Friday, March 29, 2024
Trang chủBiển nóngPhilippines tranh luận việc có nên mời quân đội Mỹ quay trở...

Philippines tranh luận việc có nên mời quân đội Mỹ quay trở lại cảng Subic

Washington đã tỏ ra thất vọng trước sự chậm trễ của Philippines trong việc thực hiện các thỏa thuận.

The Straits Times ngày 21/9 đưa tin, một phần tư thế kỷ trước các nhà lập pháp Philippines đã “trục xuất” quân đội Hoa Kỳ khỏi Subic – tiền đồn lớn nhất của Mỹ ở Biển Đông và tuyên bố không bao giờ cho phép quân đội Mỹ quay trở lại. Nhưng đứng trước việc Trung Quốc ngày càng bành trướng và đe dọa đến an ninh quốc gia, Philippines buộc phải cân nhắc có nên mời quân đội Mỹ quay trở lại hay không.

Manila cũng yêu cầu Washington giúp đỡ hàng trăm triệu USD để tăng cường năng lực quân sự cho mình, một quân đội yếu nhất châu Á. Sự thay đổi này chỉ là một dấu hiệu của tính toán chiến lược trong khu vực khi ông Tập Cận Bình tìm cách củng cố tuyên bố chủ quyền vô lý, phi pháp với hầu như toàn bộ Biển Đông bằng thủ đoạn bồi lấp, xây dựng và quân sự hóa đảo nhân tạo (bất hợp pháp).

Các quan chức Mỹ phản đối hoạt động xây dựng, quân sự hóa đảo nhân tạo trên vùng biển (Trung Quốc nhảy vào) tranh chấp, và dự kiến vấn đề này sẽ được đặt ra trên bàn nghị sự giữa ông Tập Cận Bình với Tổng thống Mỹ Barack Obama khi ông Bình sang thăm Hoa Kỳ. Trong lúc Trung Quốc tăng tốc xây dựng bất hợp pháp, Mỹ đang nỗ lực phối hợp một phản ứng chung ở châu Á, nơi nhiều nước không biết phải đẩy lùi sự bành trướng của Trung Quốc như thế nào.

Năm ngoái chính phủ Philippines đã ký một thỏa thuận với Mỹ cho quân đội Hoa Kỳ mang vũ khí, binh lính đồn trú luân phiên trong các căn cứ của nước này trong vòng 10 năm, bao gồm cả vịnh Subic và căn cứ không quân Clark gần đó. Nhưng văn bản này vẫn phải đối mặt với những thách thức pháp lý từ hiến pháp của Philippines.

Hiện tại người Philippines đang mâu thuẫn trong việc có nên mời Mỹ quay trở lại hay không bởi sự khuếch đại mối lo ngại về độc lập cũng như lo Trung Quốc có thể phản ứng mạnh. Washington đã tỏ ra thất vọng trước sự chậm trễ của Philippines trong việc thực hiện các thỏa thuận này mà ông Obama đã phô trương trong chuyến đi Manila năm ngoái.

Hiệp ước quốc phòng mở rộng Mỹ – Philippines dự kiến sẽ được Tòa án Tối cao Philippines tuyên bố phù hợp với Hiến pháp hay không sớm nhất cũng phải cuối năm nay. Nếu thuận lợi, nó sẽ cung cấp cho Mỹ khả năng hoạt động ngay trên bờ Biển Đông, cách các đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng dưới 800 km.

Trong một động thái có liên quan, ngày 16/9 Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter cho biết Washington đang nỗ lực chuẩn bị đối phó với một cuộc xung đột tiềm ẩn với Trung Quốc ở Biển Đông, hãng tin Itar Tass của Nga cho biết. Ông khẳng định rằng không quân Hoa Kỳ đã được giao vũ khí chiến lược làm phương tiện để chống lại sự bành trướng của Trung Quốc.

RELATED ARTICLES

Tin mới