Monday, November 18, 2024
Trang chủĐiểm tinNhật-Trung ganh nhau giành hợp đồng đường sắt cao tốc tại Indonesia

Nhật-Trung ganh nhau giành hợp đồng đường sắt cao tốc tại Indonesia

Nhật Bản và Trung Quốc đang vướng vào một cuộc cạnh tranh ngày càng quyết liệt nhằm xây dựng tuyến đường sắt cao tốc đầu tiên của Indonesia, khi hai “ông lớn” châu Á đều đưa ra các thỏa thuận hấp dẫn và những lời chào mời “quyến rũ” để săn đón Jakarta.

Mô hình tàu cao tốc của Trung Quốc được trưng bày trong một triển lãm ở Jakarta, Indonesia (Ảnh: AFP)

Đây là sự ganh đua mới nhất giữa hai nền kinh tế lớn nhất châu Á, khi Trung Quốc thách thức sự thống trị lâu dài của Nhật Bản tại Đông Nam Á với tư cách là nước cung cấp vốn cơ sở hạ tầng chủ chốt.

Nhật Bản, nhà đầu tư thứ 3 tại Indonesia với các thị phần lớn trong lĩnh vực khai mỏ và ô tô, dường như đã chắc chắn giành được hợp đồng xây dựng tuyến đường sắt cao tốc đầu tiên của Indonesia cho tới khi Trung Quốc tham gia cuộc đua với một lời chào mời hấp dẫn hồi đầu năm nay.

Đứng giữa hưởng lợi

Tổng thống Indonesia Joko Widodo dường như càng làm gia tăng sự cạnh tranh giữa Nhật Bản và Trung Quốc khi ông đến thăm 2 nước hồi tháng 4 để cố gắng kêu gọi gia tăng đầu tư cho kế hoạch nâng cấp tiêu tốn nhiều tỷ USD đối với cơ sở hạ tầng cũ kỹ của Indonesia.

Tại cả Bắc Kinh và Tokyo, ông Widodo đã lên thăm các tàu cao tốc và bày tỏ kỳ vọng về mạng lưới đường sắt cao tốc tại Indonesia.

“Cứ để họ cạnh tranh đầu tư vào Indonesia. Điều đó tốt cho chúng tôi”, Bộ trưởng chính trị, luật và an ninh Luhut Panjaitan, một số vấn thân cận của Tổng thống Widodo, nói. “Giống như là một cô gái được nhiều chàng trai theo đuổi và cô gái có thể chọn bất kỳ ai cô ấy thích”.

Dự án đường sắt cao tốc sẽ nối Jakarta với thành phố Bandung, cách thủ đô 160 km. Khi hoàn thành, tuyến đường sắt này không chỉ giúp giảm đáng kể thời gian đi lại giữa 2 thành phố mà còn là tiền đề cho một mạng lưới rộng hơn, nối thủ đô với thành phố lớn thứ 2 của Indonesia là Surabaya tại Đông Java.

Tổng thống Widodo dự kiến sẽ công bố bên thắng thầu vào ngày 31/8 tới.

Trong đề xuất của mình, Trung Quốc không tìm kiếm bất kỳ sự đảm bảo về vốn nào từ chính phủ Indonesia và cam kết rằng việc thi công có thể bắt đầu ngay trong năm nay, và mạng lưới sẽ đi vào hoạt động không muộn hơn năm 2019.

Bắc Kinh gần đây đã thể hiện khả năng trong lĩnh vực đường sắt cao tốc tại một cuộc triển lãm ở Jakarta, trong khi đại sứ Trung Quôc tại Indonesia ví dự án với một đứa con được Jakarta và Bắc Kinh cùng nuôi dưỡng.

Đề xuất của Nhật Bản đắt hơn chút ít so với Trung Quốc và nước này chỉ cam kết rằng các tàu cao tốc sẽ đi vào hoạt động năm 2021.

Nhật Bản đã có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực tàu cao tốc. Nước này vốn nổi tiếng với tàu cao tốc shinkansen, một hệ thống đường sắt cao tốc hoạt động giữa các thành phố tại Nhật Bản trong nhiều thập niên qua mà không gặp bất kỳ tai nạn chết người nào trong lịch sử hoạt động.

Để cạnh tranh với Nhật Bản, Trung Quốc khoe rằng nước này đã xây dựng 17.000 km đường sắt cao tốc, chiếm hơn 50% tổng chiều dài đường sắt cao tốc của thế giới, chỉ trong 12 năm qua.

Tuy nhiên, hệ thống đường sắt cao tốc của Trung Quốc đã bị tiếng xấu với vụ tai nạn nghiệm trong hồi năm 2011, làm ít nhất 40 người thiệt mạng và hơn 200 người bị thương. Các nhà chỉ trích cho rằng đó là một ví dụ cho thấy khuynh hướng xem thường vấn đề an toàn và việc thi công vội vàng.

Nguy cơ “mếch lòng”

Giới chức Indonesia biết rõ các uy tín của Nhật Bản trong lĩnh vực này, và lo ngại về các yếu tố trong hồ sơ dự thầu của Bắc Kinh.

Một quan chức chính phủ có nhiệm vụ đánh giá hai đề xuất cho hay nền kinh tế đang phát triển chậm lại của Trung Quốc làm nảy sinh ngờ vực rằng liệu Bắc Kinh có thể thực hiện những lời hứa đầy tham vọng.

Cũng theo nguồn tin trên, Indonesia cũng học được các bài học trong việc hợp tác với Trung Quốc. Các cam kết đầu tư của Trung Quốc trước đây đã không được hiện thực hóa, và các nhà máy điện mới được Trung Quốc xây dựng tại Indonesia không có công suất như cam kết trước đó.

Indonesia đã thuê Tập đoàn tư vấn Boston làm bên thứ 3 để đánh giá các đơn dự thầu, nhưng Tổng thống Widodo sẽ nắm quyền quyết định cuối cùng.

Một quan chức cấp cao miêu tả vấn đề trên là “nhạy cảm”, đồng thời thừa nhận tầm quan trọng của cả Nhật Bản và Trung Quốc đối với Indonesia, trong khi các tiếng nói khác cũng đề nghị tổng thống thận trọng.

Makmur Keliat, một chuyên gia quan hệ quốc tế từ Đại học Indonesia, nói rằng cần vận dụng ngoại giao khéo léo để Trung Quốc và Nhật Bản đều cảm thấy vui vẻ.

“Indonesia nên giải thích với cả 2 bên rằng tiến trình đi đến quyết định cuối cùng là rất minh bạch, và đây không phải là một cuộc cạnh tranh duy nhất. Chúng tôi vẫn có nhiều dự án cơ hạ tầng cơ sở khác để chào mời họ”, ông Keliat nói.

RELATED ARTICLES

Tin mới