Saturday, December 21, 2024
Trang chủBiển nóngTổng quan chính sách của Mỹ ở Biển Đông (kỳ 9)

Tổng quan chính sách của Mỹ ở Biển Đông (kỳ 9)

Như đã đề cập ở trên, thứ tự đầu tiên đối với chính sách của Mỹ về Biển Đông là giữ quan điểm về nó. Biển Đông không thể trở thành yếu tố chiến lược trung tâm trong các mối quan hệ chung giữa Mỹ và Trung Quốc. Một cuộc đối đầu quân sự với Trung Quốc về những tranh chấp mà Hoa Kỳ không có quyền lợi trực tiếp sẽ không có ý nghĩa trong chương trình lớn hơn về các mối quan hệ Mỹ-Trung, tất nhiên, trừ khi các hành động của Trung Quốc sẽ dẫn đến những nghĩa vụ hiệp ước của Mỹ được kêu gọi.

Quân đội Philippine luyện tập bảo vệ biển đảo

Lựa chọn 3: Có thái độ quyết đoán hơn nhiều với Bắc Kinh

Một số nhà bình luận đã kêu gọi chính quyền Obama sử dụng nhiều “sức mạnh” để ngăn chặn Trung Quốc. Hoa Kỳ đã gửi tín hiệu ngăn chặn quan trọng: Hiệp ước Phòng thủ chung giữa Hoa Kỳ và Philippines và thỏa thuận mới được ký kết để quân sự Mỹ có thể ra vào các căn cứ của Philippines kết hợp tạo thành mối đe dọa đáng tin cậy về sự tham gia mạnh mẽ nếu Trung Quốc sử dụng vũ lực chống lại các lực lượng vũ trang của Philippines. Các thỏa thuận này bị ngăn chặn bởi những nỗ lực cải thiện khả năng của cả Philippines và Việt Nam trong việc giám sát vùng biển của mình.

Sự can thiệp quân sự trực tiếp hơn của Hoa Kỳ tại Biển Đông là một cách để theo đuổi mục tiêu này. Hoa Kỳ đã cho thấy sự hiện diện của mình tại khu vực này thông qua các lần quá cảnh thông thường của tàu chiến Mỹ. Hải quân đã tiến hành khá nhiều đợt ghé cảng đến Philippines (ví dụ, 140 đợt vào năm 2014). Quân đội Mỹ tiến hành cuộc tập trận song phương và đa phương thường xuyên với các đối tác ASEAN của mình, và thỏa thuận hợp tác quốc phòng mới với Philippines (với điều kiện là những thách thức pháp lý ở Philippines thực tế không ngăn chặn việc thực hiện) cho thấy rằng sẽ có thêm các cuộc tập trận song phương trong thời gian tới. Can thiệp quân sự trực tiếp hơn chỉ đơn giản có nghĩa là tăng phạm vi, thời gian và sự phức tạp của các hoạt động đang diễn ra.

Tuy nhiên, sẽ không phải là khôn ngoan khi công khai quân sự hóa giải pháp của Mỹ tại Biển Đông, đặc biệt là khi Trung Quốc đã liên tục cố gắng hạn chế tối đa sự tham gia trực tiếp của PLA trong các nỗ lực của mình nhằm thực thi lệnh của mình ở Biển Đông. Điều này không có nghĩa rằng Hải quân PLA đã không còn hiện diện ở Biển Đông, vì thực sự là họ có hiện diện tại đó. Họ cũng thực hiện các cuộc tập trận và hoạt động hiện diện thường xuyên, bao gồm tiếp tế cho các đơn vị đóng quân tại quần đảo Trường Sa, và thường là “chỉ trên đường chân trời” khi hỗ trợ cảnh sát biển của mình.

Tuy nhiên, một giải pháp cứng rắn hơn không, và không nên chỉ phụ thuộc vào các hoạt động quân sự. Như đã thảo luận, chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ đã khẳng định bằng lời nói quyết đoán hơn trong năm 2014. Chính sách hướng sự chú ý của người dân đến Trung Quốc, hoặc đối với với vấn đề đó, về các bên tranh chấp khác đang hành xử theo cách vượt ra ngoài luật pháp quốc tế và gây nên bất ổn định, là một giải pháp chính sách có thể được sử dụng một cách thận trọng. (Điều này sẽ được thảo luận chi tiết hơn khi kiểm tra lựa chọn tiếp theo, vì nó có thể được coi là một sự tiếp nói của chính sách hiện có).

Cố gắng thuyết phục Trung Quốc thay đổi thái độ của mình về vấn đề Biển Đông chỉ bằng sự hiện diện quân sự của Mỹ không phải là điều chính đáng hay mong muốn. Mặc dù sự tín nhiệm là một phần thiết yếu trong nỗ lực của Washington nhằm trấn an các nước bạn và đồng minh rằng Hoa Kỳ là một lực lượng hoạt động vì sự ổn định khi đối mặt với sức mạnh của Trung Quốc, Washington không muốn gây mâu thuẫn với Trung Quốc về các vỉa đá và bãi cát ngầm nhỏ ở Biển Đông.

Lựa chọn 4: Tăng cường tiếp cận các chính sách hiện có

Như đã thảo luận trước đây, nhận định của phân tích này là chính sách hiện tại của Mỹ là toàn diện và hợp lý. Chính sách đó chủ yếu mang tính ngoại giao, nặng tính pháp lý trong luận điệu và cách tiếp cận, nhưng không hẳn như vậy. Chính quyền đã nhấn mạnh trực tiếp vào việc tuân theo luật pháp quốc tế nói chung và Công ước về Luật Biển nói riêng. Nhưng, thực tế đáng buồn là có những lĩnh vực ở cả luật quốc tế và Công ước về Luật Biển không rõ ràng hoặc có nhiều cách hiểu khác nhau mà Trung Quốc và một số nước khác tận dụng. Một giải pháp chính sách đơn giản khẳng định rằng tất cả các bên tuân theo luạt quốc tế là quá mập mờ; đó không phải là tuyên bố cụ thể về ý nghĩa của chính quyền Hoa Kỳ hay chính quyền đó thấy có sai sót về cái gì.

Mở rộng các phương pháp pháp lý đối với chính sách

Để khắc phục vấn đề này, dự án này khuyến cáo Bộ Ngoại giao Mỹ về vấn đề nhà nước ban hành sách trắng, hoặc một loạt các giấy tờ trắng, về các khía cạnh khác nhau của luật quốc tế liên quan đến Biển Đông. Những tài liệu đó phải có chứ ký của Bộ trưởng Ngoại giao, và được công bố phù hợp. Những tài liệu này phải được nêu tên trường hợp cụ thể mà tuyên bố hay hành động của bất kỳ nước nào vi phạm luật pháp quốc tế. Một ví dụ điển hình của việc này là đường cơ sở của Trung Quốc tạo ra xung quanh các quần đảo Hoàng Sa. Theo Công ước LHQ về Luật Biển, chỉ các quốc gia quần đảo được phép tạo đường cơ sở xung quanh chuỗi đảo và Trung Quốc không phải là một quốc gia quần đảo.

Những vấn đề mà một bài báo (hoặc tài liệu) như vậy cần giải quyết có thể bao gồm quan điểm của quan chức Mỹ về các nội dung sau:

  • Hoạt động quân sự trong vùng EEZ của nước khác. Xem chương 1 để biết thêm thông tin về các cuộc thảo luận về quan điểm của Mỹ.
  • Đường chín đoạn của Trung Quốc. Điều quan trọng là chính phủ Hoa Kỳ tiếp tục mở ra tia hy vọng mới, được ủng hộ trước hết bởi Trợ lý Bộ trưởng Russel, về cái gọi là khía cạnh gây tranh cãi nhất về phương pháp tiếp cận của Trung Quốc đối với Biển Đông, cụ thể là, đường chín đoạn của nước này. Washington cần phải phát biểu một cách mạnh mẽ và chống lại quan niệm rằng “quyền lịch sử” có thể chi phối các thỏa thuận giờ đây được thể hiện trong Công ước của LHQ về Luật Biển. Một điều lý tưởng là, điều này sẽ là chủ đề của một tài liệu trắng pháp lý có thẩm quyền riêng biệt, có lẽ được xác nhận bởi các chuyên gia pháp lý hàng hải hàng đầu từ khắp nơi trên thế giới. Một lời bác bỏ hợp pháp có hệ thống về khái niệm đường chín đoạn và các lập luận pháp lý không rõ ràng ủng hộ “quyền lịch sử” là một tiếp cận hợp lý hơn nhiều so với chỉ đơn thuần hỏi Trung Quốc nó có nghĩa là gì.
  • Cao độ thủy triều thấp (LTE) hoặc các địa vật hoàn toàn ngập nước, không thể bị chiếm đoạt. LTE được quy định trong Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển là vùng đất được hình thành tự nhiên, bao quanh bởi và trên mặt nước khi thủy triều thấp, nhưng ngập nước khi thủy triều cao.

Theo một phát hiện của ICJ năm 2012, không thể có thủy triều cao và yêu cầu chủ quyền đối với một số địa vật như vậy là không hợp lệ. Nhưng Trung Quốc và các bên tranh chấp khác đã bỏ qua quyết định gần đây này của ICJ; họ tiếp tục đòi chủ quyền đối với các địa vật này, và trong một số trường hợp, đang (hoặc đã từng) tập trung xây dựng hoặc tăng cường các thủy triều cao này qua bãi đất, để chắc chắn rằng chúng nằm trên mặt nước khi thủy triều cao, tức là biến chúng thành đảo thực.

Tuyên bố của Trung Quốc đối với các địa vật hoàn toàn ngập nước như Mischief Reef, Macclesfield Bank và các địa vật khác trong quần đảo Trường Sa nằm trên thềm lục địa của Philippines, Malaysia và Việt Nam cũng cần được đề cập chi tiết:

Theo Công ước của LHQ về Luật Biển và các quyết định của tòa án quốc tế, thủy triều thấp và các địa vật ngập nước không được đòi chủ quyền.

  • Đảo nhân tạo: Công ước của LHQ về Luật Biển nêu cụ thể rằng các đảo và cấu trúc nhân tạo không có trạng thái của đảo và không có lãnh hải của riêng mình, và rằng sự hiện diện của chúng không ảnh hưởng đến việc phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, hoặc thềm lục địa. Nhưng, quy định này có thể hiểu là chỉ áp dụng cho các giàn khoan dầu hoặc cấu trúc nhân tạo khác trên thềm lục địa. Việc liệu nó được áp dụng cho một thủy triều cao được hình thành tự nhiên được chuyển thành một hòn đảo đã không được đề cập cụ thể bởi bất kỳ tòa án nào, mặc dù các chuyên gia pháp lý cho rằng trạng thái của một địa vật hàng hải phải được xác định bởi trạng thái tự nhiên ban đầu của nó.

Điều này đặc biệt thích hợp cho Trung Quốc vì nước này hiện không nắm giữ bất kỳ địa vật Trường Sa nào có thể được coi là một hòn đảo một cách hợp pháp the chủ quyền của nó. Việc “thiếu” các hòn đảo trong quần đảo Trường Sa để Trung Quốc nắm giữ có lẽ là lý do mà nó đang tiến hành các hoạt động nạo vét quan trọng tại quần đảo Trường Sa. Chính trong quá trình chuyển một số địa vật chiếm đóng của nó, là những bãi đá hoặc thủy triều cao, thành đảo chính thức sử dụng đáy đại dương nạo vét là bãi đất. Trung Quốc gần như chắc chắn sẽ cố gắng yêu cầu bồi thường quyền lợi hàng hải đối với đảo từ các địa vật này, có nghĩa là các vùng EEZ từ những hòn đảo mới này sẽ trùng lặp với các vùng EEZ ven biển của Việt Nam và Philippines, tạo ra những vùng tranh chấp mới.

Đường cơ sở quần đảo. Đường cơ sở của Trung Quốc xung quanh quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đã được đề cập. Vấn đề này có vẻ bình thường, nhưng các đường cơ sở hình thành điểm khởi đầu để đo một EEZ; do đó, nó cho phép yêu cầu bồi thường quyền lợi hàng hải lớn hơn. Một số học giả Trung Quốc đang tranh cãi về đường cơ sở xung quanh quần đảo Trường Sa; nếu điều đó xảy ra, nó sẽ tạo ra một EEZ rất lớn sẽ bao gồm hầu hết nửa phía nam của Đông Hải.

  • Ý kiến chính thức ủng hộ các yêu cầu trọng tài của Philippines. Bộ Ngoại giao Mỹ nên cân nhắc những tác động của một tuyên bố mạnh mẽ ủng hộ cho một phát hiện mà hội đồng trọng tài không có thẩm quyền. Ngày 19/2/2013, Bắc Kinh đã chính thức phản đối yêu cầu của Philippines và nói rõ rằng mình sẽ không tham gia vào quá trình tố tụng. Việc không tham gia của nước này không làm ngừng phiên tòa; nó chỉ đơn giản có nghĩa là quan điểm của Trung Quốc sẽ không được lắng nghe. Trong một nỗ lực nhằm đảm bảo không chính thức rằng quan điểm của Trung Quốc đã được hiểu, vào đầu năm 2014, một nhóm các học giả nghiên cứu luật của Trung Quốc xuất bản một cuốn sách mang tên “Trọng tài về Biển Đông: Quan điểm của Trung Quốc”. Đây là tuyển tập đã được chỉnh sửa mà mục đích là để cung cấp một bản tóm tắt về các loại mà trình bày lập luận lý giải tại sao tòa án không có thẩm quyền, và không nên điều trần vụ việc. Thay vào đó, họ cho rằng, tòa án nên đưa tranh chấp trở lại Philippines và Trung Quốc để họ đạt được một giải pháp thương lượng giữa hai bên.

Ngoài đường chín đoạn, yêu cầu của Philippines giải quyết một số khu vực ít dứt khoát hơn mà Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển và vụ việc pháp lý sau đó đã không giải quyết hoàn toàn. Nếu hội đồng trọng tài quyết định vấn đề đó có thẩm quyền, và sau đó thấy có lợi cho Philippines, đây sẽ là một bước quan trọng trong việc đạt được một sự đồng thuận pháp lý rộng khắp về những gì luật pháp quốc tế phải lên tiếng về các khía cạnh quan trọng của vấn đề tranh chấp Biển Đông. Ngược lại, nếu nó quy định rằng mình không có thẩm quyền, đó sẽ là một trở ngại lớn cho mọi hy vọng rằng luật pháp quốc tế, chứ không phải là quyền lực, sẽ là cơ sở cho việc hình thành các hành vi của các bên liên quan đến tranh chấp Biển Đông.

Những giới hạn trong giải pháp pháp lý về chính sách:

Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển không có quy định về phương pháp xác định chủ quyền đối với các đảo ngoài khơi. Không có hiệp ước quốc tế điều chỉnh các vấn đề chủ quyền; thay vào đó, các quy định thông lệ quán quốc tế và pháp luật xét xử liên quan về việc giành được và để mất lãnh thổ lại có liên quan. Tranh chấp chủ quyền lãnh thổ không thể giải quyết được, tuy nhiên, trừ khi các quốc gia yêu cầu đạt được thỏa thuận với nhau, hoặc đồng ý đưa tranh chấp ra Tòa án quốc tế, cơ quan tư pháp hoặc một tòa án trọng tài quốc tế. Với sự nhạy cảm và phức tạp của các tranh chấp ở Biển Đông, điều này là không thể; Trung Quốc, khi tham gia Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển, đã làm như vậy với tuyên bố rằng sẽ không bị ràng buộc bởi bất kỳ cơ chế giải quyết tranh chấp quốc tế bắt buộc nào. Nhiều quốc gia khác cũng đưa đã đưa ra tuyên bố này.

  • Luật xét xử còn sót lại chưa dứt khoát về cách hiểu các quy định khác nhau của Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển. Đây là một thiếu sót đặc biệt liên quan khi phải thúc giục các bên tranh chấp Biển Đông khác nhau tuân theo luật pháp quốc tế. Một trong những vấn đề quan trọng nhất là làm thế nào để phân biệt về mặt pháp lý giữa một “hòn đảo” và “bãi đá”. Điều này rất quan trọng vì một “hòn đảo” có tỉ lệ 12-nm (hải lý) vùng lãnh hải và 200-nm EEZ, trong khi “bãi đá” có tỉ lệ vùng lãnh hải nhưng không có EEZ. Không có thỏa thuận pháp lý nào về việc địa vật nào đáp ứng được các điều khoản của Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 121 (3), tiêu chí trở thành một hòn đảo, nó phải có khả năng duy trì sự sống của con người hoặc có đời sống kinh tế riêng của mình. Một số ít tòa án, để giành được phán quyết, có thể phân tích rõ ràng về những vấn đề này nhưng đã từ chối. Không có biện pháp pháp lý rõ ràng để phân biệt giữa bãi đá và hòn đảo, và từ đó xác định khu vực hàng hải phù hợp. Kết quả là, hầu hết các quốc gia có các địa vật có thể được coi là bãi đá đã lợi dụng sự không chắc chắn này: họ đã đi trước và coi nó như các hòn đảo và tối đa hóa tiềm năng tài nguyên hàng hải bằng cách tuyên bố vùng đặc quyền kinh tế đối với các đảo này.
  • Phân định EEZ là một vấn đề lớn. Ngay cả khi toàn bộ tuyên bố chủ quyền đã đột nhiên được hòa giải, việc phân định các EEZ chồng chéo, xảy ra trên khắp các vùng Biển Đông, sẽ là một nhiệm vụ không kém khó khăn. Cuộc đối đầu giữa Trung Quốc và Việt Nam từ tháng 5 đến tháng 7 năm 2014 về giàn khoan dầu CNOOC HYSY 981 là một ví dụ điển hình về vấn đề EEZ chồng chéo. Giàn khoan được khoan trong EEZ của Việt Nam, nhưng EEZ từ quần đảo Hoàng Sa của Trung Quốc chiếm đóng trùng lặp với EEZ của Việt Nam. Giàn khoan đã được neo tại điểm trùng lặp này. Ngay cả khi Hà Nội đã công nhận tuyên bố của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa, sự chồng chéo EEZ sẽ vẫn phải được phân định để tránh tranh chấp. Cách duy nhất có thể sẽ không có tranh chấp là Trung Quốc từ bỏ quần đảo Hoàng Sa cho Việt Nam, vấn đề mà tất nhiên sẽ không xảy ra.
RELATED ARTICLES

Tin mới