Thuyền trưởng Mark Rosen đã thực hiện đánh giá chi tiết về khiếu nại của Philippines về Biển Đông. Khiếu nại của Philippines cực kỳ quan trọng đối với các nhà hoạch định chính sách của Hoa Kỳ vì Hiệp ước Phòng thủ Chung giữa Hoa Kỳ và Philippines năm 1951 và điều đó có thể liên quan như thế nào đến Hoa Kỳ và Trung Quốc trong mâu thuẫn từ những bất đồng giữa Trung Quốc và Philippines về những tranh chấp trên Biển Đông.
Tình hình biển đông mới nhất
Tranh chấp của Philippines
Vì có khả năng xảy ra việc này, nên một điều quan trọng là các nhà hoạch định chính sách Hoa Kỳ phải có một biên bản rõ ràng về cơ sở pháp lý của khiếu nại của Philippines. Rosen đã tóm tắt tình hình như sau:
Điểm khởi đầu để hiểu về tranh chấp giữa Philippines và các bên tranh chấp khác về các đặc điểm tại Biển Đông là nhớ lại nguồn gốc hợp pháp của quần đảo Philippines cũng như luật pháp quốc tế về quyền lợi đối với các vấn đề về biển.
Cộng hòa Philippines được các nước thực dân trướ đây – Tây Ban Nha và Hoa Kỳ – coi là một quần đảo. Đối với thế giới, nước này có một chiếc “hộp” lớn trong đó cả các vùng lãnh hải và các địa vật được coi là một phần của Philippines. Qua thời gian, Philippines đã bỏ hoang “chiếc hộp” đó và thay đổi tranh chấp của mình theo Luật UN 1982 về Công ước Biển. Họ thực hiện điều đó trong một số văn bản luật bắt đầu từ năm 1961 và kết thúc vào năm 2009. Đường cơ sở quần đảo 101 hình thành nên nước Philippines ngày nay là tuân theo UNCLOS.
Philippines đã khẳng định khiếu nại về Bãi cạn Scarborough cũng như một bộ sưu tập gồm 50 địa vật [Quần đảo Trường Sa] được gọi chung là Nhóm đảo Kalayaan (KIG). Philippines đòi chủ quyền đối với các địa vật được gọi là Bãi cạn Scarborough và KIG không phụ thuộc vào tình trạng quần đảo của nó cả về mặt pháp lý và lịch sử.
Do bãi Scarborough là một địa vật tồn tại trên mức thủy triều nên nó có khả năng giành chủ quyền theo luật pháp quốc tế. Các bằng chứng lịch sử xung quanh địa vật này không có tính thuyết phục: Hầu hết các thủy thủ phác họa ra địa vật này chỉ nhằm mục đích cảnh báo các tàu thuyền phải tách biệt rõ ràng với nó vì nó là yếu tố đe dọa đối với việc định vị. Tương tự, sự xuất hiện của những ngư dân di chuyển từ Trung Quốc hoặc Philippines là bất hợp pháp. Tuy nhiên, có bằng chứng cho thấy Hải quân Philippines và Hoa Kỳ đã tới vùng địa vật này, vẽ sơ đồ nó, và thực hiện thẩm quyền pháp lý đối với địa vật này. Bằng chứng đó khó có thể là một “đòn giáng” về mặt pháp lý, nhưng bằng chứng chứng minh chủ quyền của Philippines có vẻ chắc chắn hơn. Việc địa vật này cách Philippines gần hơn Trung Quốc 400 hải lý và trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế của philippines được cân nhắc trong khía cạnh này.
Tranh chấp KIG rất giống với tranh chấp về Đường lưỡi bò của Trung Quốc mà Trung Quốc sử dụng để biện minh cho tranh chấp của mình đối với các địa vật và vùng lãnh hải. Sử dụng phương pháp này để đòi lãnh thổ ở những khu vực lãnh hải lớn, nếu tính riêng, không thể được coi là có giá trị đầy đủ về mặt pháp lý để thiết lập chủ quyền đối với các lãnh thổ biển. Ngược lại, tranh chấp của Việt Nam được đưa ra từ một văn bản về sự sáp nhập pháp lý do Pháp ban hành năm 1933 có các tọa độ cụ thể và tác động đến những vùng lãnh thổ cụ thể… Sự sáp nhập hợp pháp đó của Pháp lúc bấy giờ là biện pháp hợp pháp để chiếm lãnh thổ và quyền của nước này được trao cho Việt Nam. Hành động của Pháp trước Thế chiến thứ II đã ủng hộ cho tranh chấp về chủ quyền của họ.
Sự chiếm đóng tiếp theo đối với lãnh thổ [Trường Sa] được ghi tên trong sự sáp nhập của Pháp bởi các lực lượng vũ trang từ CHND Trung Hoa, và Philippines là không hợp pháp, vì kể từ năm 1945, luật pháp quốc tế không còn tôn trọng việc chiếm đóng lãnh thổ bằng vũ lực của một nước khác.
Đảo Ba Bình (Itu Aba), Đảo Thị Tứ (Pagasa), Đảo Loại Ta (Kota), và có thể là Song Tử Đông (Parola) là những hòn đảo (địa vật thủy triều cao) phái sinh từ tranh chấp đầu tiên của Pháp và giờ đây đang bị chiếm giữ lần lượt bởi Trung Hoa Dân Quốc và Philippines. Không có bằng chứng chứng minh Pháp và sau này là Việt Nam đã từ bỏ tranh chấp của mình; thực ra, đã có bằng chứng cho thấy các cơ quan chính quyền Việt Nam từng lúc đã có những hành động để tái khẳng định chủ quyền của mình đối với những khu vực này. Trong thời kỳ ngay sau thế chiến thứ hai, Pháp/Việt Nam dường như đã đồng ý trong việc chiếm đóng Itu Aba của Trung Hoa Dân Quốc và cả Pháp, sau này là Việt Nam đều không có hành động đủ để phản kháng lại hành động chiếm đóng liên tục của Trung Hoa Dân Quốc. Do đó, Trung Hoa Dân Quốc có thể khiến mình có được quyền đối với Itu Aba bằng quy định [tương tự với nguyên tắc pháp lý chung về sở hữu bất lợi – việc sử dụng công khai, trực quan và liên tục với kiến thức về người sở hữu ban đầu]. Về bốn địa vật thủy triều cao nêu trên hiện đang bị Philippines chiếm giữ, không có đủ bằng chứng cho thấy Việt Nam/Pháp đã từ bỏ tranh chấp của họ đối với các địa vật này. Nói cách khác, mặc dù sáu mươi năm đã qua kể từ khi các khu vực này bị Philippines chiếm đóng bằng quân sự, nhưng nó vẫn không thay đổi vị trí của mình về mặt pháp lý vì Việt Nam có một loạt các hành động sau Thế chiến hai để tăng cường tranh chấp ban đầu của Pháp đối với các vùng lãnh thổ này (mặc dù có một số vấn đề thực tế có thể tồn tại liên quan đến hành động của Việt Nam về Sơn Tử Đông). Thực tế chính trị của việc đẩy công dân Philippines ra khỏi các khu vực này (đặc biệt là Đảo Thị Tứ) có thể là điều gì đó hoàn toàn khác biệt.
Đảo Bến lạc (Likas), Đảo Vĩnh Viễn (Lawak), Đảo Bình Nguyên (Patag) và Đảo đá An Nhơn (Panata) là bốn hòn đảo rất nhỏ ở khu vực KIG hiện đang bị Philippines chiếm giữ. Mặc dù Việt Nam có thể lập luận rằng các hòn đảo này nằm trong tranh chấp của họ, nhưng chúng không được phân biệt rõ ràng trong văn bản sáp nhập và có rất ít hoặc không có bằng chứng lịch sử chứng minh cho hành động liên tục tái khẳng định chủ quyền. Tương tự, Trung Quốc không đưa ra được bằng chứng nào chứng minh mình đã sáp nhập và chiếm đóng các địa vật này. Không có bằng chứng chứng minh Việt Nam đã chủ động đòi chủ quyền, Philippines đã chứng minh một cách hợp pháp khi phân loại các địa vật này là vô chủ khi bị nước này chiếm đóng vào cuối những năm 1960. Tên gọi trong bốn hòn đảo nhỏ này phải được trao cho Philippines.
Các cao độ thủy triều cao trong KIG hiện đang do Việt Nam chiếm giữ nên thuộc quyền sở hữu của Việt Nam. Như đã nói ở trên, mặc dù Trung Quốc có thể đã đưa Trường Sa vào các bản đồ trước khi Việt Nam chiếm giữ các quần đảo này vào những năm 1970, nhưng Trung Quốc không bao giờ thực hiện bước tiếp theo và chiếm đóng các địa vật đó thông qua tiếp xúc trực tiếp hoặc bằng hành động chính thức. Cũng có thể nói như vậy về tranh chấp KIG: Việc công bố tranh chấp Philippines năm 1971 diễn ra ngay sau khi rất nhiều trong số những địa vật này bị Việt Nam chiếm đóng. Vì vậy, khi phân loại các địa vật, Việt Nam có bằng chứng ủng hộ khi chứng minh các địa vật này là những vùng đất vô chủ khi họ chiếm đóng chúng. Những tranh chấp của Việt Nam về các cao độ thủy triều cao này không liên quan đến những tranh chấp trước của Pháp; mà các tranh chấp đó được đưa ra đúng theo sự chiếm đóng về vật chất sau Thế chiến thứ hai.
Philippines có chủ quyền với một Đặc khu kinh tế 200m và thềm lục địa [được đo từ đường cơ sở quần đảo của nó]. Quyền đó bao gồm chủ quyền đối với các địa vật được phân loại là cao độ thủy triều thấp, như Bãi Cỏ Rong và Đá Vành Khăn… Theo luật pháp quốc tế, các địa vật này không chịu sự chủ quyền hoặc chiếm đóng. Sự can thiệp của Trung Quốc vào việc sử dụng và quản lý các tài nguyên thềm lục địa của nước này là bất hợp pháp. Các địa vật khác trong KIG hiện đang bị chiếm đóng bất hợp pháp bởi Trung Quốc và Đài Loan bao gồm Đá Xu Bi (Zhubi Reef), Đá Bàn Than, Đá Ga Ven, Đá Ken Nan và đảo Núi Le…
Hành động xét xử chưa giải quyết của Philippines với Trung Quốc theo Phu lục VII của UNCLOS phải có tác động có lợi từ viễn cảnh chi phối pháp lý vì hội đồng trọng tài đang được đưa ra với cơ hội lập nhiều nguyên tắc pháp lý được thảo luận trong báo cáo này thành luật. Mặc dù Trung Quốc tiếp tục tẩy chay các hành động của hội đồng trọng tài nhưng họ đang làm điều đó một cách nguy hiểm…
Hội đồng trọng tài kỳ vọng sẽ đóng vai trò quan trọng nhưng nhỏ trong việc giúp tăng cường giải quyết mâu thuẫn về Biển Đông. Các tranh chấp này có thể vẫn se tồn tại, vì không thể xảy ra trường hợp bất kỳ tòa án nào sẽ có thể trao cho một nước duy nhất quyền đối với tất cả các địa vật có tranh chấp tại Trường Sa, và do đó cần phải thực hiện kiểm tra từng địa vật về vị trí của từng quốc gia. Làm phức tạp quá trình này là ngầm ý về các hòn đảo nhỏ như đảo Ba Bình, Đảo Thị Tứ, và đảo Trường Sa – mỗi hòn đảo sẽ tạo ra các khu vực hàng hải lớn nếu tòa án không đưa ra cơ hội can thiệp và đem lại cho hòn đảo này cơ hội đầy đủ [như đã xảy ra trong một số trường hợp được quyết định bởi Tòa án Quốc tế về Luật Biển và Tòa án Tư pháp Quốc tế].
Về Philippines, các bên đã đạt được các thỏa thuận pháp lý như sau:
- Philippines có tranh chấp cấp cao về Bãi Scarborough.
- Reed Bank cần được phân loại theo luật là địa vật thuộc thềm lục địa Philippines.
- Tranh chấp KIG khắp mọi nơi của Philippines hầu như không có giá trị pháp lý. Nó đứng cùng một phía trong tranh chấp đường lưỡi bò. Đồng thời, tranh chấp đó được đưa ra sau các tranh chấp của Trung Quốc, Trung Hoa Dân Quốc và Việt Nam.
- Philippines có tranh chấp cấp cao về bốn cao độ thủy triều cao nhất định ở KIG dựa trên nguyên tắc khám phá lần đầu tiên và chiếm giữ hiệu quả – tức là West York, Đảo Vĩnh Viễn, Đảo Bình Nguyên và Đá An Nhơn.
- Philippines đang chiếm đóng bất hợp pháp hai hòn đảo nhỏ ở KIG thuộc quyền sở hữu hợp pháp của Việt Nam (căn cứ vào tài liệu sáp nhập của Pháp): Đảo Thị Tứ (Pagasa), Đảo Loại ta (Kota). Có thể Song Tử Đông phải được đưa vào trong danh sách này, nhưng cần có thêm bằng chứng.
Rosen đã đưa ra một điểm quan trọng khi ông viết: “Không thể có tòa án nào có thể trao cho một đất nước duy nhất quyền với tất cả các địa vật có tranh chấp ở Trường Sa”. Không thể đòi chủ quyền đối với hơn 140 hòn đảo, đá, bãi cát ngầm, bãi đá ngầm và bờ cát trên mực nước thủy triều cao trải dài khoảng 164.000 dặm vuông đại dương, chỉ dựa vào một vài hành động chiếm giữ? Nói cách khác, liệu một tòa án hoặc cơ quan trọng tài có sẵn sàng coi Hoàng Sa là một lãnh thổ độc lập không, hay vì sự trải rộng và xa xôi của nhóm đảo, liệu những hành động khám phá và chiếm giữ khác của những nước xa xôi khác có hợp pháp không. Nói tóm lại, liệu có phải thực hiện phân xử cho từng địa vật không?
Cần lưu ý rằng phân tích của Rosen về tranh chấp của Philippines giả định rằng tranh chấp về Trường Sa của Việt Nam có ưu thế hơn với tranh chấp của Trung Quốc về Itu Aba và một số hòn đảo nhỏ/cao độ thủy triều cao khác. Việc xác định tranh chấp của bên nào chiếm ưu thế không phải là một quá trình rõ ràng, dứt khoát. Thực tế, Rosen đã nhận định rằng Itu Aba có thể nhường lại cho Đài Loan theo một lý theo chính xác vì nó được tạm thời chuyển quyền sở hữu lãnh thổ hợp pháp trong thời kỳ ngay sau Thế chiến thứ hai và đã công khai sở hữu hòn đảo này kể từ khi đó.
Cuối cùng, cũng như các chuyên gia khác, Clive Schofield đã viết: “… điểm quan trọng cần lưu ý là không có tranh chấp nào trong số các tranh chấp chủ quyền này là tranh chấp đặc biệt bắt buộc”. Kết luận của ông bị ảnh hưởng bởi nghiên cứu năm 1995 của Daniel Dzurek, thuộc Cơ quan Nghiên cứu Biên giới Quốc tế (International Boundaries Research Unit), có tài liệu 66 trang với tiêu đề “Tranh chấp quần đảo Trường Sa: Ai la bên đứng đầu?” là phân tích sâu sắc của bên thứ ba đầu tiên về tranh chấp của Trường Sa”. Dzurek cho biết độ tin cậy về mặt pháp lý của một tranh chấp phụ thuộc vào thời gian mà nguyên tắc từ chối hợp pháp được đánh giá là phải có hiệu lực. (Nguyên tắc này cản trở một bên khẳng định tranh chấp của mình nếu nó không thống nhất với vị trí trước đây của bên đó, tức là bên đó không thể thay đổi quan điểm của mình). Đánh giá này là thứ mà tòa án phải vật lộn với nó.
Tranh chấp của Malaysia và Brunei
Thuyền trưởng J. Asley Roach đã tìm hiểu tranh chấp của Malaysia và Brunei đến một số ít địa vật tại Trường Sa, sự can thiệp của Malaysia vào Trường Sa là kết quả của tranh chấp thềm lục địa của nước này năm 1979, tiếp sau đó vào tháng 12 cùng năm là việc xuất bản bản đồ phác họa các làn sóng phản kháng từ các nước láng giềng của Malaysia, bao gồm Trung Quốc, Indonesia, Việt Nam và Philippines. Tranh chấp của Malaysia, dựa trên sự xuất hiện của các đảo và đá trong thềm lục địa có tranh chấp của nó và khu vực pháp lý vùng đặc quyền kinh tế, được một số nhà phân tích pháp lý coi là rất yếu.
Điều này có thể đúng tranh chấp của Trung Quốc hoặc Việt Nam về toàn bộ quần đảo Trường Sa được đánh giá là có ưu thế hơn. Tuy nhiên, Roach cũng đưa ra cùng quan điểm mà Rosen đưa ra trong bài thảo luận về tranh chấp của Philippines. Nhiều yếu tố phụ thuộc vào việc liệu chủ quyền đối với toàn bộ quần đảo Trường Sa có được coi là một lãnh thổ đơn lẻ không, hay liệu việc chiếm giữ của Malaysia đối với các địa vật bí mật trước đây chưa từng bị chiếm giữ có hợp pháp không. Đây chỉ là một trong nhiều vấn đề mà tòa án trọng tài phải phân loại. Kết quả của thuyền trưởng Roach về Malaysia như sau:
Các địa vật duy nhất mà Malaysia tranh chấp có thể tạo ra các vùng biển là những hòn đảo có tên là Đá Hoa Lau, An Bang (Việt Nam chiếm), Bãi Thuyền Chài (Việt Nam chiếm), và Đá Công Đo (Philippines chiếm) và các vỉa đá hình thành nên Đá Én Ca, Bãi Thám Hiểm, và Bãi Kỳ Vân. Các hòn đảo này được có một vùng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, và thềm lục địa. Các vỉa đá chỉ được một vùng lãnh hải 12 dặm.
Các địa vật khác [do Malaysia tranh chấp] là các cao độ thủy triều thấp nằm cách hơn 12 dặm so với đảo hoặc đất liền hoặc bị ngập ở mức thủy triều thấp. Các địa vật đó không có quyền đối với vùng biển nào và không bị chiếm đóng. Đất nước mà các địa vật này phát sinh từ thềm lục địa của họ sẽ có quyền đối với các địa vật đó.
Giả sử Trường Sa không được coi như một đơn vị độc lập về chủ quyền, thì không có đủ bằng chứng để nêu rõ nước nào (Malaysia hay Việt Nam) có chủ quyền đối với các hòn đảo và vỉa đá ở Trường Sa mà Malaysia đòi quyền. Dường như Philippines và Trung Quốc có các trường hợp yếu nhất về các địa vật này.
Về các địa vật không bị chiếm giữ phát sinh từ thềm lục địa của Malaysia, Malaysia rõ ràng có chủ quyền đối với chúng, tức là, các cao độ thủy triều thấp là Đá Đà Lạt và Đá Kiệu Ngựa, và các địa vật bị nhấn chìm là Bãi cạn James và cụm Bãi cạn Luconia Bắc và cụm Bãi cạn Luconia Nam.
Về Brunei, chỉ có một địa vật ở Trường Sa mà Brunei tranh chấp, đó là Đá Louisa. Cơ sở cho tranh chấp này là vỉa đá này nằm ở thềm lục địa của Brunei – lý do giống với lý do mà Malaysia đưa ra cho tranh chấp của mình đối với Trường Sa. Trên thực tế, Malaysia trước đây cũng đã từng tranh chấp Đá Louisa, nhưng đã lặng lẽ từ bỏ tranh chấp đó vì lý do của nước láng giềng của mình giống với nước này. Vì địa vật đó được coi là một phần của tranh chấp Trường Sa, điều này có nghĩa là cả Trung Quốc và Việt Nam đều có tranh chấp Trường Sa.
Cũng có một số điều không chắc chắn về việc liệu Đá Louisa có phải là một hòn đảo không (giống một vỉa đá hơn), hay nó là một cao độ thủy triều thấp. Thuyền trưởng Roach đưa ra kết luận như sau:
Tranh chấp của Trung Quốc đối với Đá Louisa không được nói đến trong Tạp chí Mỹ về Luật Quốc tế Agora tại Biển Đông (Chú ý: ông ấy không giải quyết vấn đề tranh chấp của Việt Nam với Trường Sa).
Mặt khác, Brunei lại theo đuổi tranh chấp về Đá Louisa. Theo đó, trong phạm vi Đá Louisa là một hòn đảo và bị chiếm đóng, Brunei dường như sẽ có tranh chấp hiệu quả hơn về chủ quyền đối với Đá Louisa. Mặt khác, nếu Đá Louisa là một cao độ thủy triều thấp hoặc là một địa vật bị chìm, nó không bị chiếm đóng và đơn giản là một phần của thềm lục địa Brunei. Trong mọi trường hợp, có khả năng Trung Quốc không có tranh chấp hợp lý nào về các vùng lãnh hải của Vùng đặc quyền kinh tế của Brunei có trong đường lưỡi bò.
Trong khi Malaysia va Brunei là các đối thủ nhỏ so với Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam và Philippines, nhưng tranh chấp của họ sẽ phải được tính đến để tìm được giải pháp toàn diện và bền vững để giải quyết những tranh chấp chủ quyền trùng lặp tại Trường Sa.
Tóm tắt phân tích pháp lý
Khi đánh giá những phân tích pháp lý này, rõ ràng là trong trường hợp khó có thể xảy ra là các tranh chấp chủ quyền này được đưa lên Tòa án Tư pháp Quốc tế để giải quyết, quy trình đó sẽ rất dài và khó. Không có bên tranh chấp nào có cái có thể được gọi là một vụ án “công khai và kín đáo – mặc dù sự đồng thuận giữa các học giả dường như cho rằng tranh chấp của Trung Quốc về Trường Sa yếu hơn so với tranh chấp của nước này là với Hoàng Sa.
Thực tế là Trung Quốc đã chiếm toàn bộ nhóm đảo Hoàng Sa trong 40 năm, và – không có hành động quân sự của Việt Nam nhằm lấy lại quần đảo – sẽ không bao giờ rời bỏ nó. Mặc dù nước này mới nắm giữ Bãi cạn Scarborough mới đây, nhưng không có lý do gì để nghi ngờ rằng Trung Quốc sẽ buông bỏ nó nếu không đạt được thương lượng nào với Manila thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc để đối lấy quyền tiếp cận cho các ngư dân Philippines.
Vấn đề phức tạp hơn tại Trường Sa. Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam , Malaysia và Philippines tất cả đều vĩnh viễn chiếm các địa vật ở nhóm đảo Trường Sa; họ có thể đã làm như vậy trong một vài thập kỷ. Sự vĩnh viễn của hiện trang chiếm giữ có thể là kết quả có thể xảy ra nhất, và có lẽ là tốt nhất. Đối với những ai hy vọng đạt được giải pháp bền vững cho vấn đề chủ quyền, có thể có một trong bốn cách sau:
- Tất cả các bên đồng ý tuân theo trọng tài tư pháp
- Tất cả các bên phải đồng ý đóng băng tại chỗ, đưa ra thảo luận chính thức về chủ quyền cuối cùng, vì một cơ chế hợp tác để khai thác và quản lý tài nguyên
- Các bên tranh chấp là cá nhân đạt được thỏa thuận với Trung Quốc, từ bỏ tranh chấp chủ quyền của mình để đổi lấy ưu tiên về kinh tế.
- Bên mạnh nhất sẽ sử dụng lực để đuổi đi những bên tranh chấp là kẻ thù của mình.