Thursday, April 18, 2024
Trang chủThâm cung bí sửMao Trạch Đông và những người đàn bà (kỳ 12)

Mao Trạch Đông và những người đàn bà (kỳ 12)

Ai cũng khen miền Giang Nam tuyệt vời, miền Giang Nam chỉ hợp với tuổi già.

Mao Trạch Đông năm 1962

 Mao tuần du Giang Nam

Năm 1961, một năm Lưu Thiếu Kì, Chu Ân Lai, Trần Vân, Đặng Tiểu Bình, Trần Nghị, Lí Phú Xuân… chủ trì công tác thường ngày của Trung ương, bận suốt cả năm nhắm cứu vớt nền kinh tế do Mao làm rối tung, đang sụp đổ. Họ liên tiếp triệu tập các hội nghị, lắng nghe ý kiến khác nhau, khởi thảo các văn bản, giải quyết mâu thuẫn, chấn chỉnh năm “ngọn gió” trong Đảng: khoe khoang, cộng sản, tham nhũng, ăn nhậu, hủ hóa. Lưu Thiếu Kì phụ trách chung, Chu Ân Lai, Trần Nghị xoa dịu giới trí thức, Trần Vân phụ trách điều chỉnh kinh tế, Đặng Tiểu Bình chiêu tập binh mã tổ chức điều tra – nghiên cứu, soạn thảo văn bản, điều lệ. Trong đó, chủ trọng chủ ý của Trần Vân, Lí Phú Xuân về kinh tế, cống hiến lớn nhất, quay vòng đồng vốn, phát hành tín phiếu, thắt chặt chi tiêu, cung cấp theo kế hoạch, kiềm chế lạm phát. Tất nhiên đã có kinh nghiệm thực tế, họ áp dụng những kinh nghiệm của Liên Xô gặp khó khăn về kinh tế hồi những năm 1920.

Năm ấy, người bận nhất có thể là Tổng bí thư Đặng Tiểu Bình, con người nhỏ thó. Dưới sự lãnh đạo của Lưu Thiếu Kì, Đặng khởi thảo những văn kiện sửa chữa tả khuynh gồm: Điều lệ Công xã nhân dân nông thôn, Bảy điều trong công nghiệp, Sáu mươi điều đối với giáo dục đại học, về sau còn có thêm Mười điều của văn nghệ. Hồi ấy, tiểu tổ khởi thảo văn kiện của Ban Bí thư có một câu nói đùa: người ta ỉa, chúng ta dọn.

Ai cũng hiểu, “người ta” ám chỉ Mao thích thành tích lớn, lãnh đạo kinh tế giống như trò chơi con trẻ, giống như ỉa bậy khắp nơi. Theo ý Lưu Thiếu Kì, Đặng Tiểu Bình  cần khởi thảo Điều lệ quản lí cán bộ, Điều lệ quản lí  kinh tế – tài chính, Điều lệ nghiên cứu khoa học, vân vân, làm cho công tác lãnh đạo Nhà nước có qui củ, trách cho các vị lãnh đạo nóng đầu làm ẩu, tả khuynh, chỉ huy lung tung. Chỉ ít lâu sau, công tác này bị Mao nặng lời khiển trách:

– Soạn thảo những điều lệ đó là để trói tay, trói chân quần chúng nhân dân hay sao? Các người đang thực thi chủ nghĩa giáo điều mới hay sao? Đó là chuyên chính của giai cấp tư sản, tôi là người phản đối đầu tiên.

Trong Trung ương Đảng, Mao có thể phản đối tất cả, nhưng không một ai dám phản đối Mao  Tuy Mao phải làm kiểm điểm, lùi về tuyến hai, nhưng vẫn nắm chặt hệ thống tình báo và quyền chỉ huy quân đội. Lưu Thiếu Kì, Đặng Tiểu Bình chỉ còn biết tự bảo vệ mình, cúi đầu cúp tai mà thôi.

Trung tuần tháng Giêng năm 1961, Lưu Thiếu Kì chủ trì Hội nghị lần thứ Chín Ban chấp hành Trung ương khóa Tám, đưa ra phương châm tám chữ “điều chỉnh, củng cố, bổ sung, nâng cao” nhằm chấn chỉnh lại nền kinh tế quốc dân, cấp tốc hãm lại chính sách kinh tế điên cuồng của Mao kể từ sau năm 1958. Mao không dự Hội nghị này, mà đưa Trương Dục Phượng đi Vũ Hán, miền Hoa Trung, nằm dưỡng bệnh ở khách sạn Đông Hồ, thưởng  thức tài nghệ diễn xuất của bông hoa tạp kĩ Hồ Bắc là Hạ Cúc Lệ trong các tiết mục uốn dẻo, hái chè bắt bướm  Hạ Cúc Lệ trẻ đẹp, xuất thân nghèo khổ, rất kinh yêu Mao Chủ tịch. Mao lại rất hứng thú với cơ thể mềm mại của cô, sờ nắn khắp người cô, hỏi:

– Cháu đã tập như thế nào?

 Cúc Lệ khiêu vũ cũng giỏi. Đôi mắt long lanh ướt nước của cô cứ nhìn Mao. Khiêu vũ cũng là cách rèn luyện thân thể, làm cho người nóng lên. Hai người khiêu vũ cho đến toát mồ hôi, tình cảm nồng cháy, cùng vào bể bơi trong nhà. Cúc Lệ bơi cũng khá, cùng chơi trò đánh trận nước với lãnh tụ vĩ đại, sau đấy cùng nằm lên cái đệm khăn bông đã trải sẵn trên bờ bể bơi..

Mặt nước Đông Hồ rộng lớn, phong cảnh đẹp như tranh, còn hơn cả Tây Hồ, Hàng Châu. Ở Bắc Kinh Mao đã thề rằng, những ngày cực khổ không ăn thịt lợn, điều này không trở ngại Mao hàng ngày ăn cá Vũ Xương. Mà Mao cũng chưa bao giờ nói, ba năm kinh tế khó khăn không ăn cá. Cũng như chưa bao giờ từ chối những chuyện phiền hà, sáng nào Mao cũng say ngủ, tối tối khiêu vũ, ôm tấm thân ngọc ngà, ăn chơi chẳng kém Hàng Châu.

Mao ở lại bên bờ Đông Hồ, Vũ Hán nửa tháng, rồi tiếp tục đi về phía Nam. Mao không coi Đông Hồ là Trung Nam Hải. Đoàn tàu của Mao đi về phía Nam, ngoài toa chứa đầy sách cổ còn có thêm một toa vũ khí, một hệ thống chỉ huy quân đội. Trương Dục Phượng giật mình phát hiện, Mao chưa bao giờ đọc trước tác của Mác – Lênin. Những ngày ở Đông Hồ, Vũ Hán, Bí thư tỉnh ủy Hồ Bắc Vương Nhiệm Trọng đến yết kiến, hai người say sưa đàm luận  “Tư trị thông giám”. Mao khen Nhiệm Trọng đọc nhiều, tỏ ra tâm đắc. Trương Dục Phượng chưa học hết bậc trung học cơ sở, chỉ biết viết những lá thư đơn giản gửi về thăm gia đình, được Mao sửa những chữ cô viết sai. Cô đâu biết Tư Mã Quang là ai, “Tư trị thông giám” là gì, cô rất phục trình độ hiểu biết của Mao.

Trên đoàn tàu đi về phương Nam, bỗng Mao nổi máu, bảo cô đọc cuốn “Kinh tố nữ”. Mao cố ý để Trương Dục Phượng đọc cuốn “tạp thư” này. Rất nhiều “tạp thư” là sách cấm. Trong “tạp thư” có nhiều kiến thức. “Kim Bình Mai” rất nhiều kiến thức, nhưng không thể cho dân thường đọc. Nếu cho đọc thì cán bộ, công nhân, binh lính, đều làm chuyện quan hệ trai gái nhảm nhí, có nên cho đọc không? Nhưng Trương Dục Phượng đâu có thể đọc nổi sách in dọc, không ngắt câu, lại là văn ngôn, chữ phồn thể? Mao tay nắm tay Trương Dục Phượng, giải thích từng câu từng chữ.

Người Trung Quốc chúng ta vẫn tự xưng là con cháu Viêm Hoàng đó sao? Từ thời thượng cổ trước khi hình thành quốc gia Hoa Hạ, xã hội có ba bộ lạc. Một ở miền Bắc gọi là bộ lạc Hoàng Đế, ngoài ra còn có hai bộ lạc ở miền Nam, một gọi là Viêm Đế, tức là Thần Nông, chuyên nghề nông tang; một bộ lạc nữa gọi là Suy Vưu, là một yêu quái. Đầu tiên, Hoàng Đế và Viêm Đế liên kết với nhau, đánh thắng Suy Vưu. Về sau, Hoàng Đế lại đánh thắng Viêm Đế, miền Bắc thống nhất miền Nam, lần đầu tiên xây dựng quốc gia thống nhất.

Hoàng Đế theo Đạo Giáo, thích trinh nữ. Có một người tên gọi Bành Tổ, là một chuyên gia tình dục, truyền thụ cho Hoàng Đế ba mươi bảy thuật trai gái. Vậy là bản lĩnh của Hoàng Đế được nâng cao, cuối cùng đem theo mười một trinh nữ lên trời. Cũng có người nói, ông ta đem lên trời không chỉ mười một, mà là một trăm mười trinh nữ. Lai có người nói, ông ta đem theo một nghìn một trăm cô trinh nữ lên trời. Dù bao nhiêu đi nữa thì Hoàng Đế đối với gái đẹp tựa như Hàn Tín dụng binh, đa đa ích thiện, càng nhiều càng tốt!

Trước khi Hoàng Đế lên trời, ông ta truyền ngôi báu cho con trai là Chuyên Tụ, từ đấy bắt đầu một thời kì suy thoái, tối tăm.

 Hậu duệ của Viêm Đế ở miền Nam gọi là Cộng Cộng, dấy binh khởi nghĩa, dánh nhau giành ngôi vua với Chuyên Tụ. Nhưng miền Nam đánh không lại miền Bắc, cuối cùng tức giận làm đổ cây cột chống trời, vậy là một mảng trời rơi xuống, đất nứt một hố lớn, nước lũ tuôn lên ào ào, trời thủng lỗ, phun lửa xuống đất. Nước và lửa thiêu cháy và nhận chìm mọi sinh vật. Về sau, xuất hiện một bậc nữ trung hào kiệt tên là Nữ Oa, ngày đêm luyện đá ngũ sắc, vá trời thủng, chém kình ngư ở biển, dựng lại cột chống trời. Cuối cùng, bà Nữ Oa dùng bùn đất  nặn con người, chia ra nam nữ, Nữ Oa đại tài! Phụ nữ thật vĩ đại! Sau Nữ Oa, Trung Quốc xuất hiện ba vị Hoàng Đế tốt, đó là Nghiêu, Thuấn và Ngu 

Trương Dục Phượng nghe rất chăm chú. Mỗi lần Mao kể cho cô nghe những loại chuyện này, cô đều tỏ ra rất phục Mao, cảm thấy mình là người may mắn nhất thế gian. Có điều, Mao chưa bao giờ giảng giải cho cô nghe những chuyện về ông Mác, Lênin, Xtalin, những chuyện đó Mao chỉ kể trong những hội nghị lớn, nhỏ.

– Chủ tịch, ba mươi bảy thuật trong “Kinh tố nữ”…

– Tức là ba mươi bảy thuật trai gái… Đáng tiếc, tuôi tôi đã lớn, chỉ còn biết dựa vào cô.

– Chủ tịch, dân thường có được đọc những sách này không?

– Đó là chuyện của ông Lục Định Nhất, Chu Dương. Dù sao thì chúng ta được đọc.

– Chủ tịch hư lắm… hư lắm! Nhẹ nhàng một chú đi, Chủ tịch. Ôi, hình như em lại có…

– Cái gì? Có gì? Tôi vẫn tốt đấy nhỉ? Cô không uống thuốc đúng lịch à?

– Vâng! Em muốn giúp Chủ tịch…

– Cô Phượng, nghe này, bây giờ không được, năm nay không được… Hiểu không? Năm nay nhiều chuyện phiền toái lắm. Để vài năm nữa, sẽ mời bác sĩ giỏi cho cô.

– Em sợ phải xa Chủ tịch. Em không xa Chủ tịch đâu.

– Tôi cũng vậy. Thôi, tất cả như mấy khói lướt qua. Chỉ một mình cô là ổn rồi. Cùng tôi đến già, được không?

Tháng 3 năm ấy, Mao đưa Trương Dục Phượng đến Quảng Châu, vào ở trong khu lâm viên nhỏ, nhân dịp dự Hội nghị công tác của Trung ương, chính thức thông qua “Sáu mươi điều trong nông nghiệp”, tất cả đều do Lưu Thiếu Kì tổng kết. Đặng Tiểu Bình thì không ra sao, làm rất nhiều việc lớn, ví dụ ra lệnh giải thể nhà ăn tập thể trong công xã nhân dân, ông ta không nói không, mà cũng không báo cáo, cứ vậy tự ý làm.

Mao buộc phải nói:

– Hoàng Đế nào quyết định?

Không điều tra không có quyền phát biểu. Sự thật là, Mao đã xa rời quần chúng. Trên đất Thần Châu có hàng chục triệu người đang giãy giụa trong nạn đói. Rất nhiều bếp tập thể của các công xã nhân dân, nếu Lưu Thiếu Kì hoặc Đặng Tiểu Bình không ra lệnh giải tán, thì cũng không còn hạt gạo nào, từ lâu bếp lửa đã tắt, không còn khói bếp.

Mao ở Quảng Châu chỉ vài ngày. Mao không thích Quảng Châu. Quảng Châu ngập tràn không khí buôn bán, tình hình phức tạp. Đào Chú, Bí thư Cục Trung Nam trở thành quân bài năng nổ của Lưu Thiếu Kì và Đặng Tiểu Bình. Mao cũng không thích Việt kịch giọng điệu ẻo lả. Chỉ có Hông Tuyến nữ là hay, cô này khiêu vũ cũng giỏi. Nhưng nghe nói, cô ta xuất thân và lớn lên ở Hồng Công, Hạ Cúc Lệ ở Hồ Bắc còn trong sạch hơn.

Từ Quảng Châu Mao đi Nam Ninh, vào ở biệt thự Minh Viên. Mao thích Nam Ninh, thích Minh Viên. Minh Viên có sơn có thủy, có hội trường nhỏ có thể xem hát. Nam Ninh còn có biệt thự Tây Viên ở bên bờ Ung giang trong xanh, nước sông ấm áp, mùa đông có thể bơi ở đấy. Vi Quốc Thanh “ông vua Quảng Tây” nói, từ nay về sau, đến mùa đông nên mời Chủ tịch về đây bơi, mời các nam nữ kiện tướng bơi lội bơi cùng Chủ tịch.

          Người Quảng Tây thật thà. Cảnh sắc Tây Viên không giống Minh Viên. Múa hát của dân tộc Choang cũng rất hay, kịch hát “Chị Ba Lưu” nổi tiếng thiên hạ. Hoàng Uyển Thu, cô gái dân tộc Choang sắm vai chị Ba Lưu có giọng hát trong trẻo, tựa như người trời, rất chân tình. Cô này khiêu vũ với Mao, nhưng không giỏi. Nhưng hay cười, hay đỏ mặt, hay xấu hổ, nụ cười ngọt ngào, trong sáng, giống như một đóa sơn trà hàm tiếu.

Mao định từ Nam Ninh đi Côn Minh. Côn Minh bốn mùa đều là Xuân. Côn Minh có hồ Điền rộng năm trăm dặm, có thể bơi được không? Bên hồ Điền có lầu đại quan, trên lầu có một bức liễn dài nhất thiên hạ, tác phẩm của đời nhà Thanh,, rất đặc sắc. Trong cuộc đàm phán ở Trùng Khánh năm 1946, nghe Trương Trị Trung, Quánh Mạt Nhược giới thiệu, Mao cho đưa bức liễn này đến. Các vị lãnh đạo tỉnh Vân Nam đã lên tận Bắc Kinh mời Mao, nói biệt thự ở suối nước nóng Tây Sơn đã làm xong, nước nóng ở đây có thể trị bệnh phong thấp rất tốt.

Cán bộ của Văn phòng Trung ương và người phụ trách bảo vệ không đồng ý để Mao đi Côn Minh. Đi Côn Minh ngồi máy bay thì rất tiện, nhưng Mao đã quyết, suốt đời không đi máy bay. Mao huyết áp cao, bác sĩ chăm sóc sức khỏe cũng phản đối. Hơn nữa, cách đây ít lâu, Đặng Chấn Đạc, Bộ trưởng Bộ Văn hóa đi máy bay TU 104 xảy ra sự cố, rơi xuống vùng núi Pamia, chết không nhặt được xác. Ngồi tàu hỏa đi Côn Minh thì sao?  Phải vòng lên Qúi Châu, núi cao vực sâu khó đi. Hơn nữa, thổ phỉ Quốc Dân đảng vẫn còn. Trong việc bảo vệ bản thân, Mao rất tôn trọng ý kiến của ngươi phụ trách đội bảo vệ. Mao nói:

– Cũng được. Khổng Tử tây hành không đến được nước Tần, Khổng Tử cũng không đến Côn Minh. Gia Cát Lượng thì đã dụng binh ở đấy. Lần này thì nghe theo thánh Khổng Tử, Côn Minh bốn mùa đều đẹp, để sau hãy đi.

Cả năm 1961, trên đất Thần Châu nạn đói diễn ra vô cùng khốc liệt, là năm người chết đói nhiều nhất, Mao có đến nửa năm tuần du thị sát, chỉ đạo các địa phương miền Nam, nói chuyện xưa chuyện nay. Các tỉnh, thành phố phải tăng tốc xây dựng hành cung, biệt thự cho Mao, để Mao có thể sớm đến lưu trú. Mao và Lưu Thiếu Kì, Chu Ân Lai mỗi người một cách, Họ tự điều chỉnh chính sách, tình hình thế nào do họ ứng phó. Mao chỉ giữ quyền phán quyết cuối cùng. Toa xe vũ khí, tình báo sẵn sàng hành động. Bộ máy công an đường sắt đã có ái tướng Vương Chấn trấn giữ, bảo đảm tuyệt đối an toàn.

 Dọc đường, Mao vẫn đọc những báo cáo tóm tắt, nghe cán bộ các tỉnh, các địa phương báo cáo tình hình. Rất nhiều tỉnh, địa phương vẫn tiếp tục báo cáo tình hình tốt đẹp với Mao. Mao hỏi họ, sản xuất lương thực năm nay thế nào? Họ trả lời: lúa má rất tốt, có triển vọng được mùa! Hỏi: nông dân ăn có no không? Trả lời: không vấn đề gì, công xã nhân dân chống thiên tai, thứ nhất qui mô, thứ nhì trình độ công hữu đều tốt. Hỏi: quần chúng nhân dân có ủng hộ ba ngọn cờ đỏ không? Trả lời: ba ngọn cờ đỏ do lãnh tụ vĩ đại giương cao, ai dám hạ, mà hạ cũng không được. Hỏi: giải thể bếp ăn tập thể của công xã, nông dân có hoan nghênh hay không? Trả lời: quyết định sáng suốt của Trung ương Đảng, chúng tôi kiên quyết chấp hành. Hỏi: ở nông thôn có ai minh oan cho Bành Đức Hoài hay không? Trả lời: đó là sự tấn công của địa chủ, phú nông, phản động, kẻ xấu, chúng tôi kiên quyết trấn áp. Hỏi: bây giờ Tưởng Giới Thạch phản công đại lục, nông dân sẽ theo ai? Trả lời: Chủ tịch hãy yên tâm, đảng viên, đoàn viên, lực lượng vũ trang, dân quân tự vệ chung tôi sẽ dung cuốc xeng, dáo mác dọn sạch đám địa chủ, phú nông phản động, phần tử xấu!

Mao nửa tin nửa ngờ. Nhưng cán bộ tỉnh, các điạ phương đều nói nhưng lời đao to búa lớn, giả dối, trống rỗng, khiến Mao có thể cân bằng nội tâm. Mao vẫn nghi ngờ, tình hình có đến nỗi xấu như Lưu Thiếu Kì, Chu Ân Lai, Chu Đức, Trần Vân, Đặng Tiểu Bình báo cáo hay không? Trời có sụp đỏ hay không? Liệu Sơn Đông có xuất hiện nạn châu chấu, Thiểm Tây có xuất hiện Lí Tự Thành, Tứ Xuyên có xuất hiện Trương Hiến Trung, hồ Động Đình xuất hiện Dương Ma (1) hay không? Mao không tin. Đảng Cộng sản mới cần quyền hơn mười năm, bà con không đến nổi phải nổi dậy. Bà con ủng hộ “đại cứu tinh”. Có lúc Mao muốn nghe cấp dưới nói thật, không thể nghe những lời giả dối, trống rỗng, khoác lác. Nghe nhiều, ù cả đầu óc!  Ở Bắc Kinh, lúc này liệu có bảo đảm không có ai âm mưu lật Mao? Mao đã tính toán, mấy nghìn năm lịch sử đã chứng tỏ, thiên tai nhân họa chính là cơ hôi tốt để lật đổ quyền lực, thay đổi triều đại, là thời cơ đẫm máu nhất.

Ơn tròi ơn đất, ở khu Hứa Xương, tỉnh Hà Nam, Mao được nghe Kỉ Đăng Khuê, Bí thư khu ủy nói thật.

Chuyên khu có sáu huyện, chín mươi phần trăm số gia đình bị đứt bữa; bảy mươi phàn trăm lao động nam giới bỏ đi nơi khác, họ đến vùng Lưỡng Hồ, Quảng Đông, Quảng Tây để tránh đói, nhân khẩu giảm nhanh chóng, chuyên khu có hơn bốn triệu nhân khẩu, gỉam mất báy tám trăm nghìn…

Đoàn tàu riêng của Mao đậu ở một nhánh đường sắt gần thành phố Hứa Xương, báo cáo diễn ra trên đoàn tàu. “chết đói” Kỉ Đăng Khuê nói tránh đi, thành “giảm mất”. Mao tỏ ra thông hiểu. Bí thư tỉnh ủy Hà Nam đứng bên cạnh, toát mồ hôi hột, đưa mắt ra hiệu cho Kỉ Đăng Khuê đừng nói nữa. Mao nghiêm sắc mặt:

 – Kỉ Đăng Khuê? Cái tên nghe hay đấy nhỉ. Nói thật rất tốt. Đảng viên Cộng sản không sợ chết, liệu có sợ nói thật không? Đồng chí Khuê, mong được gặp lại, sẽ nói chuyện thêm.

Xưa nay, Mao bảo một là một, hai là hai. Không lâu sau, Kỉ Đăng Khuê lên giữ chức Phó Bí thư tỉnh ủy, chuyên trách nông nghiệp. Năm 1969, giữa về sau tôi và đồng chí là bạn tốt. Bây giờ phải đề xướng nói thật. toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân, đảng viên không sợ năm điều: thứ nhất không sợ mất chức, thứ nhì không sợ khai trừ, thứ ba không sợ li hôn, thứ tư không sợ ngồi tù, thứ năm không sợ chém đầu. Có năm điều không sợ ấy, bảo đảm đồng chí làm chủ thiên hạ. Đồng chí Khuê, tôi dừng lại ở Trinh Châu hai cuộc Đại cách mạng văn hóa, Mao điều ông này lên Trung ương, bổ sung vào Bộ Chính trị.

Năm ấy, Mao chú ý đến những báo cáo có liên quan đến hai vấn đề: Thứ nhất, báo cáo của Lâm Bưu đệ trình có liên quan đến việc học tập trước tác Mao Trạch Đông, ôn nghèo nhớ khổ, so sánh với cuộc sống tươi đẹp hôm nay, nâng cao giáo dục giai cấp, phấn đấu làm một chiến sĩ 5 tốt; thứ hai là các báo cáo mật của Khang Sinh, Tạ Phú Trị. Mao chỉ nắm vững hai vấn đề đó, còn nữa mặc cho Lưu Thiếu Kì, Chu Ân Lai điều chỉnh chính sách, giải quyết mâu thuẫn, Đảng và Nhà nước vượt qua nạn đói coi như không có vấn đề gì.

( Còn tiếp)

RELATED ARTICLES

Tin mới