Wednesday, April 24, 2024
Trang chủĐiểm tin'Tên lửa Bastion Việt Nam có là vô đối, Nga đã dùng...

‘Tên lửa Bastion Việt Nam có là vô đối, Nga đã dùng ngăn chặn NATO’

Trên thế giới hiện nay sở hữu tổ hợp Bastion chỉ có Nga, Việt Nam và Syria, còn Venezula đang trong quá trình đàm phán với Nga…

Ngày 25/8/2015, Báo “Hành tinh” của Nga đưa tin, không ngoại trừ khả năng trong thời gian tới Tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển Bastion với tên lửa Yakhont sẽ là chủ đề đàm phán với một số nước Đông Nam Á bởi các quốc gia tại khu vực này ngày càng tích cực tăng cường sức mạnh hải quân để nâng cao khả năng bảo vệ bờ biển.

   'Tên lửa Bastion Việt Nam có là vô đối, Nga đã dùng ngăn chặn NATO' - Ảnh 1

Xe chiến đấu tổ hợp Bastion của Việt Nam

Theo bài báo, trên thế giới hiện nay sở hữu tổ hợp Bastion chỉ có Nga, Việt Nam và Syria, còn Venezula đang trong quá trình đàm phán với Nga mua tổ hợp này.

Quân đội Nga đã đưa vào trang bị 3 tổ hợp này cho Lữ đoàn pháo – tên lửa độc lập 11 của Hạm đội Biển Đen để không chỉ bảo vệ bờ biển Crimea mà còn xuyên suốt tất cả khu vực bờ Biển Đen.

    'Tên lửa Bastion Việt Nam có là vô đối, Nga đã dùng ngăn chặn NATO' - Ảnh 2

Sơ đồ bố trí và sử dụng 1 đại đội K-300P Bastion

Trước đó, Đô đốc Viktor Chirkov tuyên bố, đến năm 2020 Lực lượng phòng thủ ven bờ của Nga sẽ nhận khoảng 20 tổ hợp phòng thủ bờ biển mới Bastion và Bal. Trong khí đó có nguồn tin cho rằng, Nga đang có kế hoạch bố trí Bastion trên Quần đảo Kuri và khu vực bờ biển ở Bắc Cực của Nga bởi các khu vực này có vai trò ngày càng lớn đối với Nga.

    'Tên lửa Bastion Việt Nam có là vô đối, Nga đã dùng ngăn chặn NATO' - Ảnh 3

Sơ đồ bố trí và sử dụng tổ hợp Bastion theo đồ họa khác

Các chuyên gia cho rằng, đầu đạn tác chiến của tên lửa Onyx (phiên bản xuất khẩu cho Việt Nam là Yakhont) được thiết kế để tiêu diệt các mục tiêu mặt nước như loại tàu tuần tiễu Tikondenroga với lượng choán nước 10.000 tấn của Mỹ.

Hiện nay, các chuyên gia quân sự Mỹ coi Bastion là mối đe dọa nghiêm trọng không chỉ đối với các tàu tuần tiễu mà còn cả tàu sân bay.

Bastion giúp Crimea thoát khỏi chiến tranh

Bài báo cho biết, tháng 3/2014, tổ hợp Bastion đã trở thành “Lá chắn” bảo vệ Crimea, buộc đội tàu chiến của NATO phải di chuyển xa bán đảo này.

Sau khi công chiếu bộ phim tài liệu mang tên “Crimea. Hành trình về đất mẹ” trên truyền hình, nhiều khán giả Nga, thậm chí những người trước đó còn hoài nghi, đã rất tự hào khi nói về vũ khí của Nga.

    'Tên lửa Bastion Việt Nam có là vô đối, Nga đã dùng ngăn chặn NATO' - Ảnh 4

Đại đội/ Tiểu đoàn Bastion của Lữ đoàn Pháo – Tên lửa độc lập 11 tại thao trường Raevskaya, mùa xuân 2010

Trong bộ phim, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ám chỉ về một loại vũ khí nào đó khiến các tàu chiến NATO khiếp sợ.

Theo đánh giá, loại vũ khí được Putin nhắc đến đó chính là là tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển Bastion bởi theo ông Putin, Bastion là tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển hiệu quả nhất trên thế giới.

Các phương tiện truyền thông cho rằng, Nga đã triển khai tổ hợp Bastion tại Sevastopol vào đêm ngày 8-9/3 bởi một trong những lý do là trước đó Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã tuyên bố khả năng tăng cường các lực lượng quân sự NATO và các hành động phi ngoại giao từ phía Mỹ nhằm vào Nga.

Như vậy, việc bố trí Bastion tại Crimea đã trở thành “vòi nước mát” làm hạ nhiệt tư tưởng và những hành động hiếu chiến của Washigton.

Lịch sử chế tạo

Tổ hợp tên lửa đối hạm chiến thuật – chiến dịch Bastion với tên lửa Onyx (phiên bản xuất khẩu là Yakhont) được chế tạo trên cơ sở Quyết định của Chính phủ Liên Xô ban hành 27/8/1981 tại Xí nghiệp Khoa học Sản xuất ở thành phố Reutov dưới sự chỉ đạo của Tổng công trình sư Herbert Yefremov để thay thế tổ hợp Redut và Rubezh.

    'Tên lửa Bastion Việt Nam có là vô đối, Nga đã dùng ngăn chặn NATO' - Ảnh 6

Xe chiến đấu K 340P của tổ hợp Bastion tại trận địa phóng

Tổ hợp được thiết kế đa măng đối với các thiết bị mạng, có thể bố trí trên tàu ngầm, tàu nổi, tàu cỡ nhỏ, máy bay và các bệ phóng mặt đất.

Phiên bản mặt đất (Viện Thiết kế Trung Ương Titain) của bệ phóng tự hành được bố trí trên khung gầm xe MAZ-543 với 3 tên lửa đối hạm đa năng trên container vận chuyển – phóng.

Từ năm 2008, phiên bản bệ phóng tự hành K-340P (Công ty trách nhiệm hữu hạn “TECHNOSOYUZPROJEC”, Belarus) trên khung gầm xe MZKT-7930 “Astrolog” với 2 container vận chuyển phóng khi bắn tựa vào đất trở thành phiên bản chính. Hiện nay, các khái niệm chung sử dụng tổ hợp này vẫn chưa thay đổi.

Tên lửa đối hạm siêu âm đa năng Onyx (Yakhont) có cự ly bắn ngoài đường chân trời và giao diện bay thay đổi, hoạt động theo nguyên tắc “bắn – quên”, đa năng với thiết bị mang và khả năng tàng hình cực tốt trước các phương tiện trinh sát radar hiện đại.

    'Tên lửa Bastion Việt Nam có là vô đối, Nga đã dùng ngăn chặn NATO' - Ảnh 7

Radar tự hành phát hiện ngoài đường chân trời các mục tiêu trên không và mặt nước loại Monolith-B

Sau đợt thử nghiệm quốc gia thành công tại khu vực mũi Sừng sắt (Taman) vào năm 2010, tổ hợp này được đưa vào trang bị cho Quân đội Nga. Tên lửa Onyx (Yakhont) được sản xuất hàng loạt tại Xí nghiệp Khoa học – Sản xuất “Strela”, thành phố Orenburg, Nga.

Bastion (3K55, theo định danh của NATO – SSC-5 Stooge, tiếng Việt có nghĩa là Pháo đài) là tổ hợp phòng thủ bờ biển với tên lửa Yakhont/ Onyx, được sử dụng để tiêu diệt các lớp tàu nổi khác nhau hoạt động độc lập hoặc theo nhóm, trong đó có cả tàu sân bay và các trạm vô tuyến mặt đất trong điều kiện đối phương sử dụng hỏa lực mạnh và chế áp vô tuyến điện. Bastion có hai phiên bản (cơ động – Bastion-P, K-300P) và (cố định Bastion-S, K-300S).

    'Tên lửa Bastion Việt Nam có là vô đối, Nga đã dùng ngăn chặn NATO' - Ảnh 8

Phóng kép tên lửa Onyx (Yakhont) của tổ hợp Bastion

Thành phần đại đội chuẩn của Bastion-P với tên lửa đối hạm Onyx (Yakhont) gồm 4 bệ phóng K-340P (2 tổ hợp vận chuyển phóng với tên lửa, kíp 3 người), 1-2 xe chỉ huy (kíp 5 người), xe bảo đảm trực chiến và 4 xe vận chuyển nạp đạn K-342P.

Tô hợp Bastion có thể được bổ sung trạm radar tự hành phát hiện ngoài đường chân trời các mục tiêu trên không và mặt nước loại Monolith-B.

Trong thành phần của tổ hợp cũng có các phương tiện bảo dưỡng kỹ thuật và huấn luyện – luyện tập.

RELATED ARTICLES

Tin mới