Sunday, December 22, 2024
Trang chủThâm cung bí sửMao Trạch Đông và những người đàn bà

Mao Trạch Đông và những người đàn bà

Đã hơn hai tháng Mao chưa gặp Trương Dục Phượng. Kết thúc chuyến tuần du miền Nam, trở về Phong Trạch Viên ở Trung Nam Hải, gặp lại Trương Dục Phượng sau sinh nở, trông cô trắng trẻo hẳn ra, người cùng hơi béo. Phấn khởi nhất là thấy “con lão già”, mũm mĩm, tiếng khóc rõ to. Mao ôm đứa bé trong vòng tay, ngắm nhìn nó suốt nửa tiếng đồng hồ.

Trương Dục Phượng kề cận Mao Trạch Đông cả lúc đi nghỉ mát

Phượng sinh Long tử

– Chủ tich, đặt tên cho con.

Mao gật đầu. Trương Dục Phượng hồi hộp chờ đợi.

– Cô Phượng, cô biết đấy, tôi rất coi trọng cô, phải hiểu đại cục, phải quan tâm đến đại cục… Bà Giang Thanh họ Lí, hai cô con gái đều mang họ mẹ… Đứa bé này trước tiên phải mang họ của cô, gọi là Nam Tử, có nghĩa là đứa con ở Nam Hải.

Mắt Trương Dục Phượng đỏ lên. Về chuyện đứa con, mấy vị lãnh đạo trong tổ phục vụ văn phòng Chủ tịch đã dặn cô, chuẩn bị một số việc. Cô cũng đã dự đoán được kết quả này. Hơn nữa, trải qua mấy năm rèn luyện, đầu óc cô cũng không còn trắng như trang giấy. Cô thầm quyết tâm, từ nay không uống thứ thuốc bắc, thuôc tây khó nuốt kia nữa, Nếu có thể, sinh cho Chủ tịch hai đứa, ba đứa con. Đông con, không buồn vì nhiều nợ. Máu thịt của Chủ tịch, đến lúc chúng lớn lên thành người, không sợ chúng không nhận mẹ.

– Cô Phượng, gửi con ở đâu? Hãy nhờ một bảo mẫu tốt, để mỗi tuần cô có thể đến thăm con.

Xưa nay Mao ít quan tâm đến chuyện vặt vãnh, lần này Mao lại tỏ ra rất quan tâm.

– Lãnh đạo của tổ phục vụ nói, đưa con đến nhà trẻ Vương Tuyền Sơn, ở đấy điều kiện rất tốt.

– Cũng được. Bảo họ cử một cô bảo mẫu chuyên trách, để mỗi lần cô đến thẳng nhà cô bảo mẫu kia thăm con.

– Chủ tịch chu đáo quá. Cảm ơn nhiều.

– Đánh trận hơn chục năm, lại đấu tranh giai cấp hơn chục năm, lòng người cũng chai đi nhiều.

Mao trao đứa bé cho Trương Dục Phượng. Đôi mắt Trương Dục Phượng vẫn ướt nước, cô khẽ thở dài:

– Nam Tử, Nam Tử ơi, con cười lên nào! Ai đặt tên cho con đấy? Ai đặt tên cho con, con biết không?

Trương Dục Phượng ôm con, trong lòng có một câu nói nhưng không nói ra, con sẽ đem gửi ở nhà trẻ “Ngọc Tuyền Sơn”, nghe nói nơi ấy là nhà trẻ nội bộ, nuôi những đứa trẻ có xuất thân như bé Nam Tử, đều là những đứa con rơi con rụng ngoài hôn nhân của các vị thủ trưởng Trung ương.

Cuối đời Mao sinh được một đứa con trai, chỉ có Giang Thanh là người chúc mừng. Vì Tổ phục vụ Chủ tịch có một qui định rất nghiêm ngặt, tất cả những gì xảy ra trong tòa biệt thự Phong Trạch Viên đều là bí mật của Đảng và Nhà nước, không được phép tiết lộ ra ngoài. Bởi vậy các bạn đồng liêu của Mao như Lưu Thiếu Kì, Chu Ân Lai, Chu Đức, Đổng Tất Võ, Từ Hướng Tiền, Lí Phú Xuân, thậm chí cả Trần Vân, Lâm Bưu, Đặng Tiểu Bình, Bành Chân… tất thảy đều không biết Mao có đại hỉ sự. Họ chỉ nghe loáng thoáng, không ai biết đích xác, không ai được trông thấy, nên không ai đến chúc mừng.

Giang Thanh vớ được những thứ đó trong tay để làm con tin, giống như kẻ môi giới, yêu sách này nọ đối với Trung ương Đảng và Mao. Có lúc Mao giận Giang Thanh lắm, nhưng không còn cách nào. Đối thủ của Mao quá nhiều rồi, ông ta có chơi bát diện quyền thuật để đối phó cũng khó khăn. Tốt xấu cũng ở trtong nhà, họa không thể leo tường.

– Ông Nhuận Chi, ông đã thấy thằng bé ấy chưa?

– Thấy rồi. Khá lắm.

– Cứ để nó tạm thòi mang họ Lí, họ của tôi… Thế nào, cũng là người của nhà họ Mao thôi mà.

– Mình quá bận tâm. Tôi nghĩ, ai nuoi nó thì nó mang họ người ấy.

– Đặt tên nó là gì?

– Trương Nam Tử. Đứa con của Nam Hải. Thế nào, mình không thay tên đổi họ của nó chứ?

– Cũng đưiọc. Ông Nhuân Chi, tôi đã sống quá nửa cuộc đời rồi, không vì chuyện đó mà tức giận. Những năm trở lại đâycô Phượng chăm sóc ông cũng vất vả.

– Mình hiểu như thế là tốt rồi. Kịch của mình dàn dựng thế nào rồi” Đồng chí Khang Sinh về Thượng Hải nói với tôi, có nhiều trở ngại lắm phải không?

– Điều ấy không lớn lắm. Bắc Kinh bây giờ là đất trời của Bành Chân.

– Mình đừng bàn luận lung tung như vậy đối với các vị phụ trách Trung ương. Như vậy không hay đâu. Hồi mình còn bàng thính ở đại học Thanh Đảo, đồng chí Bành Chân đã là người phụ trách cơ sở Đảng bí mật của Bắc Kinh rồi.

– Nhưng chúng tôi cải cách kin kịch, dàn dựng kịch hiện đại, họ không những không ủng hộ mà còn dội nước lạnh, gây khó dễ.. Ngay cả những đại sư kinh kịch như Mai Lan Phương, Trình Nghiên Thu, Chu Tín Phương cũng coi tôi như cái gai trong mắt.

– Một sự vật mới ra đời sẽ trưởng thành trong sự phản đối. Những vị lão thành cách mạng, những đồng chí lão thành cũng gặp nhiều vấn đề mới. Cứ để người ta phản đối, cho phép người ta có một quá trình nhận thức, mấu chốt ở chỗ, mình đưa những tiết mục mới ra đứng vững trên sân khấu, dùng sự thật để chứng minh, giáo dục mọi người.

– Đó là chỉ thị quan trọng của Chủ tịch, tôi sẽ truyền đạt lại cho các thành viên trong Đoàn kịch.

– Mình làm đừng mượn oai hổ của tôi. Các vị Chu Dương, Lục Định nhất nói gì về cách làm của mình?

– Nói ra ông sẽ không vui. Họ cùng một bè với Bành Chân, Bành Chân là nhân vật ghê gớm lắm, không phải thường vụ mà như là thường vụ, không phải Tổng bí thư mà làm như Tổng Bí thư.

– Đừng nói thế. Tại sao mình lại nói những điều ấy? Mỗi lần tôi phê bình mình, mình không chịu sửa chữa. Cứ như vậy tôi làm thế nào để mình ra làm việc? Một người nhìn đâu cũng thấy địch như mình, sẽ có ngày tôi đi gặp cụ Mác mất, còn mình thì không qua nổi một ngày đâu.

– Ông Nhuận Chi, dừng giận. Ấy là tôi chỉ nói ở trong nhà này thôi. Từ nay về sau chú ý hơn là được rồi. Tôi biết cơ thể mình rất khỏe mạnh.

– Chỉ nói nhảm. Mình làm kinh kịch cách mạng, tôi ủng hộ. Nhưng mình không được nói năng bừa bãi. Với thân phận của mình rất dễ bị hiểu nhầm. Nếu mình cứ làm rối lên, mình phải tự chịu trách nhiệm. Tôi chỉ ủng hộ mình làm kinh kịch hiện đại. Công nông binh chiếm lĩnh sân khấu của chúng ta. Mình ít hô khảu hiệu chứ, phải làm thật, đúng không?

Giang Thanh được trao bảo kiểm, bà ta ra về.

Mao gọi Trương Dục Phượng vào.

– Xa Chủ tịch, hai tháng, Chủ tịch quên em rồi sao?

– Ngốc lắm, nói toàn những điều ngốc. Không ai bằng Phượng.

– Em không tốt. Ít học, không biết làm thơ, không biết hát côn khúc, việt kịch.

– Làm mẹ, lại càng làm nũng rồi.

Tối hôm ấy, Mao và Trương Dục Phượng xa nhau lâu ngày, nay gặp nhau còn hơn vợ chồng trẻ, hai người ân ái nồng cháy. Trương Dục Phượng cảm thấy thể lực Mao không còn như trước.

– Lần này về Thượng Hải lại gặp chị ấy rồi phải không?

– Chị nào?

– Minh tinh màn bạc, đại mĩ nhân.

– Ồ, người ấy à? Người ấy hỏi tại sao cô không đi Thượng Hải.

– Hỏi  thăm em? Con người thật tốt tính, có điều điệu bọ hấp dẫn lắm.

– Điệu bộ hấp dẫn thì thế nào?

– Quê em có câu nói, gái đẹp, làm hại đàn ông.

– Hà hà! Quê tôi cũng nói tốt mái hại trống như thế đấy.

– Chị ấy làm cho người của Chủ tịch không còn gì… Em đau lòng lắm.  

– Ngốc ơi là ngốc, nói toàn những lời ngốc nghếch. Thôi, ngủ đi, tôi còn phải duyệt lại mấy văn bản.

– Em cũng dậy, dậy pha trà cho Chủ tịch… Có cần nhà bếp chuẩn bị thức ăn điểm tâm đêm không?

Những ngày gần đây đầu óc Mao có hai vấn đề. Thứ nhất, phần nhiều công xã nông thôn đã qua những ngày gian khổ, cần phải tiến hành giáo dục xã hội chủ nghĩa mới có thể củng cố trận địa tập thể hóa nông nghiệp; thứ hai, đám trí thức trong giới văn hóa đang tồn tại nhưng luồng tư tưởng lộn xộn. Bao nhiêu nhà văn, nhà nghệ thuật dồn cả ở thành phố để làm gì? Tại sao không về cơ sở để thâm nhập thực tế. Tại sao Chu Dương không dẫn đầu về nông thôn? Phải bảo với họ, nhà văn, nhà nghệ thuật không về nông thôn, thành phố không có cơm. Chu Dương không đi, phải cho lính đến áp giải.

Vậy là, trong một báo cáo “Tình hình văn nghệ” do Khang Sinh đệ trình, Mao phê: “Tất cả các hình thức văn nghệ – sân khấu, khúc nghệ, âm nhạc, mĩ thuật, vũ đạo, điện ảnh, thơ văn, vân vân, có rất nhiều vấn đề, người đông, cải tạo xã hội chủ nghĩa trong nhiều bộ môn hiệu quả còn hạn chế. Rất nhiều bộ môn cho đến nay “người chết” đang thống trị. Không thể đánh giá thấp thành tích của điện ảnh, thơ mới, dân ca, mĩ thuật, tiểu thuyết, nhưng trong đó còn nhiều vấn đề. Cho đến nay, sân khấu và một số bộ môn khác, vấn đề càng lớn hơn. Nền tảng kinh tế xã hội đã thay đổi, tại sao một trong những bộ môn nghệ thuật phục vụ thương tầng kiến trúc vẫn còn những vấn đề lớn. Cần điều tra, nghiên cứu, nắm thật vững.

Rất nhiều đảng viên Cộng sản nhiệt tình với nghệ thuật của chủ nghĩa phong kiến và chủ nghĩa tư bản, nhưng thiếu nhiệt tình với nghệ thuật xã hội chủ nghĩa, đúng là việc kì quái!

Mao Trạch Đông – Ngày 12 tháng 12 năm 1963”.

Lời phê của Mao được Văn phòng Trung ương gửi cho các vị Ủy viên Bộ Chính trị, Ban tuyên giáo, Bộ Văn hóa, Nhân Dân nhật báo, Tân Hoa xã, để thăm dò, cũng là để gửi đi một tín hiệu. Xưa nay Mao vẫn để mắt để tay đến mọi chuyện lớn nhỏ.

Những lời phê của Mao, rất nhạy cảm đói với Bành Chân, người chủ trì công tác hình thái ý thức của cả nước. Nhưng ông sớm được sự đồng ý của Lưu Thiếu Kì, Chu Ân Lai, Đặng Tiểu Bình, truyền đạt đến các cán bộ phụ trách công tác hình thái ý thức cấp tinh và quân đội tương đương. Nếu không, vừa qua hai năm yên ổn, thiên hạ lại đâm ra nhiễu sự.

( Còn tiếp)

RELATED ARTICLES

Tin mới