Thursday, December 26, 2024
Trang chủThâm cung bí sửMao Trạch Đông và những người đàn bà (Kỳ 16)

Mao Trạch Đông và những người đàn bà (Kỳ 16)

Thành phố Cửu Giang nằm dưới chân núi Lư (Lư Sơn), thời xưa có tên gọi Tầm Dương, phía bắc giáp Trường giang, nam gần hồ Phan Dương, là thành phố quan trọng của miền Bắc tỉnh Giang Tây, có cảng Thủy Lục. Trước năm 1949, Cửu Giang khẩu từng là nơi phân phối hàng hóa nổi tiếng, là cảng đông vui tấp nập, là miền quê giàu có.

Phút thư giãn của Mao Trạch Đông ở núi Lư Sơn năm 1976

Bạch Ngọc Liên ở Lư Sơn

Cửu Giang có Đoàn ca múa chuyên biểu diễn các tiết mục ca múa hiện đại. Trong Đoàn có nữ diễn viên trẻ tên là Bạch Ngọc Liên. Cô này có nước da không trắng, ngăm đen nhưng có sắc hồng, khuôn mặt xinh đẹp, dáng người cao ráo mềm mại, có cái vẻ phong lưu đài các hơn các cô gái da trắng nõn nà. Hàng năm, các vị lãnh đạo trung ương thường về Lư Sơn hội họp hoặc nghỉ hè, điều dưỡng, các cô diễn viên thường phải đến biểu diễn và cùng các vị lãnh đạo khiêu vũ, thực thi nhiệm vụ chính trị. Ngọc Liên vừa hát hay vừa khiêu vũ giỏi, lại biết chơi dàn tì bà, bởi vậy hàng năm đều được trưng dụng vào làm việc tại Cục phục vụ Lư Sơn, phải ở đấy chừng một vài tháng. Về sau, Đoàn ca múa có nhận xét cô này không yên tâm với nghề, bởi vậy Cục phục vụ Lư Sơn điều động cô về làm việc hẳn tại đấy, làm một chiêu đãi viên chuyên nghiệp. Sau khi được thẩm tra chính trị, cô khai thật với tổ chức có quan hệ với người ở nước ngoài, bà dì trước ngày giải phóng đã lấy một nhà truyền giáo người Mĩ rồi ra nước ngoài sinh sống, hiện tại không biết ở đâu.

Có thể vì quan hệ với người ở nước ngoài, Ngọc Liên công tác tại Cục phục vụ Lư Sơn được bốn năm, đã từng biểu diễn đàn tì bà, khiêu vũ cùng với nhiều vị thủ trưởng trung ương, có điều chưa được gần lãnh tụ vĩ đại Mao Trạch Đông. Bạn bè của cô thường khoe với cô đã có hạnh phuc được khiêu vũ với lãnh tụ vĩ đại, khen bước nhảy của lãnh tụ vĩ đại rất uyển chuyển, tỏ ra thân thiết với mọi người, thích nói chuyện vui, vân vân.

Các cô gái làm tiếp đãi viên trong Cục phục vụ Lư Sơn tất nhiên được phân cấp phục vụ thủ trưởng trung ương nào, theo đó hình thành đẳng cấp chính trị, địa vị cá nhân.

Ngọc Liên rất không phục. Điều kiện của cô không thua kém bất cứ cô gái đẹp nào. Rất nhiều vị thủ trưởng khen cô, nước da ngăm đen có ánh hồng, trông thật đẹp. Ôi, trắng đâu có gì đẹp! Trắng như đậu phụ, thật bình thường, nước da không có sắc máu, phải dùng phấn màu để trang điểm. Hơn nữa, cô còn biết hát các điệu hát cổ, chơi đàn tì bà, hơn hẳn mọi người.

Mùa hè năm 1965, Ngọc Liên nghe bạn bè kháo nhau, lãnh tụ vĩ đại đang ở Lư Sơn,. Tuy nói là nhân viên trong Cục phục vụ Lư Sơn, nhưng bất cứ một nhân viên nào đến gần vạch đỏ trước biệt thự Mĩ Lư hoặc Lư Lâm nơi Mao ở, đều phải xuất trình thẻ ra vào đặc biệt do Trưởng phòng Bảo vệ cấp, hơn nữa, thẻ này chỉ dùng một lần trong ngày.

Vì có điểm đen có quan hệ với người đang ở nước ngoài, Ngọc Liên tuy biết mình đẹp nhưng vẫn không được đến gần lãnh tụ vĩ đại mà cô ngày đêm mong muốn. Cô quyết định dùng tài biểu diễn tì bà, mạo hiểm một phen. Một đêm đã khuya, nhân viên Cục phục vụ đã hết giờ làm việc và về nghỉ. Phòng của cô ở chếch biệt thự Mĩ Lư, cô mở toang cửa sổ, đón ánh trăng và gió mát, ôm đàn tì bà, gẩy khúc ai oán, não nề. Trong biệt thự Mĩ Lư, Mao vẫn làm việc về đêm theo thói quen, ông đang đọc bức thư dài của Aiđit, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Indonesia gửi cho ông. Từ nhiều năm nay, Mao coi Aidit là em út, Aidit coi Mao là đại sư. Trong thư, Aidit báo cáo về việc Tổng thống Soekarno khen ngợi cách mạng công nông, tình hình hết sức tốt đẹp, càng ngày càng tốt đẹp. Đảng Cộng sản Indonesia có hơn một triệu đảng viên, Đảng đã thâm nhập được vào quân đội, nhất là Đội cận vệ của Tông thống, có thể tấn công hạ gục âm mưu đảo chính của lực lượng vũ trang phái hữu bất cứ lúc nào, tiếp quản chính quyền trong cả nước.

Đêm nay gió mát trăng thanh, Mao say sưa với tình hình tốt đẹp của Đảng Cộng sản Indonesia. Ông đánh thức Trương Dục Phượng đang ngồi ngủ gật trên sofa, mở một cánh cửa sổ, ngắm trăng, hưởng gió mát, say sửa nhìn cảnh núi non mờ ảo trong màn đêm. Trương Dục Phượng lấy cái áo khoác quàng lên người Mao. Lúc ấy, có tiếng tì bà réo rắt theo gió bay tới.

– Cô Phượng, hãy lắng nghe, đêm khuya thế này lại có tiếng đàn của ai gẩy nơi đầu non?

Mao và Trương Dục Phượng đứng bên cửa sổ, lắng nghe tiếng tì bà.

– Đàn gẩy gì thế nhỉ? Lúc nhanh lúc chậm, dở quá…

Nghe một lúc, Trương Dục Phượng nói.

– Ngốc ạ! Hãy lắng nghe, đấy là khúc nhạc cổ xưa, “Thập diện mai phục”… kể câu chuyện Hán – Sở tranh hùng, ngựa sắt gươm vàng… Cô cứ nghe xem, gió thét gào, chiến mã hí vang trời, gươm đao loang loáng, tiếng hô chém giết… Chơi được khúc nhạc này phải là người tài giỏi lắm.

Một trận gió từ núi xa thổi tới, mây đem bao phủ, làm đứt đoạn tiếng đàn. Mao đành bảo Trương Dục Phượng đóng cửa sổ, hai người vào, ôm nhau ngủ.

– Cô Phượng, sáng mai cô nhớ gọi điện cho Cục phục vụ, bảo tôi muốn gặp người chơi đàn đêm hôm qua.

Hôm sau, Mao đang ở hồ bơi Số 1 biệt thự Lư Lâm, chuẩn bị xuống nước thì Trương Dục Phượng đưa một cô gái có dáng cao cao vào. Cô gái mặc chiếc đầm không cổ không tay, màu ghi sáng, nước da ngăm đen có sắc hồng, đúng là mẫu người mà Mao rất thích. Nhiều năm nay, Mao thường tiếp xúc với những người đàn bà đẹp, hơi mập, có nước da trắng nõn, trắng đến độ ông ta phát chán.

– Có phải tối hôm qua cô chơi bản nhạc “Thập diện mai phục” không?

Mao cười hì hì, quan sát từ đầu xuống chân cô gái.

– Vâng ạ, cháu đã làm phiền Chủ tịch…

Khuôn mặt trái xoan của cô gái đỏ bừng, cúi đầu, dáng đứng gợi cảm, ai trông thấy cũng phải rung động.

– Hì hì, cô tên gì? Tại sao đang đêm lại chơi đàn tì bà?

– Cháu… báo cáo Chủ tịch, cháu họ Bạch, tên là Ngọc Liên ạ, nửa đêm chơi đàn, cháu không dám…

– Bạch Ngọc Liên, Bạch nhưng không trắng nhỉ? Tôi muốn biết về cô…

Ngọc Liên cắn làn môi, ngước lên, để lộ đôi mắt sáng long lanh.

– Thưa Chủ tịch, cháu lên đây công tác đã được bốn năm, nhưng chưa có dịp được gặp Chủ tịch. Cháu rất muốn được gặp Chủ tịch, được phục vụ Chủ tịch, đó là niềm hạnh phúc to lớn trong đời cháu ạ.

– Kì lạ, tại sao cô không đến gặp tôi?

– Thưa Chủ tịch, cháu không dám nói ra ạ.

– Cô cứ nói. Cô thấy đấy, bảo vệ của tôi đã ra khỏi đây rồi, chỉ còn tôi với cô.

– Người ta bảo cháu có quan hệ với người ở nước ngoài ạ.

– Hì hì, chỉ thế thôi à? Chỉ nói vớ vẩn, vớ vẩn… Tôi cho phép cô từ nay về sau ngày nào cũng được đến gặp tôi.

Mao cười.

– Nhưng cháu có quan hệ với người ở nước ngoài!

– Quan hệ quái gì, tôi có rất nhiều quan hệ với người nước ngoài, Liên xô có Staline, Triều Tiên có Kim Nhật Thành, Indonesia có Aidit, Ấn Độ có Neru, Việt Nam có Hồ Chí Minh, Mĩ có Edgar Snow, có Louise Strong, quen cả nhà văn nữ Agnes Smedley, hồi ở Diên An tôi rất thích cô ấy. Như thế đủ chưa?

Ngọc Liên gật đầu, mỉn cười với Mao, nụ cười thật tình cảm, thật quyến rũ.

– Cô cười tình quá… cảm ơn! Cô Liên, chúng ta là tri âm, đúng không? Tri âm xưa nay khó gặp…

Con tim Mao rung động, kéo tay Ngọc Liên, hôn cô.

– Thưa Chủ tịch, có phải cháu đang nằm mơ không ạ?

– Không, không phải mơ. Có lúc chúng ta biến hiện thực thành mơ, có lúc biến mơ thành hiện thực. Cô có biết bơi không?

– Thưa Chủ tịch, cháu mặc đồ bơi đến ạ.

– Tốt tốt, chúng ta cùng bơi nhé.

Nói xong, Mao cơi tuột đồ bơi đang mặc trên người, đến bên thang vịn lên xuống, từng bước xuống nước. Ngọc Liên thì cởi ngay bộ đầm, đứng bên bể bơi, nhún chân, nhảy ào xuống nước, quẫy mạnh…

Hai người vai kề vai, bơi đi bơi lại. Bơi đến chỗ cạn, Mao không kìm giữ nổi, ôm chầm lấy Ngọc Liên. Ông già nổi cơn điên trẻ. Toàn thân Ngọc Liên run rẩy, miệng khẽ kêu “đừng đừng, đừng thế”, hai cánh tay dài của cô ôm chặt lấy người Mao, cuồng nhiệt tận hưởng niềm hạnh phúc của các cô thanh nữ vô tri sùng bái vĩ đại. Đến khi hai cánh tay Ngọc Liên buông thõng xuống nước, miệng khe khẽ rên lên: “Chủ tịch ơi, đừng vội… cái gì của Chủ tịch cũng vĩ đại!”

Tối hôm ấy Ngọc Liên vào ở trong biệt thự Mĩ Lư, cô vừa đàn vừa hát bài “Tì bà hành” của Bạch Cự Dị. Mao cùng ngồi với Ngọc Liên, với giọng quê Tương Đàm không thể bỏ, ngâm ngợi bài thơ.

Bến Tầm Dương canh khuya đưa khách/ Quạnh hơi thu lau lách đìu hiu/ Người xuống ngưa khách dừng chèo/ Chén quỳnh mong cạn, nhớ chiều trúc ti/ Sau luống những ngại khi chia rẽ/ Nước mênh mông đượm vẻ gương trong/ Đàn ai văng vẳng bên sông/ Chủ khuây khỏa lại, khách dùng dằng xuôi/ Tìm tiếng sẽ hỏi ai đàn tá/ Dừng dây tơ nấn ná làm thinh/ Dời thuyền ghé hỏi thăm tình/ Chong đèn thêm rượu còn dành tiệc vui/ Mời mọc mãi thấy người bỡ ngỡ/ Tay ôm đàn che nửa mặt hoa/ Vặn đàn mấy tiếng dạo qua/ Dẫu chưa nên khúc tình đà thoảng hay…

Nhiều ngày tiếp theo, Mao làm bạn với Ngọc Liên. Ngọc Liên vốn là con người sành sỏi, thạo đời, lại biết bơi, khỏe mạnh, biết đủ chiêu nơi phòng the, rất vừa lòng Mao. Mao ở đấy hơn một tháng, gặp được con người tinh tế tuyệt vời. Đáng tiếc, Bắc Kinh còn nhiều việc phải làm, mà ở Bắc Kinh cũng lắm con mắt xoi mói, không có cách nào để đưa Ngọc Liên về Trung Nam Hải. Hơn nữa, Mao dâm mà không loạn, đầu óc tỉnh táo, quyết không để tuổi già sa đà gái gú, sao nhãng quyền lực chính trị. Mao rất xem thường những kẻ hoang dâm vô độ đánh mất ngôi vua như Lí Long Cơ đời Đại Đường, Triệu Cát đời Đại Tống. Ông xem trọng hai vị Khang Hi và Càn Long đời Thanh, tuy say mê tửu sắc nhưng đã mở ra một cục diện nhất thống thiên hạ, lân bang phải triều cống, vị nào cũng ngổi trên ngai vàng phong lưu hơn sáu chục năm trời.

Trước khi ra về, Mao hẹn với Ngọc Liên, sau đấy cứ mùa hè hàng năm sẽ gặp lại. Nhưng năm sau Cách mạng văn hóa bùng nổ, Mao dốc sức đánh đổ Lưu Thiếu Kì, còn đâu thời gian để gặp Ngọc Liên. Mùa hè năm 1970 Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc họp tại Lư Sơn, Mao bận hạ gục

Lâm Bưu – người nối nghiệp, cái thân già suýt bị toi đời, lại càng không còn cơ hội gặp Ngọc Liên.

Cho đến ngày Chín, tháng Chín năm 1976, Mao qua đời. Tháng Mười thu vàng, có mấy vị cán bộ Cục Bảo mật từ Bắc Kinh về, đưa Ngọc Liên và ba cô chiêu đãi viên đi. Người Lư Sơn nói, họ bị đưa về một nông trường vùng núi Ngũ Chỉ cách biệt với thế giới, trên đảo Hải Nam. Ở đấy cũng có nhiều người có số phận giống như họ. Họ bị coi là những người “tuyệt mật của Đảng và Nhà nước”, không được tiếp xúc với người ngoài, sống đến già, bỏ xác ở nơi thâm sơn cùng cốc kia.                                                                

Tháng Mười, năm 1989

 

RELATED ARTICLES

Tin mới