Friday, December 27, 2024
Trang chủQuân sựMỹ lo ngại Nga có thể tấn công được tàu ngầm

Mỹ lo ngại Nga có thể tấn công được tàu ngầm

Dựa vào dự án phát triển tàu ngầm không người lái của Nga, Mỹ lo ngại Nga có thể tấn công các căn cứ chủ chốt của tàu ngầm Mỹ.

Tàu ngầm hạt nhân của Nga. (Nguồn: indiandefencereview.com)

Hãng tin Ria Novosti dẫn nguồn báo Washington Free Beacon (Mỹ) cho biết Lầu Năm Góc đã bày tỏ sự lo ngại trước việc Nga phát triển tàu ngầm không người lái, có thể mang đầu đạn cỡ siêu lớn.

Lầu Năm Góc đã đặt tên cho dự án phát triển này của Nga là “Canyon”.

Cho rằng, dự án này khó có thể tạo được một nguyên mẫu để thử nghiệm, nguồn tin trên báo nhấn mạnh: “Tàu ngầm không người lái này sẽ có tốc độ cao và tầm hoạt động xa.”

Viện trưởng Viện Nghiên cứu khoa học trung ương Kurs, ông Lev Klyachko đã thông báo về những nghiên cứu này trước đó.

Dự án mới này là một phần trong hoạt động hiện đại hóa lực lượng hạt nhân chiến lược Nga đang được xúc tiến. Canyon, theo tính năng kỹ thuật, có thể tấn công các căn cứ chủ chốt của tàu ngầm Mỹ.

Chuyên gia phân tích hải quân Norman Polmar cho rằng Canyon có thể được phát triển dựa trên ngư lôi hạt nhân T-15 của Liên Xô, mà trước đó ông từng đề cập tới trong một cuốn sách của mình.

Ông Polmar bình luận: “Hải quân Nga và lực lượng tiền nhiệm của họ, hạm đội Liên Xô, là những người cách tân trong lĩnh vực các hệ thống và vũ khí dưới nước” và tương đối tiên tiến trên thế giới về ngư lôi.

Trước đó, Mỹ cũng từng lo ngại Nga giám sát hải quân nước này khi một tàu nghiên cứu hải dương tên Yantar của Nga thường xuyên xuất hiện ở ngoài vùng biển quốc tế ở vịnh Kings, bang Georgia, cách bờ biển nước Mỹ khoảng 300 dặm (khoảng 483 km).

Bộ Quốc phòng Mỹ tin rằng, tàu Yantar đang tiến hành thu thập dữ liệu về cảm biến dưới nước và các thiết bị khác được sử dụng trên các tàu ngầm Mỹ.

Tàu nghiên cứu hải dương Yantar, thuộc Dự án 22010, được thiết kế để tiến hành các hoạt động nghiên cứu và cứu hộ tại các vùng biển sâu. Tàu dài 108,1m, rộng 17.2m, do Cục thiết kế hàng hải Almaz ở St. Petersburg thiết kế và phát triển.

Hệ thống động cơ đẩy của tàu bao gồm 2 chân vịt định bước cố định và 2 chân vịt mũi, giúp tàu có khả năng cơ động hơn. Tàu được trang bị các thiết bị hiện đại và mới nhất để tiến hành nghiên cứu và khảo sát âm học, sinh học, vật lý và địa vật lý.

Tàu Yantar có trọng lượng giãn nước 5.200 tấn, tốc độ tối đa đạt 15 hải lý/giờ, tầm hoạt động 8.000 hải lý (gần 15.000km), và được biên chế 60 thành viên phi hành đoàn.

Trên tàu được trang bị ít nhất 2 thiết bị lặn không người lái (AUV) nước sâu, mang tên Rus và Konsul.

Đây là hai thiết bị lặn quân sự nhỏ hơn chút ít so với tàu lặn Mirs nổi tiếng của Nga, nhưng lại có thể lặn sâu hơn. Trong các cuộc thử nghiệm, tàu lặn Konsul đã lặn sâu đến 6.270m.

RELATED ARTICLES

Tin mới