trung Quốc |
Lưu Phong tuyên truyền cho rằng, phát biểu của ông Russell đã thực sự phản ánh chiến lược Biển Đông của Mỹ. Mỹ nói không tham gia tranh chấp chủ quyền với các nước chủ trương chủ quyền ở Biển Đông, nhưng về bản chất là “không hy vọng vấn đề Biển Đông được dễ dàng giải quyết”. Như vậy, Mỹ mới có cớ để duy trì hiện diện quân sự lâu dài ở khu vực Biển Đông.
Chu Phong – chuyên gia nghiên cứu Biển Đông, Đại học Nam Kinh, Trung Quốc cũng cho rằng, mặc dù ông Russell nói như vậy, nhưng các lãnh thổ trên biển của Mỹ như đảo Guam, đảo Saipan cách rất xa lãnh thổ Mỹ, người Mỹ đã từ bỏ chưa?
Nói như vậy, nhưng mọi sự so sánh đều là khập khiễng. Rõ ràng, Trung Quốc sử dụng vũ lực để ăn cướp biển đảo của Việt Nam vào các năm 1956, 1974, 1988, 1995… là một sự thực, là hành động cường quyền và bạo ngược, vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế – PV.
Trung Quốc cần thức tỉnh và hối lỗi về tội ác xâm lược biển đảo của Việt Nam, muốn làm “nước lớn” thì phải biết làm gương cho thiên hạ. Trung Quốc cần quay đầu là bờ, nếu cứ ngoan cố bành trướng, tiếp tục đòi cướp biển đảo của láng giềng thì Trung Quốc chắc chắn sẽ “nuốt quả đắng”! – PV.
Tờ “Thời báo Hoàn Cầu” còn nghĩ rằng, Trung Quốc đã không chấp nhận mục 2 phần 15 của Công ước Liên hợp quốc, điều này được 36 quốc gia thừa nhận, thì việc Trung Quốc không chấp nhận, không tham gia vụ kiện là “hợp pháp”, không thể cưỡng ép Trung Quốc chấp nhận kết quả vụ kiện. Mỹ tuyên bố Trung Quốc phải chấp nhận là có ý đồ.
Bài báo còn xuyên tạc về việc các nước ven Biển Đông “xâm chiếm” các đảo đá của Trung Quốc, một sự tuyên truyền nhảm nhí của Chính phủ Trung Quốc nhằm đánh lừa chính nhân dân Trung Quốc và tìm cách lừa gạt cộng đồng quốc tế. Nhưng Trung Quốc đã nhầm, con người đang sống ở thời đại văn minh chứ không phải thời cổ đại – PV.
Biên đội máy bay tuần tra săn ngầm P-3C của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản |