Saturday, November 16, 2024
Trang chủNhìn ra thế giớiTrung Quốc xây 'siêu đô thị' lớn gấp 6 lần thành phố...

Trung Quốc xây ‘siêu đô thị’ lớn gấp 6 lần thành phố New York

Siêu đô thị Kinh Tân Ký, liên kết ba vùng kinh tế Bắc Kinh, Thiên Tân và Hà Bắc của Trung Quốc, có diện tích lớn gấp sáu lần thành phố New York và số lượng dân cư lớn hơn 1/3 dân số của Mỹ.

Siêu đô thị Kinh Tân Ký (màu đỏ) so với hai siêu đô thị ở đồng bằng sông Dương Tử (màu vàng) và đồng bằng sông Châu Giang (màu xanh) về mật độ dân cư (số liệu năm 2010 – theo china-briefing)

Theo New York Times, Siêu đô thị của Trung Quốc có tên là Kinh Tân Ký, (hay Jing Jin Ji, trong đó “Jing” là Kinh trong Bắc Kinh,” Jin” là Tân trong Thiên Tân và “Ji” là Ký, tên theo truyền thống của tỉnh Hà Bắc). Siêu đô thị dự định có sẽ có diện tích lớn gấp sáu lần thành phố New York, với một số lượng dân cư lớn hơn 1 phần 3 dân số của Mỹ.

Theo china-briefing, vào ngày 23 tháng 6 năm 2014, Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GAC) đã phát hành một thông báo về việc tích hợp các thủ tục hải quan đối với Bắc Kinh, Thiên Tân và Hà Bắc (theo thông báo số 45, 2014 của GAC), đánh dấu một mốc quan trọng trong quá trình hội nhập ba khu vực pháp lý thành một “siêu đô thị” ở phía đông bắc Trung Quốc.

Đây là một trong một loạt các biện pháp được Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc (NDRC) công bố từ trước đó nhằm hướng tới việc hiện thực hóa “siêu đô thị” Bắc Kinh-Thiên Tân-Hà Bắc, với 216.000 km vuông và dân số hơn 100 triệu người.

Là kết quả của nhiều thập kỷ tăng trưởng kinh tế tốc độ cao ở quốc gia đông dân nhất thế giới. Trung Quốc đang tìm cách để các siêu đô thị của mình phát triển bền vững trong tương lai. Kế hoạch về siêu đô thị Kinh Tân Ký nằm trong kế hoạch thống nhất cả kinh tế lẫn chính trị giữa các vùng, ngoài ra còn là biện pháp cứu cánh cho các vấn đề cấp bách của Trung Quốc như tình trạng ô nhiễm môi trường, dân số quá tải, thiếu nước và phát triển không đồng đều.

Trong thực tế, ý tưởng về sự hội nhập của khu vực Kinh Tân Ký đã được các chính trị gia Trung Quốc nhắc đến trong nhiều năm, mặc dù tiến độ rất chậm. Dự án được quan tâm hơn trong năm 2014 khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói về việc tích hợp và phối hợp sự phát triển giữa các vùng xung quanh Bắc Kinh vào tháng 2. Ba tháng sau, NDRC tuyên bố rằng kế hoạch này sẽ sớm được thực hiện để cho ra mắt một siêu đô thị, một thập kỷ sau khi dự án được nhắc đến lần đầu tiên vào năm 2004.

Theo kế hoạch, Bắc Kinh sẽ tổ chức lại cơ cấu ngành công nghiệp của mình và giảm bớt dân số sang các tỉnh lân cận (tức là, Hà Bắc và Thiên Tân) để giảm bớt áp lực dân số ở khu vực thủ đô.

Đến ngày 26 tháng 6, 2014. Văn phòng sở Giao thông Vận Tải tỉnh Hà Bắc thông báo rằng dự án “Bắc Kinh Seventh Ring Road” (tạm dịch: con đường vành đai 7) sẽ sớm được hoàn thành vào năm 2015. Bước đầu hướng đến việc xây dựng một mạng lưới tích hợp giao thông vận tải vùng. Đường vành đai 940km sẽ chạy qua các thành phố ở Hà Bắc như Lang Phường, Trương Gia Khẩu và Thừa Đức và một số vùng khác. Dự án này như một hành lang nối giữa tỉnh Hà Bắc và thủ đô Bắc Kinh, dự kiến để phần nào giảm bớt tắc nghẽn giao thông và khí thải PM2.5 cho thành phố này.

Siêu đô thị Kinh Tân Ký, chiếm một phần lớn của khu kinh tế Vịnh Bột Hải (Bohai Bay) sẽ là siêu đô thị thứ ba của Trung Quốc sau sự thành công của các siêu đô thị tại đồng bằng sông Dương Tử (YRD) và đồng bằng sông Châu Giang (PRD).

Siêu đô thị ở YRD tập trung ở Thượng Hải và trải rộng trên khắp các tỉnh Chiết Giang và Giang Tô. Đây là siêu đô thị lớn nhất thế giới, với dân số 156 triệu người vào năm 2010. Trong thập kỷ qua, khu vực này luôn đi đầu trong tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc, dẫn đầu bởi ngành tài chính bùng nổ của Thượng Hải và các nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào thành phố hạng hai như Tô Châu .

Siêu đô thị ở đồng bằng sông Châu Giang, bao gồm chín thành phố tập trung ở tỉnh Quảng Đông, đã phát triển phối hợp rất hiệu quả thúc đẩy mạnh mẽ cho kinh tế khu vực. Đây là một trong những khu vực đầu tiên tại Trung Quốc mở cửa đối với thương mại nước ngoài dưới thời nhà lãnh đạo Đặng Tiểu Bình, PRD được xem là đầu tàu của thời kỳ tăng trưởng bùng nổ của nền kinh tế Trung Quốc. Một sự mở rộng của khu vực này bao gồm cả Hồng Kông và Ma Cao, đã được ước tính chứa khoảng  120 triệu người vào năm 2010.

Hai vùng đồng bằng trên cùng với khu kinh tế Vịnh Bột Hải, chiếm gần một nửa GDP của Trung Quốc trong năm 2007, 77% xuất khẩu, và chiếm gần như tất cả các khoản FDI của nước này, mặc dù chỉ chứa 25% dân số. Đúc kết từ những kinh nghiệm của các dự án trước nó, dự án Kinh Tân Ký hy vọng sẽ tiến thêm một bước nữa trong việc liên kết các vùng, dự án không chỉ tăng thêm sức nặng cho nền kinh tế đồng thời nó cũng mang ý nghĩa thống về nhất một trung tâm văn hóa và chính trị. Vẫn còn nhiều thách thức, tuy nhiên, tất cả là để đạt được những mục tiêu này.

Hiện nay Kinh Tân Ký bị tụt lại đáng kể phía sau hai khu vực đồng bằng sông Dương Tử và Châu Giang về phát triển kinh tế và mức độ thống nhất. Mặc dù hai vùng đồng bằng trên được hưởng lợi đáng kể từ việc khởi đầu sớm, các nhà phân tích tỏ ra lo ngại về sự chênh lệch về kinh tế quá lớn giữa Bắc Kinh và Hà Bắc. Bắc Kinh đã rút hết các nguồn lực từ các vùng lân cận và tạo nên một hiện tượng gọi là “vòng nghèo” xung quanh khu vực thủ đô, với sự tăng lên của bất bình đẳng thu nhập từ năm 2005.

Một rào cản nữa hướng tới hội nhập là những khác biệt trong ngành công nghiệp tập trung giữa Bắc Kinh, Thiên Tân và Hà Bắc. Bắc Kinh đang bị chi phối bởi các doanh nghiệp nhà nước và các công ty công nghệ cao, trong khi Thiên Tân là cửa ngõ xuất khẩu của khu vực, chuyên sản xuất các sản phẩm có tay nghề cao. Hà Bắc, mặt khác, có nền tảng vững chắc trong ngành công nghiệp nặng, chẳng hạn như thép và bê tông, nhưng vẫn bị tụt lại phía sau hai vùng kinh tế trên trong nhiều khía cạnh phát triển.

Tuy nhiên, các nhà chức trách vẫn lạc quan về tương lai của dự án này. Trong một cuộc phỏng vấn, Thị trưởng Bắc Kinh Wang Anshun đã nói: “Chúng ta phải rời khỏi bong bóng của Bắc Kinh và nhìn vào sự phát triển của thành phố dựa trên việc hợp tác các vùng”

Các siêu đô thị là một xu hướng ngày càng thịnh hàng trên thế giới, đặc biệt là ở Châu Á, nơi đô thị hóa tiếp tục tăng cao. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài hoạt động tại khu vực này nó được ví như một tương lai ngời sáng.

RELATED ARTICLES

Tin mới