Wednesday, December 25, 2024
Trang chủThâm cung bí sửMao Trạch Đông và những người đàn bà (Kỳ 5)

Mao Trạch Đông và những người đàn bà (Kỳ 5)

Nữ văn sĩ Đinh Linh và   những tháng ngày phong lưu

Đinh Linh năm 1933

Đinh Linh sinh năm 1906, tên thật là Tưởng Băng Chi, người huyện Lâm Nông tỉnh Hồ Nam. Từ sau năm 1926, nổi danh trên văn đàn với “Nhật kí nữ sĩ Sa Phi” và những tiểu thuyết khác, thuộc lớp nhà văn nữ xinh đẹp của thời đại cá nhân đòi được giải phóng. Đinh Linh cũng đã từng chung sống với Thẩm Tùng Văn, Hồ Dã Bình tại tạp chí “Bắc Đẩu” thuộc cơ quan “Hội văn học tả liên”. Măm 1933 bị bắt, giam ở Nam Kinh. Ở trong tù, Đinh Linh sống chung với một tên “đặc vụ” và sinh một cô con gái. Mùa hè năm 1936 được tha, lập tức tìm đến Ngõa Diêu Bảo, căn cứ chủ lực của Hồng quân trung ương.

Đang ở Ngõa Diêu Bảo thì Đinh Linh gặp Mao Trạch Đông liển nảy sinh mối tình ngắn ngủi thân mật. Thời đó, Chu Ân Lai, Mao Trạch Đông lãnh đạo “Hồng quân trung ương” vừa hoàn thành cuộc vạn lí trường chinh dài hai vạn năm nghìn dặm, vượt qua những năm tháng gian khổ nhất, đang tạm nghỉ ngơi và chấn chỉnh lại đội ngũ ở Ngõa Diêu Bảo. Đó là thời kì trên dưới đồng lòng, toàn dân yêu cầu kháng Nhật, phản đối nội chiến đang dâng cao. Hạ Tử Trân thì đang tạm lánh ở quê nhà, sinh đứa con thứ năm tức cô con gái Kiêu Kiêu, về sau đổi tên là Lí Mẫn. Mao là con người dù việc công, hay việc tư đều mạnh mẽ, không chịu nổi sự yên tĩnh. Lợi dụng lúc Hạ Tử Trân sinh con, Mao liền tìm bạn giao lưu với một ai đó có tình cảm cao hơn tình đồng chí.

Đinh Linh vào những năm cuối đời đã từ bỏ thói ăn chơi lãng mạn thời trẻ, trở thành một nhà văn có ý thức tư tưởng -xít đặc sệt. Có thể nói, hai mươi năm từ 1955 đến 1979 là những năm tháng tuyệt vời trong đời, bà phải ở trong nhà tù và trại cải tạo của Cộng sản . Bà là một trí thức điển hình cho việc tẩy não thành công của Cộng sản . Năm 1981, bà nhận lời mời của “Chương trinh viết văn quốc tế” của đại học Iowa, sang Mĩ thăm thú gần nửa năm trời, được hít thở không khí tự do và vô hình trung bị tiêm nhiễm tư tưởng tự do. Năm 1982, sau khi về Trung Quốc, tư tưởng cũng được giải phóng, hoặc có thể gọi là “tự do hóa giai cấp tư sản”. Mùa hè năm đó, bà đến Bột Hải một nơi nghỉ mát nổi tiếng của tỉnh Đại Liên, sống chung trong một nhà nghỉ với một người làm công tác khoa học ở độ tuổi trung niên, nhưng rất yêu văn học. Gió mát, bãi cát vàng, rừng cây xanh… đã gợi lại những tình cảm sâu nặng và những sự việc đã qua của một người già. Bà không ngại gì oán trách Mao Trạch Đông. Dưới đây là một đoạn hồi kí của Đinh Linh viết vào những năm cuối đời.

Ông ta là một con người có tư tưởng đế vương rất nặng. Lúc bấy giờ, trong hàng ngũ Hồng quân, trong cơ quan trung ương cùng ở Ngõa Diêu Bảo, tỉnh Thiểm Bắc, không giống như cảnh vật về sau này. Những người trải qua cuộc trường chinh hai vạn năm nghìn dặm một sống mười chết còn sót lại, binh tàn tướng bại, vô cùng thê thảm. Dù là lãnh đạo cao cấp hay chiến sĩ bình thường, tất cả đều rách rưới tàn tạ, mặt xanh nanh vàng, sống tản mát trong nhà dân, uể oải rời rạc chỉnh lại đội ngũ.

Đó là cảnh tượng tôi được thấy vào năm 1936 sau khi ra khỏi nhà tù Nam Kinh, đến Thiểm Bắc tham gia Hồng quân trung ương, lần đầu tiên tôi trông thấy “Mao ủy viên”. Ông ta cao và gầy gò, tóc để dài, áo quần cũ nát, quần vá một miếng lớn. Hồi ấy chưa ai gọi ông ta là “Chủ tịch”, người quen đều gọi bằng cái tên cũ của ông ta là Lan Chi. Có thể trước đấy ông ta đã nghe thấy tên tôi, hơn nữa tôi cũng là người Hồ Nam. Cho nên, khi gặp tôi ông ta tỏ ra vồn vã, thân mật, ưa hài hước: “Trăm nghe không bằng một thấy, cô chính là Đinh Linh tiếng tăm nổi như cồn đấy à?” Ông ta hỏi tôi nhiều về tình hình Thượng Hải, Nam Kinh, nhất là tình hình “Tả liên” (Hội Liên hiệp văn học – nghệ thuật cánh tả) của Lỗ Tấn tại sao lại có “văn học quốc tế” và “văn học đại chúng cách mạng”, những tranh luận chung quanh hai khẩu hiệu này

Liền ba ngày ba đêm chúng tôi sống với nhau. Về sau hai chúng tôi nói rất nhiều chuyện, ông ta bắt đầu nói rất nhiều chuyện không liên quan gì đến cách mạng. Ông ta kéo tay tôi, ôm đầu tôi, ông ta kể cho tôi nghe đủ thứ chuyện của mười hai phi tần ở tam cung lục viện. Ông ta phong Hạ Tử Trân là Hoàng hậu. “Đinh Linh, cô làm quí phi nhé! Giúp tôi công việc trong văn phòng, soạn thảo văn bản, Nhưng tôi không cần cô kí văn bản hoặc ban thánh chỉ… Đó là việc của Từ Hi Thái Hậu, vương triều Đại Thanh mất vì tay bà ta đấy…” Tiếp theo, ông ta phong những nữ Hồng quân khác làm lục viện quí phi của ông ta. Tôi với ông ta tính ra được bảy mươi hai nhân tài. Nhưng Ngõa Diêu Bảo này quá nhỏ bé, vừa hoang vắng vừa hẻo lánh, có chừng vài nghìn dân, cộng với cán bộ cơ quan trung ương, đội cảnh vệ, cũng chỉ độ bốn, năm nghìn người, là một thế giới đàn ông là chính. Nếu tính cả người đẹp của Ngõa Diêu Bảo cũng khó đủ bảy mươi hai nhân tài. Đó là kể cả những cô, những bà giàu có chưa kịp đến đã bỏ chạy.

Ông ta cũng là con người dí dỏm. Trong những ngày điêu đứng nguy nan vẫn không quên mộng bá vương. Ông ta nắm lấy tay tôi mà nói: “Xem ra vùng Ngõa Diêu Bảo này nghèo khó, suy kiệt, không có phấn son, không phải là nơi chúng ta ở lâu dài, ha ha ha…”

Trên đây là đoạn hồi kí ngọt ngào và mang tính phê phán. Sau đấy, bà cảm thấy mình đã tỏ ra bất kính và hối hận vì đã lỡ lời tiết lộ bí mật của “lãnh tụ vĩ đại”. Bà nghiêm túc nói với nhà khoa học trung niên kia, đó là chuyện đùa, không nên nói cho người thứ ba biết, ai nói ra người đó phải chịu trách nhiệm. Nhà khoa học trung niên thấy bà chân thành, tất nhiên đồng ý giữ bí mật. Cuối cùng, hai người rất kính trọng nhau, Nhưng rồi chia tay, không còn gặp lại.

Lại nói về chuyện Đinh Linh theo Hồng quân trung ương đến Diên An. Đầu tiên bà ở ít ngày trong Học viện nghệ thuật Lỗ Tấn do Chu Dương làm phó viện trưởng và tiếp tục viết văn. Năm ấy, Đinh Linh mới hơn ba mươi tuổi một chút. Lúc ấy cũng đã xảy ra sự kiện Tây An, Quốc Cộng hợp tác lần thứ hai, cùng kháng Nhật. Mao chính thức ngồi lên cái ghế “Chủ tịch quân ủy trung ương”, nắm trọn binh quyền thay thế Chu Ân Lai. Cô nữ sinh viên Ngô Quảng Huệ người Bắc Kinh điệu đà và và cô đầm tóc vàng cũng đến Diên An, bước vào cuộc sống của Mao, tất nhiên cho cô nhà văn Đinh Linh hay nhiễu sự ra phía sau. Mao khuyến khích bà đến những căn cứ địa của Bát Lộ quân kháng Nhật để quan sát, thâm nhập quần chúng, thể nghiệm cuộc sống lấy tài liệu sáng tác. Đinh Linh về vùng núi Thái Hàng, Tổng bộ Bát Lộ quân. Nghe nói, lúc đầu bà theo đuổi Bành Đức Hoài lúc ấy đang là Phó Tổng tư lệnh Bát Lộ quân, về sau lại theo đuổi Lưu Bá Thừa, Tổng tham mưu trưởng, Nhưng đều không có kết quả.

Bà trỏ lại Diên An, dạy ở Trường đai học Hồng quân kiêm chủ biên phụ bản văn nghệ của tờ “Giải phóng nhật báo”, sau rồi lấy Trần Minh, một kịch tác gia kém bà mười bốn tuổi.

Tháng Ba năm 1942, bà cho đăng trên “Giải phóng nhật báo” bài viết “Cảm nghĩ về ngày Mồng tám tháng Ba” rất nổi tiếng, chỉ rõ hiện trạng đời sống cực khổ của chị em phụ nữ “thánh địa cách mạng Diên An”. Tờ báo này còn đăng thêm một bài tản văn “Hoa bách hợp dại” (Sáng tác của Vương Thực Vị, về sau Vương Thực Vị bị Khang Sinh ra lệnh tử hình), khiến cho Hạ Long và những người lính đang chiến đấu ngoài mặt trận phẫn nộ, cho rằng giới văn hóa ở hậu phương viết toàn những chuyện tiêu cực, làm các chiến sĩ không yên tâm chiến đấu, đòi bắn hết những cây bút phản động. Mao phải ra sức động viên các chiến sĩ ngoài mặt trận, các tác phẩm “Hoa bách hợp dại”, “Cảm nghĩ về ngày Mồng tám tháng Ba” đều bị đưa vào nội dung cuộc chỉnh phong, bị phê phán nghiêm khắc. Sau ngày kháng Nhật thắng lợi, Đinh Linh đi Hoa Bắc tham gia cải cách ruộng đất, viết được cuốn tiểu thuyết “Mặt trời chiếu trên sông Tang Càn” (1) đượcTrung ương Đảng giới thiệu, được nhận “Giải thưởng văn học Staline” của Liên Xô.

Sau ngày Trung ương Đảng về Bắc Kinh, Đinh Linh lên như diều, được giữ các chức vụ: Trưởng phòng văn nghệ trong Ban tuyên truyền Trung ương Đảng; Giám đốc Cục tuyên truyền văn nghệ Trung ương; Chủ biên “Báo Văn nghệ”; Phó Chủ tịch Hội nhà văn Trung Quốc, Bà và Chu Dương, một đại tướng trong giới văn nghệ có những mối thù mới và cũ, quan hệ ngày một căng thẳng.

Mùa hè năm 1953, Mao như nhơ lại mối tình cũ, mời Đinh Linh vào Trung Nam Hải cùng bơi thuyền, cảnh đẹp trăng thanh, quan tâm ân cần, Trên chiếc thuyền nhỏ chỉ có hai người. Mao cầm chèo. Trong lúc rỗi rãi, Mao hỏi “Cô Băng Chi, công tác có gì khó khăn không? Cô cảm thấy Chu Dương thế nào?” Đinh Linh thấy Chủ tịch thân thiết gọi tên cúng cơm của mình, thoáng chốc bà quên hết, vừa nũng nịu, vừa bực tức, kể lại những thù hận đối với Chu Dương tích tụ từ nhiều năm nay, kể ra mười vấn đề lớn của Chu Dương: Đinh Linh quá ngây thơ, quá nhiệt tình với công tác, chính trị hóa mọi chuyện. Lẽ ra bà phải bỏ qua những lời của Mao, nói những chuyện tình cảm, vui vẻ thì hơn, làm cho Mao vui, làm cho Mao thích thú với những hiểu biết và kiến thức của bà, để mở đường về sau. Nhưng triết học đấu tranh của những người Cộng sản khiến bà mê mẩn đầu óc, không hiểu tâm lí đế vương của Mao, theo đó đã phạm phải một sai lầm lớn nhất trong đời. Mao chăm chú nghe, chăm chú nhìn khuôn mặt Đinh Linh. Lúc này Đinh Linh đã gần năm mươi tuổi, người phát phì, tóc đã hoa râm, trên mặt đã có nếp nhăn, đang bước vào tuổi già. không còn phong độ trẻ trung như xưa… Mao cố gắng lắng nghe Đinh Linh nói xong, ông ta cười cười mà rằng: “Cô bảo Chu Dương có mười khuyết điểm, tôi lại thấy ông ấy có hai ưu điểm, trinh đô Mác – Lênin được đấy chứ…”

Sau lần ấy, Mao không còn gọi riêng Đinh Linh đến nữa, ông cảm thấy đây là người đàn bà nhạt nhẽo.

Năm 1955, trong cuộc vận động chống kẻ địch trong giới văn nghệ do Chu Dương chủ trì, ông ta đã trình báo với Mao: Đinh Linh bị bắt vì tội “Tập đoàn phản đảng Đinh Linh – Trần Xí Hà”. Năm 1956 được phóng thích, đòi lật lại vụ án. Năm 1957, chính tay Mao phê chuẩn qui cho Đinh Linh là “phần tử phải hữu giai cấp tư sản”. Đinh Linh bị đày đi cải tạo ở nông trường “Bắc Đại Hoang” gần biên giới Liên Xô. Ở Bắc Đại Hoang, bà viết thư cho Mao, đề nghị giúp đỡ. Về mặt tình cảm, về mặt chinh trị, Mao đã vứt bỏ bà từ lâu, tất nhiên không thèm để ý.

Năm 1966, Đại cách mạng văn hóa khởi phát, một lần nữa Đinh Linh bị tống giam cho đến năm 1973 mới được tha, Nhưng về mặt chính trị vẫn chưa được phục hồi, tiếp tục về nông thôn tỉnh Sơn Tây để lao động. Năm

1979, vì già yếu bà được về Bắc Kinh, được làm Phó Chủ tịch Hội nhà văn Trung Quốc, Phó Chủ tịch Hội liên hiệp văn học nghệ thuật toàn quốc. Điều làm mọi người phải suy nghĩ là, trải qua ba mươi năm khổ đau về mặt chính trị, bà vẫn giữ vững ý chí tả khuynh truyền thống của người Cộng sản , đối với lớp nhà văn trung niên và thanh niên cùng những tác phẩm của họ, bà chỉ trích nhiều hơn là cổ vũ, chi trích về mặt chính trị.

Đầu tháng 3 năm 1986, Đinh Linh qua đời ở Bắc Kinh. Cho đến lúc lâm chung, bà vẫn yêu cầu được làm rõ sự kiện “phản bội” diễn ra ở nhà tù Nam Kinh hồi năm 1936. Trung ương Đảng đã “thanh minh” cho bà.

Cuộc đời Đinh Linh đa tài, đa sắc nhưng cũng lắm tại họa. Lớp nhà văn trẻ ở đại lục không thể thông cảm, tha thứ cho bà, vì bà là người biết rất rõ đủ thứ giả dối, xấu xa trong cuộc sống, kể cả Mao, bà còn là người chịu bức hại trong nhiều năm, nhưng vẫn cố chấp, giáo điều, không chịu thức tỉnh.  

( Còn tiếp)

RELATED ARTICLES

Tin mới