Saturday, November 23, 2024
Trang chủNhìn ra thế giớiLàm kinh tế phải biết tự trọng

Làm kinh tế phải biết tự trọng

Hàng Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản tăng mạnh nhưng liên tục va vấp scandal về tiêu chuẩn chất lượng.  Đã bước vào cuộc chơi là phải hòa nhập với các nước, điều kiện như thế nào thì Việt Nam phải chơi như vậy. Rào cản kỹ thuật không có cơ chế xin cho.

Câu chuyện làm ăn với doanh nghiệp Nhật được Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam xới xáo, mổ xẻ để rút ra những bài học kinh nghiệm trong hội nhập kinh tế hiện nay.

Lỗi không hiểu tiêu chuẩn Nhật

Theo hiệp định VJEPA ký kết năm 2008 và có hiệu lực từ năm 2009, rất nhiều mặt hàng có thế mạnh của Việt Nam được giảm mạnh thuế suất như nông sản, thuỷ sản, dệt may,…

Tuy nhiên, “nhiều mặt hàng của Việt Nam xuất khẩu sang Nhật vẫn không thể được hưởng ưu đãi”, ông Hà Huy Tùng, Phó Vụ trưởng Vụ hợp tác Quốc tế Bộ Tài chính, cho biết.

“Tiêu biểu là việc không đáp ứng tiêu chuẩn về kiểm dịch thực vật của Nhật. Ví dụ, gạo Việt Nam có năm xuất được sang Nhật, có năm không xuất được do phát hiện dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt mức cho phép”, ông Tùng cho hay.

Ông Nguyễn Sơn, Phó Chánh văn phòng Ban chỉ đạo liên ngành về hội nhập kinh tế, Bộ Công Thương, cũng cho hay: “Vừa qua, Nhật Bản đã yêu cầu kiểm tra tới 30% hoặc 100% lô hàng tôm từ Việt Nam xuất sang về dư lượng thuốc kháng sinh. Chúng ta có sang Nhật làm việc và đề nghị điều chỉnh lại nhưng phía bạn không đồng ý”.

Về những trường hợp này, ông Đỗ Văn Dũng, Chủ tịch Câu lạc bộ doanh nghiệp Việt Nam – Nhật Bản, góp ý: “Tôi là người vừa trực tiếp bán hàng Việt sang Nhật Bản, vừa mua hàng từ Nhật về bán. Với nước Nhật, không đơn thuần giảm thuế là xuất được hàng”.

“Muốn vào Nhật, doanh nghiệp phải chứng minh xuất xứ từng loại nguyên liệu, thời gian gia công, lương công nhân, đảm bảo độ tuổi công nhân trên 18 tuổi”, ông Dũng nói.

Năm 2014, Nhật Bản là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam, sau Hoa Kỳ, Trung Quốc và là thị trường nhập khẩu lớn thứ ba. Nếu năm 2011, Việt Nam xuất siêu vào Nhật đạt 380 triệu USD thì sang năm 2012, con số này là 1,4 tỷ USD và các năm 2013 -2014 đều đạt trên 2 tỷ USD.

Ông ví dụ, ở lĩnh vực nông sản, toàn bộ quá trình từ cải tạo đất, trồng và chăm sóc cây,… đều phải có nguồn gốc xuất xứ và lý lịch rõ ràng, quy trình sạch thì trái cây đó mới được xuất khẩu vào Nhật”.

“Nhật Bản còn là nước sử dụng hàng rào thủ tục cực kỳ giỏi. Ví dụ, tiếng Nhật rất khó, doanh nghiệp phải hiểu và biết tiếng Nhật rành rọt. Đơn cử như con cá mòi Nhật gọi như thế nào thì phải nắm được, doanh nghiệp sử dụng ngôn ngữ Nhật không cẩn thận có thể bị cấm nhập khẩu”, ông dẫn chứng thêm.

Nhưng, trên thực tế, nhiều doanh nghiệp Việt Nam không hiểu được vấn đề này. Còn người Nhật, khi làm kinh tế họ luôn ý thức rằng không phải làm riêng cho mình mà cho đất nước.

Hàng rào kỹ thuật ngặt nghèo

Ông Tạ Đức Minh, Phó trưởng phòng Đông Bắc Á, Vụ thị trường châu Á – Thái Bình Dương, Bộ Công Thương, cho hay, sau khi ký kết hiệp định thương mại song phương, cơ hội cho doanh nghiệp Việt là rất lớn, bởi Nhật Bản đang trong xu hướng bỏ nhập hàng từ Trung Quốc chuyển sang nhập khẩu từ Việt Nam và các nước Đông Nam Á khác.

Nhật Bản, Việt Nam, FTA, hội nhập, rào cản kỹ thuật, cam kết, giảm thuế, an toàn thực phẩm, nông sản, thuỷ sản, Nhật-Bản, Việt-Nam, hội-nhập, rào-cản-kỹ-thuật, cam-kết, giảm-thuế, an-toàn-thực-phẩm, nông-sản, thuỷ-sản

“Muốn đẩy mạnh hàng sang Nhật Bản, doanh nghiệp Việt cần đảm bảo yêu cầu số một là vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của Nhật

Cho đến nay, Nhật Bản là thị trường đem lại nhiều lợi ích cả về xuất khẩu và nhập khẩu cho Việt Nam. Nước này sử dụng nhiều loại quả thông dụng ở Việt Nam như chuối, dứa, chanh, bưởi, xoài, dưa hấu, đủ đủ, ổi, măng cục, sầu riêng,… các loại rau quả tươi như cải bắp, súp lơ, hành, bí đỏ, tỏi tây, cà rốt,… nhưng chủ yếu nhập của Phillipines, Đài Loan, Mỹ, Thái Lan, Hàn Quốc, Mexico.

Trong khi đó, Việt Nam chỉ xuất được sang Nhật số ít mặt hàng như đậu tương, rau chân vịt đông lạnh, khoai môn, hạt điều, chuối sấy khô,… với thị phần nhỏ. Thành công lớn nhất là các sản phẩm tôm, cua, mực đông lạnh,… nhưng đều bị kiểm soát gắt về về tồn dư thuốc kháng sinh.

“Muốn đẩy mạnh hàng sang Nhật Bản, doanh nghiệp Việt cần đảm bảo yêu cầu số một là vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của Nhật”, ông Minh nói.

Trong khi đó, theo ông Sơn, “chúng ta không thể yêu cầu phía Nhật hạ thấp tiêu chuẩn kỹ thuật được”.

TS. Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, chia sẻ: “Đã bước vào cuộc chơi là phải hòa nhập với các nước, điều kiện như thế nào thì Việt Nam phải chơi như vậy”.

“Nhiều khi ta chỉ nhấn mạnh một vế là rào cản hạ xuống, mà không chú ý rào cản kỹ thuật các nước đang tăng lên ghê gớm. Và rào cản kỹ thuật không có cơ chế xin cho. Đây còn là câu chuyện văn hoá Nhật Bản”, ông Thiên nói.

Theo hiệp định VJEPA, Việt Nam cam kết loại bỏ thuế quan đối với 82% giá trị nhập khẩu từ Nhật Bản trong 16 năm và 69% giá trị nhập khẩu trong vòng 10 năm. Ngược lại, Nhật Bản cam kết loại bỏ thuế quan đối với gần 94% giá trị nhập khẩu từ Việt Nam trong 10 năm. Cũng trong thời gian này, khoảng 92% hàng hóa sẽ được miễn thuế khi vào thị trường của mỗi bên.

Nhật Bản cam kết cắt giảm thuế bình quân các mặt hàng nông sản từ 8,1% năm 2008 xuống 4,74% vào năm 2019, các sản phẩm công nghiệp từ 6,51% xuống 0,4%. Đặc biệt, tôm, cua, ghẹ và một số sản phẩm cá; dệt may sẽ được hưởng thuế suất 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực, tức năm 2009.

RELATED ARTICLES

Tin mới