Mỹ vừa công bố “Khái niệm tác chiến tương lai không quân”, sắp công bố máy bay LRSB có trần bay cao, hành trình xa, tàng hình, đối kháng điện tử mạnh.
Không quân Mỹ công bố khái niệm tác chiến tương lai đến năm 2035
Tờ “Tin tức khoa học công nghệ quốc phòng Trung Quốc” ngày 17 tháng 9 dẫn trang mạng Không quân Mỹ ngày 15 tháng 9 đưa tin, Không quân Mỹ ngày 15 tháng 9 đã chính thức công bố văn kiện “Khái niệm tác chiến tương lai không quân”.
Văn kiện này dài 48 trang, do Tư lệnh Không quân Mỹ Deborah Lee James và Tham mưu trưởng Không quân Mỹ, thượng tướng Welsh cùng ký, là văn kiện mới nhất trong một loạt hệ thống văn kiện chiến lược dùng để chỉ đạo tổ chức, huấn luyện và sắp xếp trang bị của quân chủng này.
Nó thống nhất với văn kiện chiến lược 30 năm tới “Không quân Mỹ: Tương lai vẫy gọi” và văn kiện chiến lược 20 năm tới “Quy hoạch chung chiến lược Không quân Mỹ” công bố trước đó của Không quân Mỹ. Văn kiện này dành cho các nhà hoạch định của Không quân Mỹ.
Nó trả lời vấn đề “Không quân Mỹ sẽ đi về đâu”. Văn kiện này đã mô tả chỉ đạo chiến lược thực hiện “Không quân Mỹ: Tương lai vẫy gọi” và “Quy hoạch chung chiến lược Không quân Mỹ” và diện mạo 20 năm sau (năm 2035) của Không quân Mỹ.
Văn kiện này đã cung cấp một triển vọng hành động tương lai để cung cấp bối cảnh phát triển, khái niệm của nó dùng để kiểm tra, thử nghiệm, giám định và đánh giá, mục đích là xác nhận chúng và/hoặc đề xuất thay thế tốt hơn, chứ không phải nhận biết khả năng, chương trình kế hoạch và trang bị cụ thể.
Máy bay ném bom chiến lược B-52 Mỹ |
Văn kiện này đã giải thích làm thế nào binh sĩ Không quân Mỹ có “tính nhanh nhạy”, đề xuất sứ mệnh cốt lõi của Không quân Mỹ vào năm 2035 là chỉ huy và kiểm soát nhiều khu vực (M-DC2), tự thích ứng với khu vực tác chiến (ADC),
giám sát và trinh sát tình báo thống nhất toàn cầu (GIISR), cơ động toàn cầu nhanh chóng (RGM) và tấn công chính xác toàn cầu (GPS), đã mô tả vận dụng tính nhanh nhạy trong 5 sứ mệnh cốt lõi.
Văn kiện này đã cho thấy sứ mệnh cốt lõi không ngừng thay đổi của Không quân Mỹ trong 20 năm tới, là một bộ phận của lực lượng liên hợp, liên ngành hoặc đa quốc gia,
hoặc độc lập hỗ trợ cho các mục tiêu an ninh quốc gia Mỹ, cung cấp cảnh giới toàn cầu, vươn tới toàn cầu và lực lượng toàn cầu nhanh và hiệu quả cao trong môi trường hành động chiến lược và chiến dịch tương lai.
Mỹ sắp công khai máy bay ném bom thế hệ mới với 4 đặc trưng nổi bật
Tân Hoa xã Trung Quốc ngày 20 tháng 9 đưa tin, nói đến lực lượng đường không của Mỹ, không ít người sẽ nghĩ đến một loạt máy bay chiến đấu tiên tiến. Từ máy bay chiến đấu thế hệ thứ ba F-16, F-18 đến máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư F-22 và F-35, chúng đều đã đại diện cho trình độ đứng đầu của máy bay chiến đấu trong thời đại của chúng.
Ý tưởng máy bay ném bom tấn công tầm xa của Công ty Northrop Grumman Mỹ |
Nhưng, nếu nói đến máy bay ném bom, từ máy bay ném bom tàng hình B-2 đưa vào hoạt động ở thập kỷ 90 thế kỷ trước đến nay, trong thời gian gần 20 năm, Không quân Mỹ không có sản phẩm mới ra đời.
Hãng tin AFP Pháp cho rằng, trong vài tuần tới, Quân đội Mỹ sẽ công bố phương án cuối cùng của máy bay ném bom tầm xa thế hệ mới (LRSB). Mỹ dự định chế tạo 80 – 100 máy bay ném bom tầm xa mới để thay thế máy bay ném bom tương đối cũ B-52 và B-1S.
Liên quan đến vấn đề này, David Deptula – cựu chủ nhiệm Viện nghiên cứu Mitchell, Hiệp hội Không quân Mỹ gần đây cho rằng, số lượng mua sắm dự kiến như trên là quá ít. Không quân Mỹ cần mua 174 máy bay ném bom thế hệ mới để thay thế các máy bay ném bom cũ, bảo đảm thực hiện chiến lược an ninh quốc gia – PV.
Không chỉ là máy bay ném bom
Trong giai đoạn hiện nay, ngoài máy bay ném bom tàng hình B-2, hai loại máy bay ném bom thường dùng khác của Không quân Mỹ đã từng bước lão hóa. Được biết, tuổi thọ bình quân của máy bay B-52 hiện có của Mỹ là 51 năm, còn tuổi thọ bình quân của B1 là 29 năm.
Hiện nay, Không quân Mỹ có tổng cộng 76 máy bay ném bom B-52S và 62 máy bay ném bom B-1S đang hoạt động.
Phương án máy bay ném bom tàng hình tấn công tầm xa của Công ty Lockheed Martin Mỹ |
Chuyên gia quân sự Mỹ cho rằng, máy bay ném bom tầm xa thế hệ mới cần có 4 đặc trưng rõ rệt: Trần bay cao, hành trình xa, có thể tàng hình, năng lực đối kháng điện tử mạnh.
Máy bay ném bom bay được cao có thể né tránh hiệu quả đánh chặn trên không của máy bay chiến đấu và tên lửa phòng không mặt đất, hơn nữa, một khi được lắp bộ cảm biến tiên tiến, còn có thể kiêm thêm nhiệm vụ trinh sát ở tầm cao.
Quân đội Mỹ hy vọng, máy bay ném bom thế hệ mới có thể tiến hành tiếp dầu trên không, tiếp tục tăng thời gian hoạt động trên không và hành trình, đồng thời có thể gây nhiễu tín hiệu điện tử của lực lượng đánh chặn đối phương, tăng cường năng lực sống sót khi không chiến.
Nhà phân tích Richard Aboulafia của Tập đoàn Teal Mỹ (Teal Group) cho rằng, máy bay ném bom thế hệ mới có thể áp dụng thiết kế không cánh đuôi như B-2 và áp dụng tuần tra cận âm để nâng cao hành trình và tính năng tàng hình.
“Không người lái” có rủi ro
Trước đây, có truyền thông phỏng đoán, máy bay ném bom tầm xa thế hệ mới của Quân đội Mỹ có thể có chức năng không người lái.
Phương án máy bay ném bom có người lái thế hệ mới của Công ty Northrop Grumman Mỹ |
Tuy nhiên, Richard Aboulafia cho rằng, đưa vào chức năng không người lái sẽ có rủi ro, kéo theo nó là phải tạo lập cơ chế “tự hủy” của máy bay ném bom. Một khi tiến hành kiểm soát tầm xa máy bay ném bom, có nghĩa là có khả năng bị “đánh cắp”.
“Phi công là bảo hiểm rẻ nhất” – Richard Aboulafia nói.
Chính thức biên chế còn xa
Theo kế hoạch của Quân đội Mỹ, việc bay thử của máy bay ném bom tầm xa thế hệ mới sẽ tiến hành vào giữa thập niên 2020, muốn trang bị cho quân đội ít nhất cần đợi đến thập niên 2030.
Điều này có nghĩa là, “lão quái vật” của Không quân Mỹ vẫn cần tiếp tục phục vụ. Để tiếp tục chờ đợi máy bay ném bom tầm xa thế hệ mới, Không quân Mỹ đã kéo dài thời gian phục vụ của các máy bay ném bom B-52 và B-1 đến năm 2040.
Hiện nay, hai đối thủ đang cạnh tranh phương án cuối cùng của máy bay ném bom tầm xa thế hệ mới, hy vọng có được hợp đồng dự tính lên tới 73 tỷ USD này. Một bên là đội ngũ liên doanh của Công ty Boeing và Công ty Lockheed Martin, một bên là Công ty Northrop Grumman.
Máy bay ném bom chiến lược B-52 và B-2 hiện có của Không quân Mỹ |