Monday, January 6, 2025
Trang chủBiển nóngSự kiệnGỡ bút tích Giang Trạch Dân

Gỡ bút tích Giang Trạch Dân

Theo các tin tức từ Trung Quốc, một tấm bia khắc chữ Hán “Trường Đảng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc” được cho là phỏng theo thư pháp của cựu Tổng bí thư Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Giang Trạch Dân, đã bị gỡ bỏ một cách thẳng thừng, để lại một khoảng đất trống dễ thấy.

Những tin đồn về việc gỡ bỏ tấm bia này đã nổi lên từ ngày 21/8, nhưng không được xác nhận cho đến khi các cổng thông tin internet lớn của Trung Quốc cho đăng các loạt ảnh này vào chiều ngày 22/8.

Một mảng đá lớn khắc chữ “Trường Đảng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc”, tại Trường Đảng Trung ương ở Bắc Kinh, đã bị gỡ bỏ. Các ký tự trên đá được cho là khắc phỏng theo bút tích của cựu lãnh đạo Đảng Giang Trạch Dân. (Ảnh: Weibo.com)

Tấm bia đá lớn từng nằm trên một cái bệ được lát đá với 8 bóng đèn pha chiếu sáng vào ban đêm. Toàn bộ kiến trúc này giờ đã bị cày nát, lớp cỏ xanh tươi bị thay thế bằng đất cát, đá lát bị vỡ do máy xúc chạy qua. Tấm bia đá từng nằm gần cổng phía nam của ngôi trường ở quận Hải Điền, Bắc Kinh này. Trường Đảng Trung ương là trung tâm đào tạo chuyên nghiệp và truyền bá ý thức hệ cộng sản chính cho các đoàn cán bộ của ĐCSTQ.

Theo các báo cáo hiện có, người dùng Internet Trung Quốc và nhiều hãng tin trực tuyến đều tin rằng những chữ này là “bút tích” (trong tiếng Trung Quốc có nghĩa là “đề từ”) của ông Giang Trạch Dân, lãnh đạo ĐCSTQ từ 1989-2002, và là đối thủ chính trị lớn nhất của ông Tập Cận Bình kể từ khi ông này lên nắm quyền vào năm 2012.

 Theo các tin tức từ Trung Quốc, một tấm bia khắc chữ Hán “Trường Đảng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc” được cho là phỏng theo thư pháp của cựu Tổng bí thư Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Giang Trạch Dân, đã bị gỡ bỏ một cách thẳng thừng, để lại một khoảng đất trống dễ thấy.

Những tin đồn về việc gỡ bỏ tấm bia này đã nổi lên từ ngày 21/8, nhưng không được xác nhận cho đến khi các cổng thông tin internet lớn của Trung Quốc cho đăng các loạt ảnh này vào chiều ngày 22/8.

Một mảng đá lớn khắc chữ "Trường Đảng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc", tại Trường Đảng Trung ương ở Bắc Kinh, đã bị gỡ bỏ. Các ký tự trên đá được cho là khắc phỏng theo bút tích của cựu lãnh đạo Đảng Giang Trạch Dân. (Ảnh: Weibo.com)

Một mảng đá lớn khắc chữ “Trường Đảng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc”, tại Trường Đảng Trung ương ở Bắc Kinh, đã bị gỡ bỏ. Các ký tự trên đá được cho là khắc phỏng theo bút tích của cựu lãnh đạo Đảng Giang Trạch Dân. (Ảnh: Weibo.com)

Tấm bia đá lớn từng nằm trên một cái bệ được lát đá với 8 bóng đèn pha chiếu sáng vào ban đêm. Toàn bộ kiến trúc này giờ đã bị cày nát, lớp cỏ xanh tươi bị thay thế bằng đất cát, đá lát bị vỡ do máy xúc chạy qua. Tấm bia đá từng nằm gần cổng phía nam của ngôi trường ở quận Hải Điền, Bắc Kinh này. Trường Đảng Trung ương là trung tâm đào tạo chuyên nghiệp và truyền bá ý thức hệ cộng sản chính cho các đoàn cán bộ của ĐCSTQ.

 

Theo các báo cáo hiện có, người dùng Internet Trung Quốc và nhiều hãng tin trực tuyến đều tin rằng những chữ này là “bút tích” (trong tiếng Trung Quốc có nghĩa là “đề từ”) của ông Giang Trạch Dân, lãnh đạo ĐCSTQ từ 1989-2002, và là đối thủ chính trị lớn nhất của ông Tập Cận Bình kể từ khi ông này lên nắm quyền vào năm 2012.

Tấm bia khắc chữ Hán “Trường Đảng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc” được cho là phỏng theo thư pháp của cựu Tổng bí thư ĐCSTQ Giang Trạch Dân (Ảnh: Weibo.com)Tấm bia khắc chữ Hán “Trường Đảng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc” được cho là phỏng theo thư pháp của cựu Tổng bí thư ĐCSTQ Giang Trạch Dân (Ảnh: Weibo.com)

Ông Giang vốn rất thích để lại chữ đề tặng và viết thơ mỗi khi ông này du hành cùng các tùy tùng quanh đất nước. Việc xóa bỏ bút tích này được xem là một cử chỉ có mang hàm ý. Theo lý giải của những nhà quan sát sự kiện: đây là một cái tát vào mặt ông Giang Trạch Dân, và là điềm báo cho dấu chấm sắp đến đối với sự nghiệp chính trị của ông này.

Các tin tức này được cập nhật theo một tin gần đây mà Thời báo Đại Kỷ Nguyên đã đưa, về việc ông Giang và hai con trai đã bị ông Tập đặt vào dạng “quản thúc”, một hình thức kiểm soát nội bộ tạm thời, hạn chế tự do đi lại; trước đó, cấp dưới của ông Giang là Tăng Khánh Hồng cũng đã bị quản thúc tại nhà, theo một nguồn tin đáng tin cậy từ Bắc Kinh.

Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình (bên trái) và người tiền nhiệm của ông Hồ Cẩm Đào và Giang Trạch Dân (bên phải) tại Đại lễ đường Nhân dân vào ngày 30/9/2014 tại Bắc Kinh, Trung Quốc. (Ảnh: Feng Li/Getty Images)Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình (bên trái) và người tiền nhiệm của ông Hồ Cẩm Đào và Giang Trạch Dân (bên phải) tại Đại lễ đường Nhân dân vào ngày 30/9/2014 tại Bắc Kinh, Trung Quốc. (Ảnh: Feng Li/Getty Images)

Kể từ khi lên nắm quyền vào tháng 10/2012, ông Tập đã dẫn đầu một chiến dịch chống tham nhũng. Hàng chục ngàn đảng viên đã bị điều tra và hiện vẫn đang tiếp diễn. Cuộc thanh trừng chính trị của ông Tập phần lớn nhắm vào mạng lưới phe nhóm của ông Giang và các cấp phó của những người này.

Một bài xã luận đang được lưu hành rộng rãi gần đây của tờ Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ, đã nói rằng các quan chức về hưu không nên cố gắng can thiệp vào chính sách của những người kế vị. Thông điệp này được lý giải rộng rãi như một cú vô-lê công khai chống lại ông Giang.

Các bản tin của Trung Quốc đã không nêu chi tiết về việc gỡ bỏ phiến đá này và cũng không giải thích lý do tại sao tin tức này được báo cáo và cho đăng lại rộng rãi như vậy. Nhiều tin tức được đăng trên các trang mạng nổi tiếng đã bị gỡ bỏ nhanh chóng.

Quan điểm cho rằng việc loại bỏ phiến đá này có tính chất chính trị, chứ không đơn thuần là trang trí lại Trường Đảng vào mùa hè, đang được chia sẻ rộng rãi trên mạng Internet.

Một trong những bài đăng đầu tiên được ghi lại trên mạng Weibo nói rằng: “Tôi nghe từ một người bạn vừa đi qua cổng phía nam của trường Đảng rằng bút tích ‘Trường Đảng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc’ của con cóc đã bị nhổ bỏ. Vui thật. Quả là thú vị. Quá thú vị”. (Biệt danh “con cóc” thường được dùng cho ông Giang Trạch Dân ở trên mạng, ám chỉ về bề ngoài của ông này – ông Giang hay mặc quần kéo cao trên thắt lưng và đeo cặp kính to)

Bài đăng này được đăng lại nhưng không lâu sau đó thì bị xóa, theo WeiboScope, một công cụ giúp phát hiện các bài viết mới bị xóa gần đây trên Weibo được phát triển bởi Trung tâm Nghiên cứu Báo chí và Truyền thông của trường Đại học Hồng Kông.

“Bóng tối cuối cùng của năm 2015: trâu bò đánh nhau. Chúng ta chỉ là những người quan sát, có gì để nói đây?”, một người dùng viết.

“Một bút tích của ông ta tại một nhà máy ở trung tâm thành phố chúng tôi cũng đã bị gỡ xuống gần đây”, một người khác viết.

Các cơ quan kiểm duyệt Internet của Trung Quốc dường như có chủ đích không lưu truyền quan điểm của công chúng về vấn đề này: mục bình luận sau các bộ ảnh trực tuyến về vụ việc đã bị đóng lại, các ý kiến ​​đã bị ẩn hoặc bị xóa, trong khi các bài đăng trên trang mạng xã hội Sina Weibo cũng đã bị kiểm duyệt.

Năm trang bình luận phía dưới bản tin của hãng truyền thông trực tuyến Sina về vụ giỡ bỏ phiến đá đã bị xóa bỏ, không còn tung tích ngay cả trong phần lưu trữ.

Khoảng 85 lời bình luận dành cho một slideshow trên NetEase, một cổng thông tin mạng nổi tiếng, đã không thể truy cập được chỉ chưa đầy hai tiếng sau khi slideshow này được đăng. Không có lời bình nào được lưu lại.

Các bình luận trên trang mạng Sohu cũng bị sớm đóng lại, mặc dù Thời báo Đại Kỷ Nguyên đã lưu trữ được một phần những bình luận này trước khi chúng biến mất. Không rõ việc ra lệnh gỡ bỏ bia đá và việc kiểm duyệt có chọn lọc các báo cáo và bình luận có đến từ cùng một chuỗi mệnh lệnh bên trong ĐCSTQ hay không.

Một bộ ảnh trên cổng thông tin nổi tiếng NetEase đã bị xóa không lâu sau khi được đăng. Đã có bộ ảnh khác trên trang mạng này. (Ảnh chụp màn hình)

Một bộ ảnh trên cổng thông tin nổi tiếng NetEase đã bị xóa không lâu sau khi được đăng. Đã có một bộ ảnh khác trên trang mạng này. (Ảnh chụp màn hình)

“Tại sao họ không giải thích lý do việc ‘gỡ bỏ’ phiến đá? Có mưu đồ đằng sau việc này!”, một người dùng Internet nói.

“Tại sao khi công bố tin này, họ ‘muốn nói điều gì đó nhưng lại dừng lại’? Chiêu trò ở đây là gì?“, một người dùng khác đặt câu hỏi, sử dụng một thành ngữ Trung Quốc.

“Muốn làm thì cứ làm, sao lại không dám nói ra lý do?“, một người nói.

Một người khác viết: “Thím cóc già!”. Một người khác nói: “Khi tìm ra ai là người viết nó thì tình hình về cơ bản sẽ rõ ràng”.

Vì sao xác định bút tích trên tấm bia là của ông Giang?

Mặc dù nhiều người tin những chữ trên tảng đá là của ông Giang, nhưng điều này khó có thể xác thực. Việc kiểm duyệt có tính chọn lọc và khắt khe như thế này – đưa tin tức nhưng lại xóa tất cả các bình luận – là điều đặc trưng chỉ xảy ra khi các bản tin có liên quan đến những vấn đề chính trị nhạy cảm của ĐCSTQ. Trường Đảng Trung ương dường như không có văn phòng báo chí, và họ đã không hồi âm ngay lập tức một bức thư điện tử được gửi đi điều tra về vấn đề.

Tuy nhiên, một số chi tiết có thể cho phép suy đoán ra những chữ trên tảng đá là của ông Giang chứ không phải của ai khác trong giới lãnh đạo Trung Quốc.

Ông Giang được biết đến về việc hay để lại các bút tích và thơ trên khắp Trung Quốc trong các chuyến du hành, dù ở bất cứ đâu – tại các bệnh viện, trường trung học, sân bay, cầu và những nơi khác.

Émilie Tran, một giảng viên đại học tại trường Đại học Saint Joseph ở Ma Cao cho biết, vào tháng 9/2001, khi những người được đào tạo quay trở lại Trường Đảng ở Thượng Hải, họ phát hiện ra rằng nó đã được trang trí bằng các “tấm biểu ngữ màu đỏ khổng lồ” cổ vũ việc học tập và thực hành “Thuyết Ba đại diện”, một mớ lý thuyết do ông Giang sự góp vào nguyên lý cộng sản Trung Quốc.

Ông Tăng Khánh Hồng từng là người đứng đầu Trường Đảng Trung ương từ năm 2002-2007. Đây là đồng minh quyền lực nhất và nổi tiếng nhất của ông Giang, vốn thường được gọi là thuộc cấp của ông này.

Trong một tin tức viết cho tờ Tạp chí Phố Wall vào năm 2002, ông Charles Hutzler, người sau này trở thành trưởng văn phòng của AP tại Trung Quốc, đã so sánh phong cách của ông Giang Trạch Dân với người kế vị ông này là Hồ Cẩm Đào.

“Ông Hồ không viết những lời đề tặng hoặc bút tích để làm bia kỷ niệm công cộng như cựu lãnh đạo Giang và như những người khác trong giới lãnh đạo vẫn thích làm. Đó là bút tích của ông Giang chứ không phải của ông Hồ – đã được khắc trên một bia đá ở trước Trường Đảng Trung ương”, ông Charles Hutzler viết.

 

RELATED ARTICLES

Tin mới