Friday, November 15, 2024
Trang chủNhìn ra thế giớiViệt Nam ô nhiễm môi trường đã báo động đỏ

Việt Nam ô nhiễm môi trường đã báo động đỏ

Đây là con số giật mình được Ngân hàng Thế giới (WB) chỉ ra trước tình trạng ô nhiêm mỗi trường ngày càng gia tăng ở Việt Nam. Câu chuyện “tăng trưởng xanh” được đặt ra rốt róng tại Hội thảo Các giải pháp tăng trưởng xanh được tổ chức sáng 15/9 tại Hà Nội.

Mỗi 24h, thêm 410 người bị ung thư vì ô nhiễm

Ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu (BĐKH), nước biển dâng… các cụm từ này nghe có vẻ mơ hồ, nhưng thưc chất nó đang hiện hữu trong đời sống hàng ngày, trực tiếp tác đông vào mỗi người chúng ta. Đợt mưa lũ lịch sử tại Quảng Ninh vừa qua cướp đi sinh mạng của 23 người và gây thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng, để lại những hậu quả nặng nề về môi trường lâu dài; tình trạng cá chết hàng loạt tại các bè ở Đồng Nai, báo động nước biển dâng hay thời tiết đang trở nên khắc nghiệt hơn… là những ví dụ minh chứng cho khả năng hủy diệt của thiên tai đối với đời sống con người.

Số liệu thống kê của Ngân hàng Thế giới (WB) đã chỉ rõ, tình trạng ô nhiễm môi trường tại Việt Nam gây thiệt hại đến 5% tổng sản phẩm nội địa GDP hằng năm. Ngoài khoản thiệt hại chung như trên, hằng năm, Việt Nam còn phải chi ra 780 triệu USD cho công tác chữa trị những chứng bệnh do ô nhiễm môi trường gây nên, chi phí trực tiếp cho việc khám chữa bệnh tả, thương hàn, lỵ và sốt rét khoảng 400 tỷ đồng.

Cũng theo WB thì ở Việt Nam có đến 80% những ca bệnh lỵ và tiêu chảy đều do nguồn nước ô nhiễm mà ra. Trong bốn năm qua, có đến 6 triệu trường hợp bệnh lỵ và tiêu chảy là có liên quan đến nguồn nước ô nhiễm.

Số liệu của Bộ Y tế cũng cho thấy tình trạng ô nhiễm môi trường gây ra những hiểm họa khôn lường cho sức khỏe và thu nhập của người dân. Trung bình mỗi năm có khoảng 9.000 ca tử vong liên quan đến nguồn nước và điều kiện vệ sinh kém, và hàng chục ngàn người mắc các bệnh liên quan đến hô hấp, hệ tiêu hóa do hít phải khí thải ô nhiễm. Đáng lo ngại nhất trong những năm gần đây, số người mắc các bệnh ung thư do tiếp xúc phải chất thải ô nhiễm liên tục gia tăng, khoảng 150.000 người/năm.

Tỷ lệ số người bị các bệnh hô hấp ở các địa phương có trình độ phát triển hơn, bị ô nhiễm không khí hơn, như TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Hà Nội, Hải Phòng…, cao hơn từ 4 đến 5 lần so với các địa phương kém phát triển như Bắc Kạn, Điện Biên. Đáng lo ngại hơn, Tổ chức Y tế thế giới vừa qua đã chính thức công bố, ô nhiễm không khí đã và đang là nguyên nhân gia tăng số người mắc các bệnh về ung thư

Tăng trưởng xanh- lối thoát của kinh tế Việt Nam

Tại Hội thảo về các giải pháp tăng trưởng xanh, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cho biết căn cứ trên Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh đến 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Việt Nam xác định 3 nhiệm vụ chiến lược: Giảm phát thải nhà kính và thúc đẩy năng lượng sạch, tái tạo; xanh hóa sản xuất, xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững. Phó Thủ tướng cho rằng Chiến lược đòi hỏi cần có nhiều chính sách, hành động cụ thể để đạt được mục tiêu đề ra.

Trong đó, cần nhấn mạnh vào công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về hướng tăng trưởng xanh trong mọi cấp, trong nhân dân. Đồng thời, đổi mới, hoàn thiện pháp luật, cơ chế, chính sách theo hướng đồng bộ với chủ trương tái cấu trúc nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng; cải cách thể chế để hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện tái cấu trúc và đổi mới công nghệ.

Phó Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành, địa phương nghiên cứu, đề xuất giải pháp đột phá trình Chính phủ để thu hút tốt hơn các nguồn lực, thực hiện áp dụng hình thức hợp tác công-tư trong lĩnh vực đầu tư xanh, cũng như xây dựng các cơ chế, giải pháp tranh thủ nguồn lực trong nước và quốc tế cho tăng trưởng xanh…

“Tăng trưởng xanh là xu hướng phát triển của thế giới và là lối thoát của kinh tế Việt Nam”- Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải

Ở Việt Nam, thiên tai đang ngày càng gia tăng cả về quy mô cũng như chu kỳ lặp lại, từ đó làm mất đi nhiều thành quả của quá trình phát triển kinh tế-xã hội của cả nước. Báo cáo kết quả nghiên cứu về tính dễ bị tổn thương do BĐKH của tổ chức DARA International (năm 2012) chỉ ra rằng, BĐKH có thể làm Việt Nam thiệt hại khoảng 15 tỉ USD mỗi năm, tương đương khoảng 5% GDP. Nếu Việt Nam không có giải pháp ứng phó kịp thời, thiệt hại do BĐKH ước tính có thể lên đến 11% GDP vào năm 2030…

RELATED ARTICLES

Tin mới