Saturday, November 23, 2024
Trang chủThâm cung bí sửMao Trạch Đông và những người đàn bà (kỳ 4)

Mao Trạch Đông và những người đàn bà (kỳ 4)

Hạ Tử Trân – người đẹp Hồng quân, chơi chán rồi bỏ. Lẽ ra, phải viết hẳn một cuốn sách về Hạ Tử Trân để kể lại những bi kịch của con người này.

Hạ Tử Trân

Hạ Tử Trân sinh năm 1910, là người Vĩnh Tân, tỉnh Giang Tây. Cha của bà là một địa chủ nhỏ kiêm thương nhân, có ý thức tiến bộ. Ở Vĩnh Tân, cha của bà và ba người con trai và gái đều tham gia “Đội tự vệ nông dân” do Đảng Cộng sản lãnh đạo, là một gia đình cách mạng.

Vĩnh Tân ở về phía Tây núi Tĩnh Cương, gần huyện Du, Trà Lăng, khu Tương Đông. Vùng núi Tĩnh Cương này nghe nói người dân rất dũng mãnh, chuyện trai gái cũng rất tự do, cởi mở. Về mùa hè, tối nào cũng vậy, trai gái đều xách theo một thùng nước ấm ra đầu ngõ, cùng tắm táp, cười nói đùa vui, nhưng không đụng chạm nhau. Vùng này còn lưu truyền bài dân ca “”Trai gái cởi mở”. Cho đến năm 1964, Đảng Cộng sản mới đề xuất cuộc “vận động giáo dục xã hội”, từng đoàn ô tô từ tỉnh đem về những đội viên công tác giáo dục xã hội. Chỉ ít lâu sau, từng đoàn ô tô lại đưa những đội viên này về tỉnh. Vì họ về với các gia đình, chẳng bao lâu bị đám con gái trong các gia đình quyến rũ trở nên hư hỏng, phạm sai lầm quan hệ trai gái, tiêm nhiễm phong tục địa phương.

Hạ Tử Trân là một cô gái xinh đẹp, có đôi mắt to, nước da trắng hồng, dáng vẻ mềm mại, tính cách hoạt bát. giọng nói ngọt ngào, ai trông thấy đều có cảm tình. Mười lăm tuổi, Hạ Tử Trân là bí thư đoàn trường trung học của huyện; mười sáu tuổi được kết nạp vào Đảng. Cô có tài nói năng có sức lay động mạnh mẽ. Mười bảy tuổi, tức là năm 1927,, sau “sự kiện 12 tháng 4” ít lâu, cô dẫn đầu những đảng viên Cộng sản huyện Vĩnh Tân liên lạc với Vương Tả, một thổ phỉ vùng núi Tĩnh Cương, Viên Văn Tài, một thổ hào ở huyện Ninh Cương, tiến hành cuộc khởi nghĩa Vĩnh Tân, chiếm huyện lị Vĩnh Tân trong một thời gian ngắn. Cuộc khởi nghĩa này diễn ra sớm hơn cuộc bạo động Thu Thu của Mao ba tháng.

Tháng 9 năm 1929, Mao dẫn đội quân nông dân Hồ Nam lui về vùng núi biên giới Hồ Nam Giang Tây, hợp nhất với đội tự vệ nông dân của chị em Hạ Tử Trân và Hạ Học Mẫn, cùng thành lập căn cứ địa núi Tĩnh Cương. Cần phải nói rằng, Hạ Tử Trân và Mao là những người đồng sáng lập “khu Xô Viết” sớm nhất. Hơn nữa, Hạ Tử Trân là người địa phương, Mao là người từ nơi khác đến. Người từ nơi khác đến tất nhiên thời kì đầu phải dựa vào người địa phương, sau rồi mới nhập vào người địa phương, thay thế người địa phương. Mao là người tạo phản, về sau chỉ mong đạt mục đích, không từ thủ đoạn nào. Mao lên núi Tĩnh Cương dùng phương thức “kết hợp xác thịt” với nữ thủ lĩnh địa phương.

Theo sách “Tôi và Hồng quân” của tác giả Củng Sở nhớ lại:

Trung tuần tháng 7 âm lịch. Mao đưa chúng tôi và một đại đội đến Vĩnh Tân, triển khai cuộc vận động Xô Viết. Sau khi về đến Vĩnh Tân, chúng tôi vào ở trong trụ sở của chính quyền. Các đồng chí Vĩnh Tân đều đến thăm Chủ tịch, trong đó có đồng chí Hạ Tử Trân xinh đẹp và hoạt bát, nói chuyện rất say sưa với đồng chí Chủ tịch. Tối hôm ấy Hạ Tử Trân tặng Chủ tịch hai con gà và hai chai rượu. Chủ tịch giữ cô ta ở lại cùng ăn cơm. Hai người nói chuyện càng say sưa. Hôm sau Chủ tịch triệu tập hội nghị đảng viên… Nữ đồng chí Hạ Tử trân phát biểu ý kiến nhiều nhất, hơn nữa lại được bàn bạc thảo luận chung. Đến tận mười một giờ đêm cuộc họp mới kết thúc. Hội nghị kết thúc, Chủ tịch mời đồng chí Hạ Tử Trân ở lại chốc lát, bảo có việc cần bàn. Đêm hôm ấy, một mình đồng chí Hạ Tử Trân cùng Mao mật đàm rất lâu ngay trong phòng ngủ. Sau bữa cơm sáng hôm sau, đồng chí Hạ lại đến, cùng Mao làm việc suốt một ngày, tối cũng không về. Hôm sau, mãi tận chín giờ mới dậy. Sau khi Chủ tịch rửa mặt, vẻ mặt tươi cười, rất vui vẻ nói với chúng tôi: “Tôi và đồng chí Hạ yêu nhau rồi, hai người từ tình đồng chí tiến tới tình yêu vợ chồng, đó là điểm khởi đầu của đấu tranh cách mạng, cùng chung sống của chúng ta.” Lúc ấy, đồng chí Hạ Tử Trân đứng bên trái Mao cười bẽn lẽn…

Theo những điều mắt thấy tai nghe đó, có thể thấy Mao Trạch Đông và Hạ Tử Trân “từ tình đồng chí chuyển thành tình vợ chồng” chỉ trong vòng hai ngày. Ngay tối đầu tiên vừa gặp nhau đã giữ lại ăn cơm, chuyện trò vui vẻ; tối thứ hai, sau khi tan họp, hai người mật đàm trong phòng ngủ đến tận khuya; tối thứ ba thì hai người dứt khoát sống với nhau. Như vậy cũng đủ thấy, trong đêm thứ hai họ đã chuyển thành tình yêu chồng vợ rồi! Mao là người có gia đình, có con cái, tại sao có thể có tình “chồng vợ” với Hạ Tử Trân? Chẳng qua đó chỉ là sự vụng trộm thông dâm theo kiểu bụi bờ mà thôi! Hồi ấy, Mao mới 34 tuổi, người vợ Dương Khai Tuệ cùng ba người con ở Hồ Nam đang phải chui lủi trốn tránh ở làng Bản Thương, liệu ông ta có còn chút tình nghĩa vợ chồng, cha con nữa không? Còn Hạ Tử Trân, cô này mới mười bảy tuổi, chỉ bẳng nửa tuổi của Mao, cô ta biết rõ đối phương đã có vợ, có con, vậy mà vẫn tự nguyện sống chung, hòa chung tình cảm cách mạn và nỗi khát khao tình dục làm một, nhưng không thể không nói đến lối sống tự do cởi mở trong chuyện tình dục theo phong tục tập quán của trai gái vùng này.

Hạ Tử Trân tuy là một lục lâm tướng cướp vùng núi Tĩnh Cương, vũ trang tạo phản, Nhưng từ sau ngày phục tùng Mao, cô trở về với truyền thống, làm một người vợ hiền. Xuất phát từ tình yêu, Hạ Tử Trân giống như Dương Khai Tuệ, trong cuộc sống chăm sóc Mao hết sức chu đáo, tận tinh. Hạ Tử Trân biết nấu nướng giỏi hơn Dương Khai Tuệ, biết làm những món ăn Hồ Nam hợp khẩu vị Mao. Giống như phần đông người Hồ Nam, Mao rất thích ắn cay, nhất là những món xào ớt cay do Hạ Tử Trân làm. Mao và Hạ Tử Trân sống với nhau ở núi Tĩnh Cương mười năm, kể từ mùa thu năm 1927, đến mùa thu năm 1937, Hạ Tử Trân bị Mao đuổi khỏi Diên An. Trong mười năm đó, Hồng quân Trung ương bị vây quét năm lần, cuối cùng buộc phải vứt bỏ khu Xô Viết trung ương, làm cuộc tháo chạy quân sự “hai vạn năm nghìn dặm trường chinh”, đến Thiểm Bắc mười năm. Trong lịch sử Đảng Công sản Trung Quốc, đó là mười năm gian khổ nhất, nguy cấp nhất.. Đó cũng là thời kì vị trí của Mao trong Hồng quân không ổn định nhất, lên lên xuống xuống không biết bao nhiêu lần.

Theo hồi kí của những người cùng thời với Mao có thể thống kê, trong mười năm đó Hạ Tử Trân sinh cho Mao sáu người con. nhất là hơn hai năm trên đường vạn lí trường chinh. Theo Lịch sử Đảng Cộng sản Trung Quốc, năm 1934, Hồng quân công nông bắt đầu cuộc vạn lí trường chinh có 340.000 quân; năm 1936 đến Thiểm Bắc, chỉ còn hơn hai vạn, đủ thấy hành trình gian khổ, phải băng qua núi tuyết, đồng cỏ, phía trước là hiểm nguy, phía sau đang bị đối phương truy đuổi, Mao vẫn làm cho Hạ Tử Trân mang thai ba lần, sinh đẻ ba lần.

Giữa rừng tên, núi đạn, có buổi sáng không biết có còn đến buổi chiều, sống chết không biết lúc nào, vậy mà tình dục của Mao vẫn vượng, thỉnh thoảng lại tìm đến vợ để xả cơn thèm, bất kể những khó khăn của người phụ nữ trên đường sống chết. Miệng ông ta vẫn nói “tình đồng chí” cộng thêm “tình chồng vợ”, Nhưng trong cốt tủy lại thiếu hẳn trách nhiệm nghĩa tình và tôn trọng nhân cách đối với phụ nữ. Hạ Tử Trân là công cụ để Mao xả cơn khát tình dục, trở thành vật hi sinh tình dục.

Hạ Tử Trân bị giày vò về mặt tình dục, phải chịu đựng muôn vàn gian khổ, năm 1936 đến Thiểm Bắc lúc ấy mới hai mươi bảy tuổi, vậy mà người gầy gò bệnh tật, giả nua, vàng vọt, không còn chút gì gọi là người đẹp Hồng quân. Về mặt quân sự, chính trị, Mao được tạm yên ổn, liên tục gây ra mấy vụ chơi bời, không thể không làm cho Hạ Tử Trân phỉa nổi nóng. Một nữ chiến sĩ Hồng quân vừa vượt qua vạn dặm trường chinh, làm thế nào để nén nổi những lời độc địa? Trong thời gian này, tính tình Hạ Tử Trân thay đổi, không còn dịu dàng ngoan ngoãn với Mao nữa, mà suốt ngày to tiếng thậm chí hai người còn đánh nhau. Hạ Tử Trân có lần nói: “Ông ấy không tốt với tôi, Hai người cãi nhau, ông ấy cầm ghế, tôi cũng cầm ghế. Tôi với ông ấy thế là hết!”

Mùa Hè năm 1937, có hai cô gái toàn thân thơm phức, dáng vẻ điệu đà đến căn nhà hầm ở Diên An, một cô là Ngô Quảng Huệ, lãnh đạo học sinh – sinh viên Bắc Kinh, một cô nữa là Smedley, kí giả người Mĩ. Hai cô gái với phong cách cởi mở này đến khiến cho Hạ Tử Trân khó duy trì nổi cuộc sống gia đình dày công gìn giữ bấy lâu

Hạ Tử Trân, nữ anh hùng hồng quân không thể chịu nổi, dọa cho vệ sĩ bắn chêt hai con yêu tinh quấy rối. Mao, chồng của Hạ Tử Trân, để xử lí sự việc ăn chơi của mình, lại chứng tỏ là một bậc đại trí đại dũng: “không một ông chồng nào không độc ác”. Không phải ông ta dẹp bỏ hành động ăn choi của mình, xin lỗi, nhận sai sót với vợ, mà ra lệnh đuổi khách. Một năm sau, Mao nói với Snow, một kí giả Mĩ:

– Năm nghoái tôi đuổi ba người đàn bà cút khỏi Diên An.

Ba người đàn bà đó là: Ngô Quảng Huệ, Smedley và thêm một người nữa là Hạ Tử Trân. Mao đuổi họ chỉ vì Hạ Tử Trân.

Lúc đầu, Mao bố trí để đưa Hạ Tử Trân đi chữa bệnh ở Thượng Hải. Có thể Hạ Tử Trân nhớ lại hồi còn ở vùng núi Tĩnh Cương, Mao đã tàn sát dã man hàng vạn người trong “nhóm AB” (1) vô tội, nếu đi Thượng Hải sẽ lọt vào bọn xã hội đen, thậm chí bị bán rẻ cho đặc vụ Quôc Dân đảng, sẽ chết một cách oan uổng. Từ sau ngày đến Diên An, Hạ Tử Trân vẫn chống lại sự xếp đặt của Mao, không coi những lời khuyên bảo của Mao ra gì, Hạ Tử Trân tìm đường lên Tân Cương để sang Liên Xô “học tập và chữa bệnh”. Lúc bấy giờ, trên người bà vẫn mang cái thai thứ sáu của Mao Cho đến lúc ấy Hạ Tử Trân đã sinh cho Mao hai trai ba gái, tất cả đều chết trên đường trường chinh. Người thì bỏ đi, người thì mất tích, không còn một ai bên Hạ Tử Trân Đúng là cảnh tan đàn xẻ ghé, chồng con mỗi người một nơi.

Mùa Xuân năm 1938, sau khi đến Mạc Tư Khoa, Hạ Tử Trân sinh thêm một con trai. Lúc bấy giờ, chiến tranh thế giới lần thứ Hai sắp bùng nổ, không khí chiến tranh ỏ Mạc Tư Khoa rẩt căng thẳng, kèm theo đó là sự thiếu thốn vật chất, Hạ Tử Trân đang nuôi con còn bú, đúng là tiến thoái lưỡng nan, ngày dài như một năm. Ít lâu sau đó, có tin, ở Diên An, Mao

Trạch Đông, ông chống táng tận lương tâm đã yêu Lam Bình, một diễn viên điện ảnh từ Thượng Hải đến, khiến cho cả khu thánh địa cách mạng như trong bão tố.

Hạ Tử Trân như trời quả báo. Năm 1927, cô còn là một cô gái mười bảy tuổi, sống với Mao ở núi Tĩnh Cương, vợ Mao là Dương Khai Tuệ một nách nuôi ba đứa con nhỏ, trốn tránh cực khổ ở làng Bản Thương, nhất quyết chung thủy với Mao, cho đến cuối năm 1937 thì bị tử hình. Mười một năm sau, Hạ Tử Trân bị Mao đuổi sang một đất nước khác, vừa rét vừa đói, không biết bao giờ mới trở về nước. Còn Mao thì nằm trong căn nhà hầm ấm áp ôm ấp một minh tinh màn bạc người thơm phưng phức

Mùa đông năm 1938, giữa Mạc Tư Khoa băng tuyết ngập tràn, 30 độ dưới không, đứa con trai chưa đầy một tuổi của Hạ Tử Trân chết vị bị viêm phổi không được chạy chữa kịp thời. Một mình Hạ Tử Trân đau khổ, đưa con ra chôn ở nghĩa địa công cộng ngoại ô thành phố.

Năm 1939, Hạ Tử Trân lại viết thư, đánh điện, xin Trung ương Đảng ở Diên An để được về nước. Thư từ và điện báo của Hạ Tử Trân đều lọt vào tay Mao, trở thành chuyện riêng của gia đình, không được Mao cho về nước. Người nữ anh hùng Hồng quân, một trong những người đầu tiên sáng lập căn cứ địa núi Tĩnh Cương, giống như nàng cung phi thất sủng, bị đày ải đến một lãnh cung xa xôi vạn dặm. Lúc đầu, Hạ Tử Trân với danh nghĩa được Đảng cử ra nước ngoài học tập, lúc này muốn về nước lại trở thành chuyện gia đình riêng của Mao. Các chiến hữu trên núi Tĩnh Cương thời xưa, lúc này không một ai dám tỏ thái độ bất bình, bênh vực cho Hạ Tử Trân. Mao tính toán thâm độc, rất cao tay, thực hiện kế hoãn binh: “Mình kêu ca ở Mạc Tư Khoa cô đơn, ư? Tôi sẽ gửi Kiều Kiều, cô con gái duy nhất mà mình gửi người bạn ở nông thôn nuôi hộ, sang đấy để hai mẹ con có điều kiện chăm sóc, dạy dỗ, coi như niềm vui lớn rồi!”

Hạ Tử Trân không thể về nước, Kiều Kiều một cô con gái ba tuổi được đưa sang đấy. Hạ Tử Trân dồn tất cả tình mẫu tử cho bé Kiều Kiều. Thế chiến thứ Hai bắt đầu, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc không thừa nhận Hạ Tử Trân là vợ Mao, Chính phủ Liên Xô đành đối xử với mẹ con Hạ Tử Trân như những người Trung Quốc lưu vong.

Lại một mùa đông, Kiều Kiều sống trong nhà gửi trẻ, bi ốm nặng, vẫn chưa chết hẳn, Nhưng bị các bác sĩ vô nhân tính ở đấy cho vào nhà xác. Hạ Tử Trân đưa con từ nhà xác về, cãi nhau với giám đốc nhà gửi trẻ, bị cho là “diên”, đưa vào nhà thương điên suốt sáu năm trời. Đúng là bức màn sắt Cộng sản , tuyệt vô nhân tính!

Trong thời gian đó, Mao đã chiến thắng tất cả các đối thủ trong Đảng, trở thành lãnh tụ cao nhất toàn Đảng, toàn quân. Sự việc Hạ Tử Trân “tình đồng chí” cộng thêm “tình chồng vợ” bị nhốt vào nhà thương điên ở Liên Xô, Mao vờ như không biết gì, cũng không hỏi han gì, chỉ một chút xót thương, đồng cảm cũng không, lòng dạ Mao như sắt thép, như rắn độc. Mãi đến năm 1947, Vương Gia Tường và phu nhân, đại diện của Đảng Cộng sản Trung Quốc tại Quốc tế Cộng sản đến Mạc Tư Khoa, tình cơ biết tin Hạ Tử Trân, ông tỏ ra bất bình, liên liên hệ với Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô đưa Hạ Tử Trân từ nhà thương điên ra.

Lúc này, Mao không thể không đồng ý để Hạ Tử Trân về nước. Năm 1947, Hạ Tử Trân về Cáp Nhĩ Tân dự “Đại hội đại biểu công nhân – viên chức toàn quốc”. Năm 1948. Hạ Tử Trân đến Phan Dương; năm 1949 đến Thiên Tân, Nhưng không cho phép bà về Bắc Kinh, mà đưa đi Thượng Hải để “tiếp tục chữa bệnh” Trong một thời gian ngắn ở Thiên Tân, Hạ Tử Trân nhờ người đưa con gái lên Bắc Kinh trao cho Mao, muốn để Mao nhớ lại chút tình xưa nghĩa cũ, động lòng trắc ẩn. Mao giữ Kiều Kiều ở lại, giao cho Giang Thanh chăm sóc. Giang Thanh đổi Kiều Kiều sang họ của mình, lấy tên là Lí Mẫn”. Hạ Tử Trân chỉ nhận được của Mao một tấm bưu thiếp:

Tự Trân, gửi lời hỏi thăm. Kiều Kiều sống với tôi rất tốt. Tôi rất quí nó. Mong mình giữ gìn sức khỏe, cách mạng số một, sức khỏe số một, mọi người số một, coi trọng toàn cục.

Mao cố tình viết Tử Trân thành “Tự Trân”. Từ “chỉ thị tối cao” này có thể thấy Mao là con người độc tài, bá đạo, đa mưu túc kế. Nghe nói, năm 1950, Mao về thăm Thượng Hải, có cho mời Hạ Tử Trân đến, hai bên hết sức lạnh nhạt. Sau đó, Hạ Tử Trân bị giam lỏng trong một toà biệt thự thâm nghiêm, sống những năm tháng cô đơn trong lãnh cung.

Thượng tuần tháng 7 năm 1959, trong thời gian diễn ra “Hội nghị Lư Sơn”, Giang Thanh ngao du ngắm cảnh Hàng Châu. Mao về Giang Tây, quê hương Hạ Tử Trân, có thể lương tâm cắn rứt, Mao cho người phụ trách tỉnh ủy bí mật đón Hạ Tử Trân lên Lư Sơn gặp mặt. Đó là cuộc gặp cuối cùng của Mao – Hạ. Mao phải giấu Giang Thanh để được gặp vợ cũ. Hạ Tử Trân vừa bước vào cửa thì nghe thấy Bành Đức Hoài và Mao Trạch Đông đang to tiếng cãi nhau. Bành Đức Hoài ra, Hạ Tử Trân đi tới, Bành Đức Hoài vội vã đưa hai tay ra, hai người bạn chiến đấu hồi nào ở núi Tĩnh Cương nắm chặt tay nhau, Nhưng Bành Đức Hoài không nói gì. Tại nơi Mao ở, lần đầu tiên Hạ Tử Trân gặp cô gái Trương Dục Phượng xinh đẹp, có cặp mắt to, nước da trằng hồng, có hai bím tóc đen nhánh và to…

Mao gặp Hạ Tử Trân ở Lư Sơn, Giang Thanh bất ngờ phát hiện. Giang Thanh từ Hàng Châu vội vã về. Hạ Tử Trân cũng đã đi rồi.

Ngày 9 tháng 9 năm 1976 Mao qua đời. Giang Thanh cấm Hạ Tử Trân về Bắc Kinh viếng Mao. Cho đến ngày “bè lũ bốn tên” đổ. Giang Thanh bị bắt, Hạ Tử Trân mới được về Bắc Kinh vào lăng viếng Mao, qua lớp quan tài thủy tinh bà trông thấy người đàn ông bội bạc đã từng giày vò bà quá nửa cuộc đời..

Hạ Tử Trân mất ngày 19 tháng 4 năm 1984.

( Còn tiếp)

RELATED ARTICLES

Tin mới